Con chó Bấc – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Con chó Bấc – G.Lân-đơn – Văn học nước ngoài

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Con chó Bấc – G.Lân-đơn – Văn học nước ngoài – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Qua bài ta thấy được những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân-đơn khi viết về những con chó, qua đó cho ta bài học về tình yêu động vật. Dưới đây là tài liệu mời các bạn tham khảo

1. Văn bản Con chó Bấc trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) của Giắc Lân-đơn kể về Bấc, một con chó bị bắt đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ đến khi gặp Thoóc-tơn – một người chủ có tình yêu thương loài vật, nó được cảm hoá và hết lòng yêu quý chủ. Sau khi Thoóc-tơn chết, Bấc đã bỏ đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang. Tiểu thuyết đề cao tình yêu thương như một sức mạnh thiêng liêng gắn kết con người với thế giới. Đoạn trích nói về tình yêu thương của Thoóc-tơn với Bấc và tình cảm đặc biệt của Bấc với chủ.

Tình yêu thương, lòng nhân từ của Thoóc-tơn dành cho con chó Bấc:

+ Thoóc-tơn đã cứu sống Bấc và là một ông chủ lí tưởng. Các ông chủ khác chăm sóc chó vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh, còn Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh “như thể chúng là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ, tình cảm và cách đối xử, Thoóc-tơn coi Bấc như một đồng loại, một người bạn.

+ Các biểu hiện tình cảm đặc biệt của Thoóc-tơn với Bấc: chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào; những cử chỉ thân mật, âu yếm như túm chặt lấy đầu Bấc dựa vào đầu mình rồi đẩy tới đẩy lui; những tiếng rủa của Thoóc-tơn là những lời nói nựng âu yếm. Trước những cử chỉ của Bấc đáp lại tình cảm của ông chủ (miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời), Thoóc-tơn đã thốt lên đầy thán phục và yêu mến: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy”.

Tình cảm đặc biệt của Bấc đối với Thoóc-tơn:

+ Từ khi gặp Thoóc-tơn, ở Bấc nảy sinh những tình cảm mới mà trước kia nó chưa hề cảm thấy, đó là “tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt”.

+ Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn có những biểu hiện thật đặc biệt: khác với Xơ-kít, Ních, “Bấc có cái tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu”.

+ Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn là tình cảm mang tính chất tôn thờ, ngưỡng mộ: “Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc thay đổi trên nét mặt”…

+ Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn ngoài sự tôn thờ còn là lòng biết ơn bởi Thoóc-tơn đã cứu sống nó, đã tái sinh nó. “Nó sợThoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó”, bởi thế, nó thường thức giấc đột ngột trong đêm, “trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”.

Miêu tả tình cảm của Thoóc-tơn với chú chó Bấc và tình cảm đặc biệt của Bấc với Thoóc-tơn, tác giả thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và tình yêu thương loài vật, truyền những tình cảm ấy đến người đọc.

2. Đặc sắc về nghệ thuật

Tài quan sát, trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn khi miêu tả loài vật: Tác giả không dùng cách nhân hoá để miêu tả loài vật (như trong truyện ngụ ngôn, đồng thoại), nhưng người kể chuyện ở đây có thể thâm nhập, thấu hiểu cả “tâm hồn” loài vật, nói lên cả những ” ý nghĩ’’ thầm kín của Bấc: “trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy”, nó “thấy không gì vui sướng bằng”, “nó tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể”. Bấc còn nằm mơ nữa: “ngay cả ban đêm, trong giấc mơ nó củng bị nỗi lo sợ ám ảnh”. Việc miêu tả “thế giới tâm hồn” của Bấc đã thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời và tình yêu thương loài vật của tác giả. Những biểu hiện tình cảm của Ních, Xơ-kít, Bấc với Thoóc-tơn tuy đều là những biểu hiện tình cảm của loài chó với chủ, nhưng mỗi con lại có cách biểu hiện riêng.

Bố cục, cách dẫn dắt mạch kể họp lí. Mở đầu, giới thiệu cho biết ở Bấc nảy nở tình yêu thương đặc biệt đối với Thoóc-tơn; phần tiếp theo kể về tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc, tưởng như mạch kể bị lạc, nhưng chính là để dẫn tới phần thứ ba, cũng là phần trọng tâm: tình cảm đặc biệt của Bấc với chủ.

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn bài Con chó Bấc– G.Lân-đơn – Văn học nước ngoài – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt Ngữ văn lớp 9, chuẩn bị tốt cho kì thi HSG lớp 9 sắp tới

.......................................................................

Ngoài Con chó Bấc– G.Lân-đơn – Văn học nước ngoài – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
1 92
Sắp xếp theo

    Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

    Xem thêm