Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cường độ dòng điện

Chuyên đề Vật lý lớp 7: Cường độ dòng điện được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Cường độ dòng điện

- Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.

- Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I.

- Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A.

- Đối với cường độ dòng điện có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA.

1 A = 1000 mA 1 mA = 0,001 A

2. Dụng cụ đo cường độ dòng điện

- Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là Ampe kế.

- Cách nhận biết ampe kế:

+ Nếu trên mặt ampe kế có ghi chữ A thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị A (hình 2.1).

+ Nếu trên mặt ampe kế ghi chữ mA thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị mA (hình 2.2).

chuyên đề vật lý 7

- Kí hiệu vẽ Ampe kế là:

chuyên đề vật lý 7

3. Đo cường độ dòng điện

Khi sử dụng ampe kế cần lưu ý:

- Chọn ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với giá trị cần đo.

- Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) và đi ra chốt (-) của ampe kế (tức là chốt (+) của ampe kế mắc về phía cực dương của nguồn điện còn chốt (-) của ampe kế mắc về phía cực âm của nguồn điện).

chuyên đề vật lý 7

- Số chỉ của ampe kế mắc trong một mạch điện chính là giá trị của cường độ dòng điện trong mạch đó.

- Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của ampe kế

- Giới hạn đo là số chỉ lớn nhất ghi trên mặt ampe kế.

- Độ chia nhỏ nhất là khoảng cách giữa hai vạch gần nhau nhất trên mặt ampe kế.

Ví dụ: Cho một ampe kế như hình vẽ

chuyên đề vật lý 7

2. Cách chọn ampe kế phù hợp

- Phải chọn ampe kế có giới hạn đo lớn hơn giá trị cần đo.

- Nếu có giới hạn đo phù hợp thì ta nên chọn ampe kế nào có độ chia nhỏ nhất nhỏ hơn thì kết quả đo được chính xác hơn.

III. TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Cường độ dòng điện được kí hiệu là

A. V B. A C. U D. I

Cường độ dòng điện được kí hiệu là I ⇒ Đáp án D

Bài 2: Ampe kế là dụng cụ để đo:

A. cường độ dòng điện

B. hiệu điện thế

C. công suất điện

D. điện trở

Ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện ⇒ Đáp án A

Bài 3: Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?

A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.

B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.

C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.

D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện ⇒ Đáp án B

Bài 4: Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?

A. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.

B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A.

C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A.

D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A.

Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt ⇒ Đáp án A.

Bài 5: Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.

B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.

D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.

Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng mạnh ⇒ Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn có liên hệ với nhau ⇒ Đáp án D

Bài 6: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (Cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).

A. Ampe kế có giới hạn đo 1 A.

B. Ampe kế có giới hạn đo 0,5 A

C. Ampe kế có giới hạn đo 100 mA

D. Ampe kế có giới hạn đo 2 A

Ampe kế phải có giới hạn đo 〉 0,35A.⇒ Có 3 trường hợp thỏa mãn với trường hợp 2A và 1A nếu dùng thì sai số lớn ⇒ Ta dùng Ampe kế có GHĐ là 0,5A ⇒ Đáp án B

Bài 7: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là:

A. 32 A B. 0,32 A C. 1,6 A D. 3,2 A

Độ chia nhỏ nhất của ampe kế này là: 5⁄25 = 0,2A

Khi kim chỉ thị ở khoảng thứ 16 thì số chỉ của ampe kế là: 0,2.16 = 3,2 A

⇒ Chọn D

Bài 8: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai?

A. 1,28A = 1280mA.

B. 32mA = 0,32A.

C. 0,35A = 350mA.

D. 425mA = 0,425A.

32 mA = 0,032 A ⇒ Đáp án B

Bài 9: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?

A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.

B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.

C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.

D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

Trên ampe kế không có sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện ⇒ Đáp án B

Bài 10: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?

A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A

B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.

C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.

D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.

Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA ⇒Đáp án B

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 7: Cường độ dòng điện. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Đánh giá bài viết
4 3.640
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Vật lý 7

    Xem thêm