Công thức tính chu vi đa giác

Cách tính chu vi đa giác

Công thức tính chu vi đa giác là nội dung chính trong bài viết này. Trong toán học, mỗi loại hình sẽ có đặc điểm nhận dạng và các công thức tính toán khác nhau. VnDoc sẽ cung cấp cho các bạn khái niệm, công thức tính chu vi hình đa giác và ví dụ đơn giản, dễ hiểu nhất về cách tính chu vi đa giác. Mời các bạn tham khảo

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tính chu vi đa giác cũng như các kiến thức liên quan đến đa giác để bạn đọc hiểu rõ và dễ dàng hơn trong việc giải các bài tập hình học có liên quan đến đa giác, mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây của chúng tôi.

Công thức tính chu vi đa giác

Các tính chu vi đa giác

Đa Giác là gì? Khái niệm chu Vi của đa giác

1. Định nghĩa

- Đa giác là một đường gấp khúc phẳng khép kín bao gồm các đoạn thẳng nối tiếp nhau (mỗi điểm nối là đầu mút của hai đoạn thẳng) cùng thuộc một mặt phẳng và kín.

2. Chu vi đa giác

- Là độ dài đường bao quanh hình đa giác đó. Công thức tính chu vi của đa giác đơn giản

- Chu vi của đa giác được tính bằng tổng độ dài các cạnh.

- Các đa giác thường gặp: Tam giác (3 cạnh), tứ giác (4 cạnh), ngũ giác (5 cạnh), lục giác (6 cạnh).…

- Công thức tổng quát cho đa giác n cạnh:

P = a1 + a2 + a3 + ... + an

Với:

P: Kí hiệu chu vi

a1, a2, a3, ... an: các cạnh của đa giác

* Ví Dụ Minh Họa: Tính chu vi đa giác, biết độ dài các cạnh lần lượt như sau:

a) 3 m, 4 m, 6 m

b) 10 cm, 11 cm, 14 cm, 16 cm

c) 2,5 dm; 3,1 dm; 3,5 dm; 4,3 dm; 5 dm

Hướng Dẫn Làm Bài: Dạng bài tập này tương đối đơn giản, các em chỉ cần thay số vào công thức tính chu vi như trên là có thể tính ra chu vi của đa giác.

* Gợi ý đáp án:

a) Đáp số: 13 m

b) Đáp số: 51 cm

c) Đáp số: 18,4 dm

Các kiến thức mở rộng liên quan đến đa giác

Bên cạnh việc giới thiệu cách tính chu vi đa giác, chúng tôi cũng cung cấp thêm một vài khái niệm, kiến thức khá hữu ích phục vụ việc giải toán cho các em trong phạm vi nội dung đa giác

- Hình đa giác là phần mặt phẳng giới hạn bởi đường đa giác.

- Cạnh của đa giác: Đoạn thẳng trên các đường gấp khúc.

+ Hai cạnh kề nhau: Hai cạnh có chung một đỉnh của đa giác.

- Đỉnh của đa giác: Điểm tiếp nối giữa hai cạnh.

- Đường chéo của đa giác: Đoạn thẳng nối hai đỉnh đa giác không nằm kiền kề nhau.

- Các loại đa giác:

+ Đa giác lồi: Đa giác thuộc về một phía của đường thẳng chứa cạnh bất kì của đa giác.

+ Đa giác lõm: Đa giác thuộc hai phía của ít nhất một đường thẳng chứa cạnh nào đó.

+ Đa giác đơn: Đa giác mà các cạnh chỉ có thể cắt nhau ở các đỉnh, không có hai cạnh không kề cắt nhau.

+ Đa giác không đơn: Đa giác mà hai cạnh không kề nhau cắt nhau.

Các nội dung trên đây đều là những kiến thức hết sức cơ bản và cần thiết trong quá trình giải hình học dành cho các em học sinh, hi vọng với những kiến thức đó sẽ hỗ trợ các bạn phần nào khi làm bài tập tính toán chu vi đa giác. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm cách tính chu vi chi tiết của các khối hình học như chu vi tam giác, chu vi tứ giác,... hay tính diện tích tam giác, diện tích hình bình hành,...ở các bài viết khác của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
1 3.150
Sắp xếp theo

    Học tập

    Xem thêm