Chuyên đề Sinh học 12 - Chương 1: Cá thể và quần thể sinh học

Bài tập trắc nghiệm Cá thể và quần thể sinh học có đáp án

Chuyên đề Sinh học 12 - Chương 1: Cá thể và quần thể sinh học gồm hơn 60 câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh nắm chắc được kiến thức chương 1 phần 7 sinh thái học SGK Sinh học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo để ngày càng học tập tốt hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

CHƯƠNG 1: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

I. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

1. Môi trường sống

- Là phần không bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

- Mỗi loài sinh vật có những đặc điểm thích nghi về hình thái, sinh lý– sinh thái và tập tính với môi trường sống đặc trưng. Chẳng hạn, sống trong nước, cá thường có thân hình thoi, có vẩy hay da trần được phủ bởi chất nhờn, có vây bơi. Những động vật sống trên tán cây có chi dài, leo trèo giỏi (khỉ, vượn) hay có màng da nối liền thân với các chi để “bay” chuyền từ tán cây này sang tán cây khác (sóc bay, cầy bay)…

- Các loại môi trường:

Môi trường đất gồm các lớp đất sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sống.

Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sinh sống của phần lớn sinh vật trên trái đất.

Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thủy sinh.

Môi trường sinh vật gồm có thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh.

2.Nhân tố sinh thái

- Là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

- Các nhóm nhân tố sinh thái:

Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.

3. Giới hạn sinh thái

- Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái của môi trường mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

- Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.

4. So sánh nơi ở và ổ sinh thái

- Nơi ở là địa điểm cư trú của loài.

- Ổ sinh thái là cách sinh sống của loài đó, là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

Ý nghĩa của việc phân ổ sinh thái

Trong thiên nhiên, các loài có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau. Những loài có ổ sinh thái giao nhau, khi phần giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt, dẫn đến có thể loại trừ nhau, tức là loài thua cuộc hoặc bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân hóa ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.

...................

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Giới hạn sinh thái là:

A. Khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.

B. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.

C. Là khoảng không gian sinh thái ở đó chứa đựng tất cả các nhân tố sinh thái cùng tác động qua lại với nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian.

D. Là giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian.

Câu 2. Cho các phát biểu nói về giới hạn sinh thái là:

1. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.

2. Cơ thể còn non và cơ thể trưởng thành nhưng có trạng thái sinh lý thay đổi đều có giới hạn sinh thái hẹp.

3. Khoảng chống chịu là khoảng giá trị thuộc giới hạn sinh thái, tuy nhiên các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý của sinh vật.

4. Loài phân bố càng rộng thì giới hạn sinh thái càng hẹp.

5. Xác định nhân tố sinh thái nhằm tạo điều kiện cho việc di nhập giống vật nuôi cây trồng từ vùng này sang vùng khác.

6. Loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng gần xích đạo.

Số phát biểu đúng là:

A. 3                    B. 2                    C. 1                      D. 4

Câu 3. Những nội dung nào sau đây là đúng?

1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.

2. Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.

3. Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng.

4. Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt.

5. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của sinh vật.

A. (1), (2), (4), (5) B. (1), (2) C. (1), (4), (5) D. (3), (2), (4)

Câu 4. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật?

1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.

2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lý.

3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng.

4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật.

A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)

Câu 5. Khi nói đến kích thước quần thể, khẳng định nào sau đây không chính xác?

A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa, và giá trị này là khác nhau giữa các loài.

B. Khi kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu, khả năng sinh sản của các cá thể giảm sút.

C. Kích thước quần thể chính là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

D. Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa thì khả năng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

Câu 6. Quần thể sẽ tăng trưởng kích thước theo đồ thị dạng chữ J trong điều kiện:

A. Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, sự di cư theo mùa thường xuyên xảy ra.

B. Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, hạn chế khả năng sinh sản của quần thể.

C. Khả năng cung cấp điều kiện sống đầy đủ, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu phát triển của quần thể.

D. Điều kiện thức ăn đầy đủ, không gian cư trú bị giới hạn gây nên sự biến động số lượng cá thể.

Câu 7. Ngày nay thường xuất hiện hiện tượng khai thác quá mức các loài động vật, thực vật quí hiếm khiến số lượng cá thể giảm xuống mức báo động dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng cá thể của quần thể ở mức thấp là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy vong vì:

A. Kích thước quần thể quá nhỏ dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, dẫn đến biến động di truyền, làm nghèo vốn gen của quần thể.

B. Kích thước quần thể quá nhỏ dẫn đến sự suy giảm di nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền.

C. Số lượng cá thể của quần thể quá ít dẫn đến nguy cơ xuất cư sang quần thể khác.

D. Số lượng cá thể quá ít làm tăng giao phối cận huyết, tăng dần số alen lặn có hại.

Câu 8. Có 1200 cá thể chim, để 1200 cá thể chim này trở thành một quần thể thì cần bao nhiêu điều kiện trong những điều kiện dưới đây:

1. Cùng sống với nhau trong một khoảng thời gian dài.

2. Các cá thể chim này phải cùng một loài.

3. Cùng sống trong một môi trường vào một khoảng thời điểm xác định.

4. Có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ.

Số điều kiện cần là:

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 9. Điều nào sau đây không đúng với quần thể tăng trưởng theo đường cong hàm số mũ?

A. Kích thước quần thể nhỏ.

B. Khả năng thích nghi cao phục hồi quần thể một cách nhanh chóng.

C. Chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh.

D. Tuổi thọ thấp, tập tính chăm sóc con non kém.

Câu 10. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối liền với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mới quan hệ:

A. Cạnh tranh cùng loài                  B. Hỗ trợ cùng loài

C. Cộng sinh                                   D. Hỗ trợ khác loài

Câu 11. Những phát biểu không đúng khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

1. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.

2. Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

3. Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.

4. Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm.

5. Do điều kiện bất lợi nên cạnh tranh cùng loài được coi là ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của loài.

A. (1), (2), (4), (5)                    B. (1), (2), (3)              C. (2), (4), (5)            D. (2), (3), (5)

......................

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về TẠI ĐÂY nhé.

VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Chuyên đề Sinh học 12 - Chương 1: Cá thể và quần thể sinh học, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Đánh giá bài viết
1 864
Sắp xếp theo

Chuyên đề Sinh 12

Xem thêm