Dàn ý Tả hồ nước lớp 5

Dàn ý tả hồ nước lớp 5 giúp các em học sinh nắm được ý tưởng xây dựng cho bài văn miêu tả cảnh chuẩn bị cho các bài văn viết đạt hiệu quả cao.

Dàn ý Tả hồ nước lớp 5 Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu hồ nước mà em muốn miêu tả:

  • Hồ nước ấy nằm ở đâu? Nó có tên gọi là gì?
  • Em có yêu thích cảnh đẹp của hồ nước đó không?

b) Thân bài:

- Tả cảnh đẹp của hồ nước:

  • Hình dáng của hồ nước
  • Kích thước của hồ nước (chiều rộng, chiều sâu - chú ý điểm sâu nhất của hồ nước)
  • Nước trong hồ (màu sắc - nguyên nhân của màu sắc ấy; nhiệt độ của nước - thay đổi trong ngày, trong năm…)
  • Đáy hồ (có bùn đất hay được lót đá…)
  • Bờ hồ (được xây bờ kè, tường rào không…)
  • Thế giới sinh vật trong lòng hồ (có các loại thực vật, động vật nào; là tự nhiên hay do con người nuôi thả)

- Tả hoạt động của con người:

  • Hoạt động vui chơi (ngắm cảnh, chụp ảnh, vẽ tranh, hóng gió…)
  • Hoạt động lao động (đánh bắt cá, lấy nước, nhổ cỏ, làm vệ sinh mặt hồ…)

c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho hồ nước mà mình vừa miêu tả

Dàn ý Tả hồ nước lớp 5 Mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu về hồ nước mà em muốn miêu tả.

Gợi ý:

  • Hồ nước ấy có tên là gì? Nằm ở đâu?
  • Nhờ đâu mà em biết đến hồ nước đó?

b) Thân bài:

- Miêu tả khái quát về hồ nước:

  • Hồ nước ấy là do tự nhiên hay do con người tạo ra?
  • Kích thước của hồ nước ấy là bao nhiêu? (có thể áng chừng hoặc so sánh chung với những địa điểm khác)
  • Hồ nước ấy có gì đặc biệt nổi tiếng không?

- Miêu tả chi tiết về hồ nước:

  • Nước hồ có sâu không? Độ sâu ở các điểm khác nhau trong hồ có giống nhau không?
  • Nước hồ có màu sắc gì? Vì sao lại có màu sắc như thế? Nước hồ có sạch sẽ không? Khi chạm vào cảm giác như thế nào?
  • Trong hồ có con vật nào sinh sống không? Những con vật đó là tự nhiên mà có hay do con người thả vào và nuôi dưỡng?
  • Đáy hồ, thành hồ nước là bùn đất tự nhiên hay đã được lát đá, xây dựng thành bảo vệ?
  • Lối dẫn xuống hồ là lối mòn do mọi người đi nhiều mà hình thành hay đã được xây dựng lại?
  • Ven bờ hồ có lối đi hay bờ rào không?
  • Có cây cối, hoa cỏ gì được trồng ven bờ hồ không? Chúng góp phần tạo nên cảnh quan như thế nào quanh bờ hồ?

- Hoạt động của con người đối với hồ nước:

  • Mọi người đến đánh bắt tôm cá, dọn dẹp lá khô, bảo vệ nguồn nước của hồ không?
  • Có thường xuất hiện thuyền nhỏ chèo qua hồ nước không?
  • Ven bờ hồ mọi người có ra tập thể dục, ngồi ngắm cảnh, hóng gió hay không?

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho hồ nước.

Dàn ý Tả hồ nước lớp 5 Mẫu 3

1. Mở bài: giới thiệu Hồ Gươm

Mẫu: Hồ Gươm còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, đây là một di tích gắn liền với lịch sử dân tộc. đồng thời hồ Gươm còn là một danh lam thắng cảnh được nhiều người dân trong nước và ngoài nước đến tham quan và du lịch. Phong cảnh nơi đây cũng khiến em ngỡ ngàng đến lạ.

2. Thân bài: tả Hồ Gươm

a. Tả bao quát cảnh Hồ Gươm:

  • Hồ Gươm nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, thuộc tại quận Hoàn Kiếm
  • Hồ Gươm gắn với nhiều di tích lịch sử và chiến tích của dân tộc
  • Khung cảnh toàn hồ rất êm đềm và sâu lắng

b. Tả chi tiết cảnh hồ Gươm:

- Tả mặt nước Hồ Gươm:

  • Mặt nước hồ Gươm đẹp như tranh
  • Nước hồ trong xanh
  • Mặt nước in bóng mây và cây xanh hai bên đường
  • Trên mặt nước chó những vịt bơi

- Tả cảnh vật xung quanh Hồ Gươm:

  • Cây cối hai bên hồ um tùm nhưng rất thẳng hàng
  • Những chú chim bay ríu rít trên cao
  • Tiếng gió rì rào thổi
  • Những ngọn cây đung đưa theo gió
  • Những người di tham quan đi rất nhiều: những đứa trẻ, những người lớn, những cụ già, những người nước ngoài,...
  • Quanh hồ Gươm rất ồn ào và tấp nập

- Những kiến trúc xung quanh Hồ Gươm:

  • Cầu Thê Húc
  • Tháp Rùa
  • Đền Ngọc Sơn
  • Tháp bút
  • Đài Nghiên

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm

Mẫu: Hồ Gươm là một di tích lịch sử của dân tộc, là một di tích đi suốt với con người Việt Nam. Em sẽ ghé thăm lại hồ Gươm một lần nữa.

Dàn ý Tả hồ nước lớp 5 Mẫu 4

1) Mở bài: Dịp hè em có dịp vào thăm gia đình chú và được thăm hồ Dầu Tiếng ở Bình Dương

2) Thân bài:

- Tả chi tiết hồ Dầu Tiếng

  • Hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam
  • Hồ có diện tích trải dài trên địa phận ba tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
  • Mặt hồ trải rộng mênh mông, thi thoảng có những làn sóng nhẹ lăn tăn trên mặt nước
  • Hồ có phong cảnh hữu tình và hệ sinh thái độc đáo.
  • Trong lòng hồ còn có nhiều ốc đảo với tên: đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò…

- Vai trò:

  • Điều phối nước sông Sài Gòn, kênh phía Đông và phía Tây
  • Cung cấp nước cho sông Sài Gòn, tưới nước cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh cũng những các tỉnh lân cận...
  • Kết bài: Hồ Dầu Tiếng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là địa chỉ thích hợp cho việc nghỉ ngơi cuối tuần, tránh xa ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố.

3) Kết bài: Hồ Dầu Tiếng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là địa chỉ thích hợp cho việc nghỉ ngơi cuối tuần, tránh xa ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố.

Dàn ý Tả hồ nước lớp 5 Mẫu 5

1. Mở bài:

Mẫu: Hồ Gươm từ lâu đã đi vào áng thơ ca, nhạc họa của biết bao nghệ sĩ. Nó được coi là một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Dường như ai đã từng đến với Hà Nội đều phải một lần đặt chân đến với Hồ Gươm, và hình ảnh Hồ Gươm trong em đẹp tựa biết bao.

2. Thân bài

a) Khái quát

  • Tên Hồ Gươm, hay Hồ Hoàn Kiếm, được đặt theo truyền thuyết Lê Lợi hoàn trả gươm báu cho thần Kim Quy sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm.
  • Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

b) Tả chi tiết

  • Hồ Gươm có một vẻ đẹp tự nhiên như viên ngọc xanh duyên dáng giữa lòng Hà Nội.
  • Màu nước hồ trong xanh có thể nhìn thấy đáy hồ, như chiếc gương khổng lồ để mây trời soi bóng với những gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ.
  • Đến với Hồ Gươm, mỗi du khách còn ấn tượng bởi vẻ đẹp của những hàng cây xanh ôm trọn lấy hồ. Vào những ngày hè, khung cảnh nơi đây được bao phủ bởi một màu xanh tươi tốt, được tô điểm bằng màu đỏ của hoa phượng, màu tím của hoa bằng lăng, màu vàng của cây cơm nguội. Tất cả đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Đặc biệt, khi đến đây, bạn còn cảm nhận được bầu không khí trong lành, mát mẻ.
  • Mùa thu Hồ Gươm đẹp dịu dàng với những vòng ôm xanh thắm của những cây lộc vừng, mờ ảo với dáng sương mờ của hàng liễu.
  • Mùa đông, Hồ Gươm mang vẻ đẹp tĩnh lặng. Những bóng liễu rủ xuống mặt hồ như mái tóc của người con gái.
  • Cây cầu Thê Húc cong cong, yêu kiều như một dải lụa đỏ dẫn vào đền Ngọc Sơn trong lòng hồ. Các kiến trúc liên quan với Hồ Gươm như Tháp Bút, Tháp Hòa Phong tạo nên sự hài hòa của cảnh hồ, thêm nét thu hút du khách tham quan nơi này.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân

Mẫu: Khi nhắc đến Hồ Gươm là không chỉ là một điểm đến hấp dẫn mà còn nhắc đến tình yêu và niềm tự hào của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung dành cho nơi này. Em mong trong một khoảng thời gian không lâu nữa sẽ được quay trở lại nơi đây để thả hồn theo vẻ đẹp của Thăng Long nghìn năm văn hiến.

Tả hồ nước lớp 5

>> Xem các bài văn mẫu hay tại đây: Văn mẫu lớp 5: Tả cảnh một hồ nước

-------------------------------------------------------

Đánh giá bài viết
262 17.361
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • shinemitnaooinae
    shinemitnaooinae

    ������I LOVE YOU������

    Thích Phản hồi 18/10/21

    Tập làm văn lớp 5

    Xem thêm