Công thức tính NPV

Cách tính giá trị hiện tại thuần

Trong thế giới kinh doanh, giá trị hiện tại thuần (hay còn gọi là NPV) là một trong những công cụ hữu ích nhất để bạn có thể đưa ra quyết định tài chính. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ cho bạn cách tính NPV hay cách tính giá trị hiện tại thuần.

Thông thường, NPV được dùng để ước lượng xem liệu một giá trị tài sản thu mua hoặc đầu tư có đáng giá trong thời gian dài, hơn là chỉ đơn giản đầu tư số tiền tương đương vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Mặc dù thường được sử dụng trong thế giới tài chính doanh nghiệp, nó còn được dùng cho mục đích hằng ngày.

Công thức tính NPV

Nói chung, bạn có thể tính NPV theo công thức:

Công thức tính NPV

NPV = ⨊(P/ (1+i)t ) – C,

Trong đó P = Dòng tiền thu vào tại thời gian cụ thể

i = Tỷ lệ chiết khấu (hoặc tỷ lệ hoàn vốn)

t = Thời gian tính dòng tiền

C = Chi phí đầu tư Ban đầu.

Cách tính giá trị hiện tại thuần

Tính toán NPV

1. Xác định chi phí đầu tư ban đầu

Đây chính là “C” của công thức trên. Trong thế giới kinh doanh, giá trị tài sản thu mua và đầu tư thường nhằm mục đích kiếm tiền trong thời gian dài. Loại hình đầu tư này thường sở hữu chi phí đầu tư ban đầu – thường là giá trị của tài sản được mua.

Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn kinh doanh một quầy bán nước chanh nhỏ. Bạn đang cân nhắc mua máy ép để tiết kiệm thời gian và công sức thay vì dùng tay để vắt chanh. Nếu máy ép có giá $100, thì $100 này chính là khoản đầu tư ban đầu của bạn.

2. Xác định khoảng thời gian để phân tích

Đây chính là “t” trong công thức trên. Như đã nói ở trên, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư nhằm mục đích kiếm tiền trong thời gian dài. Để tính NPV cho khoản đầu tư của bạn, bạn cần phải xác định khoảng thời gian cụ thể khi bạn tiến hành xác định xem liệu bạn có thu lại được vốn từ khoản đầu tư này hay không. Khoảng thời gian này có thể được tính theo nhiều đơn vị thời gian, nhưng hầu hết mọi tính toán tài chính sẽ dùng đơn vị năm.

Trong ví dụ về quầy nước chanh của chúng ta ở trên, giả sử như chúng ta đã nghiên cứu về chiếc máy ép mà chúng ta dự định mua trực tuyến. Theo phần lớn nhận xét của người dùng, máy chạy tốt, nhưng thường bị hư sau khoảng ba năm. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ sử dụng ba năm là khoảng thời gian tính toán NPV để xác định xem liệu chiếc máy ép có giúp bạn thu lại số tiền vốn ban đầu trước khi bị hỏng hay không.

3. Ước lượng dòng tiền thu vào cho từng thời điểm

Đây là “P” trong công thức trên. Bạn cần phải ước lượng xem liệu khoản đầu tư của bạn sẽ cung cấp cho bạn bao nhiêu tiền trong suốt thời điểm nó giúp bạn kiếm tiền. Lượng tiền này (còn gọi là "dòng tiền vào") có thể là những con số cụ thể, đã biết trước, hoặc có thể ước lượng.[2] Trong trường hợp sau, thỉnh thoảng, doanh nghiệp và công ty tài chính sẽ cống hiến rất nhiều thời gian và công sức để đưa ra ước tính chính xác, thuê chuyên gia kinh doanh, nhà phân tích, v.v.

Tiếp tục với ví dụ về quầy bán nước chanh. Dựa trên năng suất làm việc trong quá khứ và ước tính tốt nhất về tương lai của bạn, bạn cho rằng sử dụng chiếc máy ép giá $100 sẽ đem lại cho bạn thêm $50 trong năm đầu tiên, $40 trong năm thứ hai, và $30 trong năm thứ ba bằng cách giảm thiểu thời gian nhân viên dùng để ép chanh (và từ đó, tiết kiệm chi phí thanh toán tiền lương cho bạn). Trong trường hợp này, bạn hy vọng dòng tiền mà bạn thu vào sẽ là: $50 trong năm thứ 1, $40 trong năm thứ 2, và $30 trong năm thứ 3.

4. Xác định tỷ lệ chiết khấu phù hợp

Đây chính là giá trị “i” trong công thức trên. Nói chung, trong hiện tại, khoản tiền có sẵn của bạn sẽ có giá trị nhiều hơn trong tương lai. Nguyên nhân là vì bạn có thể gửi tiết kiệm khoản tiền bạn có trong hiện tại và thu lợi nhuận theo thời gian. Nói cách khác, sở hữu $10 ngày hôm nay vẫn tốt hơn là $10 sau 1 năm vì bạn có thể đầu tư $10 hiện tại và thu được nhiều hơn $10 trong vòng 1 năm. Để tính toán NPV, bạn cần phải biết rõ tỷ lệ lãi suất của tài khoản đầu tư hoặc cơ hội có mức độ rủi ro tương tự như khoản đầu tư bạn đang phân tích. Nó được gọi là "tỷ lệ chiết khấu" và được thể hiện dưới dạng số thập phân, hơn là phần trăm.[3]

Trong tài chính doanh nghiệp, chi phí vốn trung bình của một doanh nghiệp thường được sử dụng để xác định tỷ lệ chiết khấu. Trong tình huống đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng tỷ lệ hoàn vốn từ khoản tiền tiết kiệm, đầu tư cổ phiếu, v.v mà bạn có thể đầu tư thay vì tiến hành theo đuổi khoản đầu tư bạn đang phân tích.

Quay về với ví dụ về quầy bán nước chanh của chúng ta, nếu bạn không mua chiếc máy ép, bạn sẽ đầu tư số tiền đó vào thị trường cổ phiếu, nơi mà bạn có thể cảm thấy tự tin rằng khoản tiền của bạn sẽ đem lại lợi nhuận 4% mỗi năm. Trong trường hợp này, 0.04' (số thập phân của 4%) là tỷ lệ chiết khấu chúng ta sử dụng trong tính toán của mình.

5. Chiết khấu dòng tiền thu vào

Tiếp theo, chúng ta sẽ tính toán giá trị của dòng tiền thu vào cho từng thời kỳ mà chúng ta phân tích so với khoản tiền chúng ta kiếm được từ khoản đầu tư thay thế trong cùng một thời điểm. Điều này được gọi là "chiết khấu" dòng tiền và được tính toán thông qua công thức đơn giản P / (1 + i)t, trong đó P là giá trị dòng tiền, i là tỷ lệ chiết khấu, và t là thời gian. Chúng ta chưa cần quan tâm đến khoản đầu tư ban đầu – chúng ta sẽ sử dụng nó ở bước tiếp theo.

Tiếp tục với ví dụ về quầy nước chanh, chúng ta đang phân tích với khoảng thời gian là ba năm, vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng công thức ba lần. Bạn có thể tính toán dòng tiền chiết khấu hằng năm như sau:

Năm Một: 50 / (1 + 0.04)1 = 50 / (1 .04) = $48.08

Năm Hai: 40 / (1 +0.04)2 = 40 / 1.082 = $36.98

Năm Ba: 30 / (1 +0.04)3 = 30 / 1.125 = $26.67

6. Tính tổng dòng tiền chiết khấu và trừ đi khoản đầu tư ban đầu

Cuối cùng, để tính NPV của dự án, tài sản thu mua, hoặc khoản đầu tư mà bạn đang phân tích, bạn cần phải cộng tất cả mọi dòng tiền chiết khấu và trừ đi khoản đầu tư ban đầu. Giá trị mà bạn nhận được sẽ là giá trị NPV - số tiền khoản đầu tư của bạn sẽ đem lại so với khoản đầu tư thay thế khác cung cấp cho bạn tỷ lệ chiết khấu. Nói cách khác, nếu đây là số dương, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn là khi bạn sử dụng nó cho khoản đầu tư thay thế khác, như 4% giả thiết mà bạn có thể kiếm được từ thị trường cổ phiếu trong ví dụ trên. Nếu đây là số âm, bạn sẽ kiếm ít tiền hơn.

Đối với ví dụ về quầy nước chanh của chúng ta, giá trị NPV cuối cùng của dự án mua máy ép sẽ là:

48.08 + 36.98 + 26.67 - 100 = $11.73

7. Xác định xem liệu bạn có nên đầu tư hay không

Nhìn chung, nếu khoản đầu tư của bạn có giá trị NPV là số dương, thì nó sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn là tiêu tiền vào khoản đầu tư thay thế khác và bạn nên chấp nhận nó. Nếu giá trị NPV là số âm, tốt nhất bạn nên đầu tư tiền vào nơi khác, và nên loại bỏ khoản đầu tư mà bạn đang dự định thực hiện. Bạn nên nhớ rằng đây chỉ là những nguyên tắc chung – trong thực tế, bạn thường sẽ phải tập trung nhiều hơn vào quá trình xác định xem liệu một khoản đầu tư nào đó có phải là ý tưởng khôn ngoan hay không.

Trong ví dụ về quầy nước chanh, NPV là $11.73. Vì đây là số dương, chúng ta có thể quyết định mua máy ép.

Cần nhớ rằng điều này không có nghĩa là máy ép nước chanh sẽ chỉ đem lại cho bạn $11.73. Thật ra, nó có nghĩa là máy ép sẽ mang đến cho bạn tỷ suất sinh lời 4% hằng năm, cộng thêm $11.73. Nói cách khác, nó sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn khoản đầu tư thay thế khác là $11.73.

Sử dụng phương trình NPV

1. So sách cơ hội đầu tư thông qua giá trị NPV

Tính toán giá trị NPV cho nhiều cơ hội đầu tư cho phép bạn dễ dàng so sánh các phương pháp đầu tư của mình để xác định xem liệu phương pháp nào có giá trị hơn. Nói chung, khoản đầu tư với giá trị NPV cao nhất sẽ có giá trị nhất vì nó đem lại lợi nhuận nhiều nhất. Vì lý do này, trước tiên, bạn nên theo đuổi khoản đầu tư có giá trị NPV cao nhất (giả sử rằng bạn không có đủ nguồn lực để tiến hành mọi biện pháp đầu tư có giá trị NPV dương).

Ví dụ như chúng ta có ba cơ hội đầu tư. Một cơ hội có giá trị NPV là $150, một là $45, và một -$10. Trong tình huống này, chúng ta sẽ theo đuổi khoản đầu tư $150 trước tiên vì nó sở hữu giá trị NPV cao nhất. Nếu có đủ nguồn lực, chúng ta có thể tiến hành thêm khoản đầu tư $45 thứ hai vì nó ít giá trị hơn. Chúng ta không nên thực hiện khoản đầu tư -$10 vì với giá trị NPV âm, nó sẽ không đem lại nhiều lợi nhuận cho bạn hơn là đầu tư vào thứ khác với mức độ rủi ro tương tự.

2. Sử dụng công thức PV = FV / (1+i)t để tìm giá trị hiện tại và tương lai

Đây là phương trình đã được biến đổi đôi chút từ công thức NPV chuẩn, bạn có thể nhanh chóng xác định xem khoản tiền hiện tại sẽ có giá trị như thế nào trong tương lai (hoặc khoản tiền trong tương lai sẽ có giá trị như thế nào trong hiện tại). Chỉ cần dùng công thức PV = FV / (1+i)t, trong đó i là tỷ lệ chiết khấu, t là khoảng thời gian phân tích, FV là giá trị tiền trong tương lai, và PV là giá trị hiện tại. Nếu bạn đã biết i, t, và FV hoặc PV, sẽ khá đơn giản để tìm biến số cuối cùng.

Ví dụ như chúng ta muốn biết xem liệu $1,000 sẽ có giá trị như thế nào trong 5 năm. Nếu chúng ta biết rằng ít nhất chúng ta sẽ thu được khoảng 2% lợi nhuận từ khoản tiền này, chúng ta sẽ dùng 0.02 cho i, 5 cho t, và 1,000 cho PV, sau đó tìm FV như sau:

1,000 = FV / (1+0.02)5

1,000 = FV / (1.02)5

1,000 = FV / 1.104

1,000 x 1.104 = FV = $1,104.

3. Nghiên cứu phương pháp định giá để tìm giá trị NPV chính xác hơn

Sự chính xác của việc tính toán NPV cơ bản dựa trên mức độ chính xác của giá trị tỷ lệ chiết khấu và dòng tiền thu vào trong tương lai. Nếu tỷ lệ chiết khấu gần giống với tỷ lệ hoàn vốn thật sự bạn có thể nhận được từ việc bỏ tiền vào khoản đầu tư thay thế sở hữu rủi ro tương tự, và dòng tiền thu vào trong tương lai gần giống với khoản tiền mà bạn thực sự thu được từ khoản đầu tư của mình, giá trị NPV của bạn sẽ khá chính xác.

Lời khuyên

Cần nhớ rằng có thể vẫn còn có yếu tố phi tài chính khác (như vấn đề môi trường hoặc xã hội) mà bạn nên cân nhắc khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào.

Bạn cũng có thể tính NPV bằng cách sử dụng máy tính tài chính hoặc bảng tính NPV, chúng khá hữu dụng nếu bạn không có sẵn máy tính để tính toán dòng tiền chiết khấu.

Cảnh báo

Tránh đưa ra quyết định tài chính mà không cân nhắc về giá trị tiền tệ theo thời gian.

Đánh giá bài viết
1 4.774
Sắp xếp theo

    Hỏi đáp học tập

    Xem thêm