Công nghệ 10 bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết môn Công nghệ lớp 10: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập môn Công nghệ 10 hiệu quả hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Công nghệ 10 bài 40

I. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

1/ Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản

- Duy trì đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản.

- Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng

- Tạo điều kiện cho việc bảo quản

- Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

- Người ta thường bảo quản nông, lâm, thủy sản trong các kho silô, kho thông thường, kho lạnh....

2/ Mục đích ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản

- Duy trì, nâng cao chất lượng

- Thuận lợi cho công tác bảo quản

- Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng .

II. Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản

- Là lương thực thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người

Ví dụ:

- Lâm sản: là nguyên liệu cho 1 số ngành công nghiệp chế biến

- Chứa nhiều nước

- Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng

Nông, thủy sản

Lâm sản

Ví dụ

- Lúa, ngô, khoai, sắn, bắp cải, su hào, tôm, thịt, trứng, …

- Gỗ, mây, tre, tinh dầu, …

Đặc điểm chung

- Nước chiếm tỉ lệ cao,
- Chứa nhiều chất dinh dưỡng, như đạm, chất béo, tinh bột và đường.
- Dễ bị dập nát, VSV xâm nhiễm gây thối hỏng.
- Là nguồn thực phẩm, nguyên liệu chế biến thực phẩm hoặc làm giống.

- Nước chiếm tỉ lệ ít hơn
- Chứa chủ yếu là chất xơ.
- Dễ bị mối mọt xâm nhập gây hư hỏng.
- Là nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như giấy, đồ gỗ gia dụng, mĩ nghệ,…

III. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông lâm thuỷ sản trong quá trình bảo quản

- Độ ẩm không khí cao vượt quá giới hạn cho phép làm cho sản phẩm ẩm trở lại thuận lợi cho vi sinh vật và côn trùng phát triển

- Độ ẩm cho phép bảo quản thóc gạo là 70 -80%, rau quả tươi là 85 - 90%

- Nhiệt độ không khí tăng thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật và côn trùng gây hại, thúc đẩy các phản ứng sinh hóa của sản phẩm đánh thức quá trình ngủ nghỉ của hạt, làm giảm chất lượng sản phẩm.

- Các sinh vật gây hại như chuột, vi sinh vật, nấm, sâu bọ...Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi chúng phát triển nhanh, xâm nhập và phá hoại nông- lâm- thuỷ sản

Yếu tố

Cơ chế tác động

Độ ẩm không khí

- Độ ẩm không khí cao làm cho nông, lâm, thủy sản khô bị ẩm trở lại.
- Khi quá giới hạn độ ẩm cho phép sẽ tạo điều kiện cho VSV, côn trùng phát triển, phá hoại.

Nhiệt độ môi trường

- Nhiệt độ tăng lên làm tăng hoạt động của VSV nên nông, lâm, thủy sản dễ bị thối, hỏng.
- Nhiệt độ tăng làm quá trình sinh hóa (hô hấp, …) tăng mạnh => nông, lâm, thủy sản bị nóng lên, chất lượng bị giảm sút.

Sinh vật gây hại

- Khi gặp điều kiện thuận lợi, các sinh vật gây hại sẽ phát triển mạnh, chúng dễ dàng xâm nhập và gây hại nông, lâm, thủy sản.

* Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

- Biết được đặc điểm cơ bản của nông, lâm, thuỷ sản và ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong bảo quản và chế biến.

- Biết được tầm quan trọng của việc bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản và có ý thức vận dụng vào đời sống hàng ngày

B/ Trắc nghiệm Công nghệ 10 bài 40

Câu 1: Hoạt động nào là bảo quản nông, lâm, thủy sản?

  1. Sấy khô thóc
  2. Làm bánh chưng
  3. Làm thịt hộp
  4. Muối dưa cà

Câu 2: Hoạt động nào là chế biến nông, lâm, thủy sản?

  1. Cất khoai trong chum
  2. Ngâm tre dưới nước
  3. Làm măng ớt
  4. Tất cả đều đúng

Câu 3: Phơi sấy nông sản nhằm mục đích chính

  1. Diệt vi sinh vật gây hại
  2. Tăng chất lượng
  3. Tăng khối lượng
  4. Đưa về độ ẩm an toàn.

Câu 4: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của nông, thủy sản?

  1. Chứa nhiều chất dinh dưỡng
  2. Chủ yếu chứa chất xơ, ít nước.
  3. Dễ bị dập nát, vi sinh vật xâm nhập.
  4. Nước chiếm tỷ lệ cao.

Câu 5: Trong quá trình bảo quản, nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến nông, lâm, thủy sản

  1. Dễ bị thối, hỏng.
  2. Chất lượng bị giảm sút.
  3. Làm cho nông, lâm, thủy sản bị nóng lên.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

A

B

D

-------------------------------------------------------------

Với nội dung bài Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản dưới đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững về đặc điểm, ý nghĩa và mục đích của việc bảo quản và chế biến nông, lâm thủy sản...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản. Các bạn học sinh một số tài liệu tham khảo như: Công nghệ lớp 10, Giải bài tập Công nghệ 10, Giải SBT Công nghệ 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 7.214
Sắp xếp theo

    Công nghệ 10

    Xem thêm