Dàn ý phân tích những chân dung nhân vật trào phúng trong "Hạnh phúc của một tang gia"

Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích những chân dung nhân vật trào phúng trong "Hạnh phúc của một tang gia" gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Dàn ý phân tích những chân dung nhân vật trào phúng trong "Hạnh phúc của một tang gia" mẫu 1

* Mở bài

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tài năng lớn và có phong cách nghệ thuật độc đáo. Tuy mất sớm nhưng ông có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ) là một thành công xuất sắc của ông cả về nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt, đoạn trích thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của ông – bút pháp trào phúng.

Thân bài

Cách đặt nhan đề tạo tình huống mâu thuẫn trào phúng. Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” (nhan đề đầy đủ là: Hạnh phúc của một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào – Một đám ma gương mẫu) đã khái quát được mâu thuẫn trào phúng cơ bản mà nhà văn đã dàn dựng trong chương truyện.

Thủ pháp tương phản, đối lập:

+ Đối lập ớ chân dung nhân vật: vẻ ngoài lịch thiệp sang trọng >< bên trong là kẻ hám lợi, hám danh; vẻ ngoài buồn rầu, gương mặt đúng là của người đưa đám ><bên trong lại vui mừng, hạnh phúc.

+ Đối lập trong cách dựng cảnh: cảnh đám tang mà giống như đám rước, được tổ chức trọng thể nhưng nghi thức thì thiếu nghiêm chỉnh, hỗn tạp.

Thủ pháp cường điệu, tạo tình huống bất ngờ: cái chết của cụ tổ lại là niềm vui sướng tột độ của mọi người; các biểu hiện “hạnh phúc” của những người trong và ngoài tang quyến; cảnh đám ma gương mẫu…

Nghệ thuật xây dựng các nhân vật: nhân vật đa dạng thành phần, mỗi người một tính cách rất điển hình, được phóng đại nhằm tô đậm bản chất lố bịch, đồi bại, vô đạo đức…

❖ Kết bài

Bằng bút pháp trào phúng đặc sắc, đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đã tạo được những tình huống bi hài, lôi cuốn người đọc. Thông qua đó, nhà văn đã thành công xuất sắc trong việc phê phán mạnh mẽ bản chất vô đạo đức của bọn thượng lưu thành thị bây giờ.

Đoạn trích còn thể hiện nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Dàn ý phân tích những chân dung nhân vật trào phúng trong "Hạnh phúc của một tang gia" mẫu 2

I/ Mở bài

- Đôi nét về tác giả Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia: Một cây bút hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu của văn học nước ta trước Cách mạng tháng 8. Hạnh phúc của một tang gia được trích trong tiểu thuyết hiện thực thành công của ông

- Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã được xây dựng thành công bởi nghệ thuật trào phúng đặc sắc

II/ Thân bài

1/ Nghệ thuật trào phúng là gì?

- Trào phúng: nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội.

- Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức truyện làm nổi bật mâu thuẫn đó

2/ Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích

a/ Mâu thuẫn trào phúng được xây dựng thành công

- Thể hiện ngay trong tựa đề:

+ “Tang gia”: nhà có đám, đáng ra với hoàn cảnh đó, không khí phải tràn ngập nhiều buồn tiếc

+ “Hạnh phúc”: Cảm xúc khi gặp chuyện nhiều niềm vui, đây là cảm xúc đối lập hẳn với hoàn cảnh “tang gia”

=> nhan đề chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc:

- Thể hiện trong niềm vui của những người trong gia đình và ngoài gia đình:

+ Nhà chuyện buồn nhưng mỗi nhân vật trong gia đình đều không giấu nổi niềm vui bởi mình sẽ đạt được mục đích khác nhau

+ Những người ngoài gia đình: Mừng vui vì được khoe mẽ, chim chuột, được xem đám ma to…

- Mâu thuẫn trào phúng xuyên suốt cảnh đám ma: một đám ma rất to, rất đông, được tiến hành rất trọng thể, đúng là một đám ma gương mẫu. Nhưng kỳ thực lại giống một đám hội, đám rước.

b/ Nhân vật trào phúng

- Cố Hồng: vui vì được diễn trò già yếu trước mọi người, mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo =>con người háo danh bề ngoài, không hề tiếc thương gì trước cái chết của chính người sinh ra mình

- Ông Văn Minh: thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa.

- Bà Văn Minh: mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.

- Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục “ngây thơ” để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết, cô cũng buồn nhưng là “buồn lãng mạn” vì không thấy người tình của mình

- Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến

- Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.

- Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng to hơn.

- Cảnh sát Min Đơ và Min Toa:“giữa lúc không có ai đáng bị phạt…đương buồn rầu…thì sung sướng cực điểm”.

- Bạn bè cụ cố Hồng: những kẻ vừa háo danh, vừa háo sắc, họ chia buồn để khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương

- Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chú ý vào những kiểu quần áo tang...

=> Bức tranh trào phúng chân thực mang đậm tính hài hước, nhân vật trào phúng thể hiện rõ nét, ai cũng tìm thấy niềm vui trong đám tang đáng lẽ ra nên buồn thương

c/ Cảnh tượng trào phúng

- Cảnh đưa đám:

+ Chậm chạp và nhốn nháo

+ Các loại kèn ta, Tây , Tàu lố lăng

+ Người đi đám nói chuyện bàn tán

+ Điệp khúc “Đám cứ đi”

- Cảnh hạ huyệt:

+ Cậu Tú bắt mọi người tạo dáng chụp ảnh

+ Cụ cố Hồng: tỏ ra chí hiếu nhưng lại lộ sự giả dối

+ Phán mọc sừng khóc oặt người đi nhưng lại dúi vào tay Xuân tờ 5 đồng rồi lại khóc oặt người đi

=> Càng thể hiện rõ sự “trào phúng” của đoạn trích

III/ Kết bài

- Khẳng định nghệ thuật trào phúng đã được thể hiện thành công trong đoạn trích

- Nghệ thuật trào phúng góp phần phơi bày những hợm hĩnh, lố lăng, bịp bợm của xã hội thượng lưu.

Dàn ý phân tích những chân dung nhân vật trào phúng trong "Hạnh phúc của một tang gia" mẫu 3

1/ Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Vũ Trọng Phụng: nhà văn hiện thực phê phán có sức viết hăng say, được mệnh danh là “Ông vua phóng sự Bắc Kì”.

- Phong cách nghệ thuật: khai thác những mâu thuẫn trong cuộc sống, phê phán lối sống giả dối của giai cấp tư cho là thượng lưu trong xã hội.

- Thành công của tác phẩm chính là vạch trần bộ mặt xấu xa, giả dối của những người văn minh, âu hóa thông qua tiếng cười trào phúng sâu cay.

2/ Thân bài:

2.1/ Luận điểm 1: Nghệ thuật trào phúng là gì? Nghệ thuật trào phúng chính là nghệ thuật tạo nên những mâu thuẫn trong tình huống truyện, từ đó tạo nên tiếng cười mang dụng ý phê phán, lên án xã hội.

2.2/ Luận điểm hai: Mâu thuẫn trào phúng

- Mâu thuẫn trào phúng thể hiện trong nhan đề của tác phẩm. Theo lẽ thường, tang gia phải gắn với đau khổ nhưng trong trường hợp này, tang gia lại mang đến hạnh phúc.

- Cả gia đình đều cho rằng việc sống thọ của cụ cố Tổ là “trái lẽ thường”, là “bệnh nặng vì không bệnh gì cả” (cụ cố Hồng mơ màng nghĩ đến lúc mặc đồ xô gai, vừa chống gậy vừa ho khạc, gia đình Văn Minh mong ông cụ chết để được ra mắt sản phẩm mới, cô Tuyết muốn gặp được Xuân trong đám tang của ông cụ, ông Phán muốn ông cụ chết để được chia gia tài). Một gia đình tự cho là văn minh, hiện đại nhưng chính gia đình ấy là tập hợp của những con người “đại bất hiếu”.

- Sự vắng mặt của Xuân Tóc Đỏ khiến mọi người lo lắng bởi “Thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả, những ông thầy thuốc chính hiệu đã thất bại hoàn toàn”.

- Chi tiết cụ Cố Hồng cứ luôn mồm nói: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” mặc dù bản thân mình chả biết gì.

2.3/ Luận điểm 3: Cảnh “đám ma gương mẫu” diễn ra đầy những sự giả dối

- Cảnh đám cứ đi:

+ Bề ngoài đám tang được tổ chức long trọng nhưng chẳng khác nào đám rước nhố nhăng, hổ lốn: có đủ kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn Tây, kèn Ta, kèn Tàu, vòng hoa, câu đối….; người đưa tang rất đông nhưng chẳng ai thương xót cho người quá cố.

+ Điệp khúc “Đám cứ đi” thể hiện sự quyến luyến giả dối, cốt yếu chần chừ, chậm chạp để khoe mẽ sự giàu có và hoành tráng của đám tang.

+ Đoàn phúng viếng của Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng Phú chen ngang đám tang một cách vô học nhưng lại đem đến sự mừng rỡ và tự hào cho gia đình.

- Cảnh hạ huyệt: đỉnh điểm của tiếng cười trào phúng:

+ Cậu Tú Tân biểu diễn cảnh chụp ảnh, mọi người trong gia đình “diễn” rất phù hợp, trở thành những diễn viên đại tài.

+ Ông Phán Mọc sừng khóc to những âm thanh lạ đến lả người đi. Sự giả dối, lố bịch lên để cực điểm khi bên huyệt của người chết, ông Phán thực hiện “cuộc giao thương” với Xuân khi vừa khóc vừa đưa tờ năm đồng gấp tư với mong muốn sẽ có nhiều cơ hội “hợp tác” kiếm tiền đơn giản như thế.

2.4/ Luận điểm 4: Đánh giá

- Nghệ thuật: lựa chọn chi tiết đắt giá, phát hiện những đối lập gay gắt, cường điệu, nói ngược, nói mỉa.

- Nội dung: Nghệ thuật trào phúng đã tạo nên tiếng cười sâu cay, mỉa mai, khinh bỉ.

3/ Kết bài:

- Vũ Trọng Phụng đã rất thành công khi vạch trần bộ mặt xã hội đầy những giả dối, bất nhân, bất hiếu.

- Đó là tiếng cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ của tác giả dành cho một tầng lớp xã hội nhố nhăng, lố bịch.

------------------------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích những chân dung nhân vật trào phúng trong "Hạnh phúc của một tang gia". Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp gồm có 3 mẫu dàn ý giúp bạn đọc có thể thuận tiện hơn trong việc phân tích những chân dung nhân vật trào phúng trong tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu học tập nhé. Ngoài ra để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập, VnDoc.com mời các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu học tập tại mục soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bài tiếp theo: Dàn ý suy nghĩ của anh chị về hiện tượng chen lấn, xô đẩy, đốt rất nhiều vàng mã nơi đền chùa những ngày đầu xuân

Đánh giá bài viết
3 8.568
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 11

    Xem thêm