Có nên lau dọn ban thờ thường xuyên

Những lưu ý khi lau dọn ban thờ

Có nên lau dọn bàn thờ thường xuyên hay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều quý bạn đọc. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ cùng các bạn cách lau dọn ban thờ đúng cách và bao lâu dọn ban thờ 1 lần để các bạn cùng tham khảo.

Cách vệ sinh bàn thờ để không bị động tài, tán lộc.

Bàn thờ là nơi thiêng liêng nhất trong căn nhà và mang lại may mắn cho gia chủ theo văn hóa tâm linh của người phương Đông. Do vậy, vệ sinh bàn thờ cũng như bộ đồ thờ cúng không phải là việc đơn giản nếu bạn không hiểu rõ cách làm. Vì vậy dọn dẹp bàn thờ đúng cách là việc hết sức quan trọng mà ai cũng nên biết.

Vậy bao lâu thì nên lau dọn bàn thờ một lần, có nên lau dọn bàn thờ thường xuyên hay không?

Theo các nhà tâm linh thì khoảng 2 đến 3 tháng hãy lau dọn bàn thờ một lần. Đặc biệt không lau dọn tổng thể bàn thờ như dịp cuối năm mà chỉ cần bao sái bàn thờ thôi. Vậy bao sái là gì? Có thể có nhiều bạn trẻ sẽ không biết thuật ngữ trên. Bao sái là cách nói nhà Phật về việc vệ sinh bát hương vào các dịp cuối năm và 23 hàng tháng. Tiếp theo, chúng ta không nên lau dọn thường xuyên bàn thờ vì khu vực đặt bát hương rất cần tụ khí. Theo ý nghĩa tâm linh, nếu đụng chạm liên tục thì không hề tốt chút nào, và có thể xê dịch vị trí đặt bát hương là điều tối kị trong thờ cúng. Còn bình thường khi thắp hương, chúng ta chỉ nên vệ sinh bàn thờ cho sạch sẽ, không để màng nhện hoặc bụi bẩn dầy đặc trên đồ thờ cúng và bàn thờ là được.

Cách vệ sinh bàn thờ

Để vệ sinh bàn thờ một cách chuẩn mực chúng ta nên cần thận làm theo các bước sau và lưu ý những điều tối kị khi vệ sinh bàn thờ.

Theo Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cho biết, trước khi vệ sinh bàn thờ, người bao sái cần tắm rửa sạch sẽ và dịp này chỉ nên lau sạch bộ đồ thờ cúng trên bàn thờ như chân nến, đèn thờ và không làm tổng thể như dịp tết. Và lưu ý không được di chuyển bát hương vì gia tiên sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu.

Việc lau dọn bàn thờ, bạn không nên dùng nước lã để vệ sinh mà nên dùng nước bao sái bàn thờ.

Nước bao sái bàn thờ là loại nước gồm 5 loại thảo dược pha trộn lẫn nhau gồm: đinh hương, quế, hồi, bạch đàn, gỗ vang. Hoặc nếu bạn không có thì có thể dùng rượu pha lẫn với vài nát gừng để tẩy uế và làm sạch đồ thờ cúng. Để bào chế nước bao sái bàn thờ bạn cho 5 loại thảo dược trên hòa lẫn với 1,5 lít nước, rồi đun sôi cho kỹ. Sau đó để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bộ đồ thờ cúng và bàn thờ.

Bạn có thể tùy chỉnh công thức pha chế nước bao sái trên sao cho phù hợp với kích cỡ bàn thờ và diện tích lau dọn để hợp lý nhất. Nếu muốn mùi thơm hơn thì có thể tăng thêm nguyên liệu hoặc đun lâu hơn cho nước đặc hơn. Việc bao sái bàn thờ không nhất thiết phải gia chủ làm mà ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên nên làm cẩn thận và tỉ mỉ để tránh vỡ đồ thờ cúng và các vật dụng khác bày trên bàn thờ.

Có nên lau dọn ban thờ thường xuyên

Một thông tin thú vị nữa về việc trong khi lau dọn bát hương mà rất nhiều người quan tâm. Đó là theo nhà nghiên cứu tại Viện Phật học, có người cho rặng việc chặt chân bát hương khi bát hương đầy sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Nhưng cũng có ý nghĩa trái chiều đó là phải rút sạch chân hương, bao sái sạch sẽ để bát hương không che mắt thần linh, gia tiên thì mới phù hộ được cho con cháu. Còn theo các chuyên gia tâm linh thì lại cho rằng việc tỉa chân hương có thể làm thường xuyên vào dịp cuối tháng để bàn thờ luôn sạch sẽ và tránh hỏa hoạn.

Sau khi dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ sẽ đến bước đặt lại đồ thờ cúng lên bàn thờ. Để chu đáo nhất trước khi đặt đồ thờ lên bàn thờ, các bạn nên dùng 7 tờ tiền vàng đốt rồi hơ 4 phía của bàn thờ như trên dưới trái phải. Sau khi đặt đồ thờ lên bàn thờ, chúng ta sẽ thắp 3 nén hương và vái lậy lần nữa.

Nếu quý khách cẩn thận hơn, có thể làm lễ khai quang bằng cách đốt tiếp 7 tờ tiền vàng và hơ 4 hướng của bàn thờ như ở trên. Tiếp theo đốt thêm 7 tờ tiền vàng nữa để khai quang làm sạch tại các vị trí đặt bài vị, bát hương, sau đó mới đặt đồ thờ cúng vào đúng chỗ. Tổng cộng chúng ta sẽ đốt tất cả 21 tờ tiền vàng trước và sau khi đặt bộ đồ thờ lên bàn thờ vào đúng vị trí.

Trên đây là một số chia sẻ của VnDoc về việc có nên lau dọn ban thờ thường xuyên không, hy vọng các thông tin này hữu ích đối với các bạn. Ngoài ra dịp cuối năm cũng là thơi điểm thích hợp để ta bao sái bát hương, các bạn có thể chọn ngày đẹp để dọn dẹp ban thờ. Thích hợp nhất vẫn là dọn dẹp ban thờ sau ngày cúng ông công ông táo, vì lúc này các vị thần linh đã đi vắng là thời điểm thích hợp để làm sạch ban thờ chuẩn bị cho lễ cúng tất niênlễ giao thừa.

Đánh giá bài viết
1 1.185
Sắp xếp theo

    Tết Nguyên Đán 2024

    Xem thêm