Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chương trình địa phương (phần văn)

Lý thuyết Ngữ văn 8: Chương trình địa phương (phần văn) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu, điều tra về đối tượng

- Đến tham quan: quan sát kĩ về vị trí địa lí, phạm vi khuôn viên từ bao quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.

- Tìm hiểu di tích cảnh quan bằng cách hỏi han, trò chuyện với những người trông coi để biết lịch sử hình thành, tu tạo, phát triển, lễ hội,...

- Tìm đọc sách báo, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ,... có liên quan đế danh lam, di tích.

2/ Dàn ý bài Chương trình địa phương (phần văn)

a/ Mở bài

Giới thiệu danh lam di tích, vai trò của danh lam di tích đối với đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương, vùng miền hoặc đất nước.

b/ Thân bài

- Giới thiệu từng đặc điểm của danh lam.

- Theo trình tự không gian

+ Từ ngoài vào trong, từ xa đến gần.

+ Từ địa lí đến lịch sử, phong tục, lễ hội.

- Theo trình tự thời gian: Quá trình trùng tu, tôn tạo, xây dựng và phát triển,...

- Tình hình hiện nay và những vấn đề cần giải quyết: chống xuống cấp, giữ gìn cảnh quan môi trường, đầu tư mạnh dạn để thu hút khách du lịch,...

c/ Kết bài

- Vai trò và ý nghĩa lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh.

- Tình cảm của bản thân: tự hào, hãnh diện trước những di tích thắng cảnh vô giá của quê hương, có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển danh lam thắng cảnh.

3/ Giới thiệu di tích thắng cảnh địa phương

Đề bài: Thuyết minh về chùa Hương.

Mùa xuân khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan cũng là lúc nhiều lễ hội dân gian ở nước ta tưng bừng vào hội. Hội xuân là thời điểm cuốn hút nhất n người ta đi chùa, tham gia lễ hội để thể hiện lòng thành tâm, cầu an cho cả năm đồng thời có dịp hòa mình vào những lễ hội đậm sắc văn hóa dân tộc.

Người việt tin rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về chốn tâm linh sau những năm tháng vất vả trong cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ để cảm nhận được sự giao hòa của đất trời khi vào xuân. Cửa chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang cùng mùi thơm của khói hương, hoa lễ luôn làm cho tâm hồn con người thanh bình đến lạ. Và có thể bắt gặp hình ảnh dòng người Việt hành hương về cõi phật khi mùa xuân về.

Chùa Hương đã trở thành một địa chỉ quen thuộc trong tâm linh của du khách trong nước và quốc tế.

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn Hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương. một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh. Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội.

Ngày mùng 6 tháng giêng là ngày khai hội Chùa Hương, lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội .

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo, tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó. Nó trở lên lung linh sinh động và nhiều màu sắc, chính điều đó đã tạo lên một nét văn hóa của dân tộc đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nó đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi tới Chùa Hương, để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương. Trước một danh thắng như vậy các vị vua chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục. Năm 1770 khi chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích (Nam Thiên Đệ Nhất Động) động đẹp nhất trời nam, và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đè bút như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu. Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương.

Giờ đây Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật. của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay.

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Chương trình địa phương (phần văn) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về tổng hợp các phần văn thuộc địa phương mình được sử dụng trong nền văn học nước ta...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Chương trình địa phương (phần văn). Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé.

Đánh giá bài viết
1 588
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ Văn 8

    Xem thêm