Công thức, cách tính ROA, REO, ROS - Tỷ suất sinh lời

Khi phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, các bài phân tích thường đưa ra hai hệ số là tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Vậy ý nghĩa và cách tính của 2 chỉ tiêu này như thế nào?

Rất đơn giản, khi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thường xem xét hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE). Về cơ bản, hai chỉ tiêu ROA và ROE càng cao càng tốt, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao. Và bài viết này vforum sẽ đi kỹ hơn vào các vấn đề liên quan đến tỷ suất sinh lời đó là ROA là gì? REO là gì? ROS là gì? Công thức ROA? Công thức REO? Công thức ROS? Cách tính ROA, REO, ROS - Tỷ suất sinh lời? Sau đây hãy cùng VnDoc.com tìm hiểu nhé.

1. ROS là gì? Công thức tính ROS?

ROS là từ viết tắt của tỷ lệ doanh lợi trên doanh thu

Công thức ROS là:

ROS = Lãi ròng (Lợi nhuận thuần, lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế) / Doanh thu thuần

2. ROA là gì? Công thức tính ROA?

ROA là từ viết tắt của tỷ lệ doanh lợi trên tổng tài sản. (còn gọi là suất sinh lời của tài sản)

Công thức ROA là:

ROA = Lãi ròng (Lợi nhuận thuần, lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế) / Tổng tài sản

Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

3. ROE là gì? Công thức tính ROE?

ROE là từ viết tắt của tỷ lệ doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (còn gọi là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu)

Công thức ROE là:

ROE = Thu nhập ròng (Lợi nhuận thuần, lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế)/Vốn chủ sở hữu(hay vốn cổ phần)

Chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh.

4. Cách tính ROA, REO, ROS - Tỷ suất sinh lời?

Ta có một số công thức sau:

FL (Financial Leverage) là đòn bẩy tài chính

Công thức FL là: FL = 1 + (Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu)

Với công thức của FL thêm với công thức của ROE và ROA sau khi biến đổi ta sẽ có công thức tính ROE như sau:

ROE = ROA x FL tức là: ROE = (Lãi ròng/Tổng tài sản) x (1 + (Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu))

Ví dụ:

Có 2 công ty cùng kinh doanh khu vui chơi + dịch vụ giải trí, có tên là Thiên Thanh và Thiên Tân.

- Công ty Thiên Thanh có nợ phải trả là 5 tỷ và vốn chủ sở hữu là 20 tỷ; Công ty Thiên Tân có nợ phải trả là 15 tỷ và vốn chủ sở hữu là 10 tỷ.

- Lãi ròng thu được trong năm là: 10 tỷ đồng (Thiên Thanh và Thiên Tân có lãi như nhau)

- Tổng tài sản là 25 tỷ đồng (Thiên Thanh và Thiên Tân có tổng tài sản đưa vào kinh doanh như nhau)

Như vậy: ROA = Lãi ròng / Tổng tài sản = 10 tỷ / 25 tỷ = 40%

Nói cách khác là cứ 10 đồng tài sản sử dụng cho kinh doanh thì sẽ thu được 4 đồng lãi/năm (Thiên Thanh và Thiên Tân sử dụng tài sản để kinh doanh tốt như nhau).

Vậy thì mua cổ phiếu của công ty nào đây? Chúng ta sẽ tiếp tục so sánh ROE thôi !

ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu

- ROE (Thiên Thanh) = 10 tỷ / 20 tỷ = 50%

- ROE (Thiên Tân) = 10 tỷ / 10 tỷ = 100%

Thiên Thanh lãi 50% vốn, Thiên Tân lãi 100% vốn

Với kết quả trên thì Thiên Tân ngon hơn Thiên Thanh, vì: ROE (Thiên Tân) > ROE (Thiên Thanh) mà.

tiếp nhé:

Vì ROA của 2 công ty là như nhau nên ta có: ( cho nên mình sẽ lấy công thức tính FL và quan hệ của ROE với ROA & FL ở trên)

ROE (Thiên Tân) = ROA x FL (Thiên Thanh) = 40% x (1 + (5/20)) = 50%

ROE (Thiên Tân) = ROA x FL (Thiên Tân) = 40% x (1 + (15/10)) = 100%

Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng lớn đến lãi; Vay nợ càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao

Thế nhưng các bạn hãy nhớ 2 trường hợp sau đây:

Trong trường hợp rủi ro công ty bị phá sản thì các chủ nợ sẽ được thu hồi vốn trước, các bạn là người bỏ vốn tham gia sở hữu công ty thì sẽ được chi trả sau cùng. Nếu đã bán hết tài sản mà cũng chỉ đủ trả nợ thì các bạn “thua”

Trường hợp năm nay các chú dân quân ở phường kiểm tra dữ quá không làm ăn gì được, lãi ròng chỉ đủ trả lãi vay thì các bạn cũng “thua”

Lưu ý:

+ ROE và ROA mà cao thì càng tốt thôi nhưng thực ra các nước trên thế giới có nhiều kinh nghiệm cho rằng, hai chỉ số này cứ trên 20% là ngon rồi tất nhiên càng cáo càng tốt rồi. Nhưng có điều lãi cao tỉ thuận thuận phải rủi ro cao đấy các bạn phải lưu ý.

+ Thực tế ROE và ROA trên 20% là có thể tạm chấp nhận và đầu tư được...nhưng các bạn phải quay ra tính thằng EPS (Lãi/số cổ phiếu) và PE (giá/cổ phiếu) cái. Các doanh nhân nhiều kinh nghiệm cũng tuyên đoán PE tầm 20 là tạm ổn, đừng tham quá nhé.

Trên đây là bài viết về ROA là gì? REO là gì? ROS là gì? Công thức ROA? Công thức REO? Công thức ROS? Cách tính ROA, REO, ROS - Tỷ suất sinh lời? Mong rằng sẽ giúp độc giả của VnDoc.com có thêm nhiều kiến thức về tỷ suất sinh lời.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục hỏi đáp thắc mắc trong mục tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 3.705
Sắp xếp theo

Hỏi - Đáp thắc mắc

Xem thêm