Công thức hóa học của xăng

Công thức hóa học của xăng được VnDoc tổng hợp, biên soạn nội dung đưa ra giúp giải đáp các câu hỏi thắc mắc như xăng là gì, công thức cấu tạo của xăng như thế nào.... Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Khái niệm về Xăng

Xăng (tiếng Anh: gasoline) là một chất lỏng dễ cháy có nguồn gốc từ dầu mỏ, được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu trong hầu hết các động cơ đốt trong. Nó bao gồm chủ yếu là các hợp chất hữu cơ thu được từ quá trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ, được tăng cường với nhiều loại phụ gia.

II. Thành phần cấu tạo công thức hóa học của xăng

Xăng là hỗn hợp của các chất hydrocarbon không thơm (aliphatic hydrocarbon). Nói cách khác, xăng là nhóm hợp chất hữu cơ có công thức phân tử CnH2n+2, gồm mạch cacbon thẳng chứa từ 7 – 11 nguyên tử C, và các nguyên tử hyđrogen.

Khi chúng ta đốt xăng cháy hoàn toàn, trong điều kiện đủ oxigen, nó sẽ tạo ra khí cacbonic (CO2) từ các nguyên tử C, và hơi nước (H2O) từ các nguyên tử H, đồng thời phản ứng cháy này sẽ tỏa ra rất nhiều nhiệt.

III. Nguồn gốc của xăng

Xăng là sản phẩm của quá trình chưng cất dầu thô.

Dầu thô được khoan và bơm lên từ lòng đất, là một chất lỏng hơi sệt, màu nâu sẫm, nó là một hỗn hợp của rất nhiều loại hyđrocarbon có công thức cấu tạo khác nhau.

Mỗi loại hydrocarbon có chiều dài và cấu tạo phân tử khác nhau sẽ có các tính chất hóa, lý khác nhau. Mạch cacbon càng dài, trọng lượng phân tử càng lớn hơn.

Hợp chất hydrocarbon có từ 1 đến 4 nguyên tử C như Metan (CH4), Etan (C2H6), Propan (C3H8), và Butan (C4H10) là các chất khí ở nhiệt độ thường. Với số nguyên tử C từ 5 – 18, là các hydrocarbon ở dạng lỏng.

Với số nguyên tử C ≥ 19, hợp chất hydrocarbon là các chất rắn ở nhiệt độ thường. Tất nhiên chúng ta dễ suy luận là các hydrocarbon có mạch cacbon càng dài sẽ có độ sôi càng cao.

IV. Tìm hiểu thành phần bản chất một số xăng

1. Xăng A92 II là gì?

Ý nghĩa của II: nghĩa là từ viết trong trong quy chuẩn quốc gia QCVN 01: 2015 áp dụng qui định cho các loại xăng không chì RON 90, RON 92 và RON 95.

92 là hệ số chống kích nổ Octan (O = 92)
Còn chữ A thì là chữ viết đầu tiên trong cụm từ: ASTM (ASTM là một tên gọi của hệ thống tiêu chuẩn của Mỹ) ví dụ ở VN gọi hệ thống tiêu chuẩn bắt đầu bằng TCVN....

2. Xăng A95 là gì

95 là hệ số chống kích nổ Octan (O = 95)
Còn chữ A thì là chữ viết đầu tiên trong cụm từ: ASTM (ASTM là một tên gọi của hệ thống tiêu chuẩn của Mỹ) ví dụ ở VN gọi hệ thống tiêu chuẩn bắt đầu bằng TCVN....

3. Tỷ số nén Octan

Là tỷ số nén của động cơ xe chạy.
Tỉ số nén cao (khoảng 9:1 đến 11:1) thì nên sử dụng xăng A95.
Còn tỷ số nén nhỏ hơn thì sử dụng xăng A92 chạy.
Chính vì vậy xe tay ga có tỷ số nén cao hơn xe số nên ta thường dùng xăng A95 cho xe tay ga để xe chạy tốt hơn.
Còn xe số tỷ số nén thấp hơn nên ta dùng xăng A92

4. Xăng sinh học E5 là gì?

4.1. Xăng E5 hay còn gọi với cái tên gasohol là hỗn hợp bao gồm 95% xăng không chì và 5% ethanol nhiên liệu biến tính với nồng độ 97%. Nói một cách ngắn gọn, xăng E5 là xăng A95 có pha 5% cồn sinh học.

Do cồn có octan cao nên khi pha vào xăng sẽ làm tăng chỉ số octan cho hỗn hợp nhiên liệu. Octan này giúp làm giảm hiện tượng kích nổ, tăng hiệu suất cháy, làm cho động cơ chạy êm, tăng tuổi thọ máy móc.

Với lượng khí thải ra môi trường ít hơn với các xăng truyền thống nên xăng nay đang được áp dụng ở nhiều nơi trên đất nước ta.

4.2. Sử dụng xăng này có tốt không?

Xăng pha chì gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người, chì tích tụ trong cơ thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và thận.

Trong khi đó, xăng E5 có hàm lượng oxygen cao hơn xăng thông dụng, nên quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn, giúp tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu các chất độc hại trong khí thải động cơ và khả năng tăng tốc của xe cũng tốt hơn.
Ngoài ra, khí thải từ động cơ sẽ ít hơn so với các loại xe sử dụng xăng dầu thông thường, với mức giảm lượng khí thải carbon oxide từ 20-30%.

4.3. Xăng E5 ra sao?

Xăng E5 có màu nâu xỉn, theo 1 số cây xăng màu của nó làm 1 số người tiêu dùng phản cảm.

Xăng E5 đã đạt được 50,3% xu hướng chấp nhận sử dụng.

Xăng chi phí thấp, giá thành rẻ nên nó là lợi thế cho việc phát triển sản xuất xăng sinh học.

5. Đi xe máy thì nên đổ loại xăng nào?

Trên thị trường hiện nay có 2 loại xăng là RON-95 và E5 RON-92. Hiểu đơn giản, chỉ số 92 và 95 mang ý nghĩa biểu thị khả năng chống kích nổ, chỉ số càng lớn thì khả năng chống kích nổ càng cao.

Kích nổ là hiện tượng xăng tự bốc cháy trước khi được đốt cháy bởi bugi, xảy ra ở cuối kỳ nén. Xe có tỉ số nén càng lớn yêu cầu phải sử dụng loại xăng có chỉ số kích nổ càng cao. Nếu động cơ thường xuyên bị hiện tượng kích nổ sẽ làm công suất của xe giảm đi và nghiêm trọng hơn có thể làm tay dên bị cong thậm chí là gẫy tay dên.

Honda Airblade 125 có tỉ số nén 11:1, được xếp vào nhóm xe nên dùng xăng A95

Đối với những xe có tỉ số nén từ 10:1 trở lên đều được nhà sản xuất khuyên nên sử dụng xăng RON-95 nhằm tránh hiện tượng kích nổ. Còn với loại xăng A92, các xe gắn máy có tỷ số nén từ 7:1 đến 10:1.

Đối với những xe máy thông thường như Honda Wave, Super Dream, Yamaha Nouvo, Jupiter, Sirius, Exciter, Mio, hay Suzuki Viva, Hayate và những mẫu xe có tỉ số nén nhỏ hơn 11:1 có thể yên tâm sử dụng xăng A92.

Honda Dream tỉ số nén 9,0:1 được xếp vào nhóm xe nên dùng xăng A92

Riêng với các dòng xe tay ga cao cấp như Honda SH, Spacy hay các dòng xe của Piaggio, Vespa các nhà sản xuất thường khuyến cáo người sử dụng nên đổ xăng A95.

Sử dụng đúng loại xăng là việc nên làm giúp xe ít bị hỏng, động cơ hoạt động bền bỉ và êm ái hơn. Nhưng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan như người đi xe có thường xuyên bảo dưỡng hay không, thay dầu nhớt đúng loại, định kỳ theo hướng dẫn.

................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn tài liệu rất hữu ích giúp bạn đọc tìm hiểu Công thức hóa học của xăng cũng như giải đáp các thắc mắc về xăng, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Hóa lớp 12, Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 10.

Đánh giá bài viết
7 29.661
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học 11

    Xem thêm