Đăng ký bản quyền là gì?

Đăng ký bảo hộ bản quyền là gì?

Đăng ký bản quyền là gì? Tại sai phải đăng ký bản quyền. Giải đáp được vấn đề bản quyền các bạn sẽ thấy đơn giản hơn khi xảy ra tranh chấp về vấn đề sở hữu bản quyền tác giả.

Đăng ký quyền tác giả là gì

Quyền tác giả có nghĩa là được pháp luật, xã hội, quần chúng….công nhận cho cá nhân, tập thể, tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm,… do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuần là sự sao chép từ nguồn đã biết. Vậy vì sao phải đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả?

Đăng ký bản quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ bản quyền tác giả. Nghĩa là sẽ đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.

Ở nước ta hiện nay vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung, quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí nói chung còn rất yếu kém.

Người ta kêu trời vì các sáng tạo, lao động, cống hiến của các nhạc sỹ, nhà văn, nhà báo bị thoải mái xà xẻo một cách vô lối.

Điều kiện bảo hộ Quyền tác giả:

Tác phẩm trên được đăng ký theo Quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm viết. Để được đăng ký tác phẩm phải trên phải đáp ứng các các điều kiện sau:

+ Ý tưởng về một tác phẩm phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định

+ Tác phẩm phải có tính nguyên gốc (tác phẩm phải do chính tác giả, trực tiếp tác giả sáng tạo, không sao chép, bắt chước tác phẩm khác)

Đối tượng bảo hộ Quyền tác giả:

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Thủ tục đăng ký quyền sở hữu tác giả

Thời gian thực hiện:

- 15 ngày làm việc hành chính.

Những giấy tờ tài liệu và thông tin cần cung cấp:

Thông tin:

+ Thông tin về tác giả: Họ tên đầy đủ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số CMND, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ hiện tại.

+ Thông tin chính xác về tác phẩm

Tên gọi, đã công bố hay chưa, ngày công bố, tác phẩm do các tác giả sáng tác hay theo Hợp đồng giao việc giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả.

Đăng ký Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính

- Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:

+ Hai (02) bản mô tả sản phẩm cho 01 tác phẩm

+ Hai (02) đĩa CD phần mềm tác phẩm

+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn

+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)

+ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu (Nếu là công ty)

Đăng ký bản quyền tác phẩm viết:

- Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)

+ Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Luật Gia Phạm)

+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn

Đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

- Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu

+ Giấy đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)

+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn

Mức phạt vi phạm bản quyền?

Nếu phạm vi trong nước thì sẽ xử phạt tùy theo luật pháp nước đó. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 131 ngày 16-10-2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, thì khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức gồm: 1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

Cụ thể, đối với ngành thiết kế sẽ thường vi phạm việc sử dụng chưa xin phép và xâm hại quyền tác giả. Dưới đây là trích lại một số mức phạt:

Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm

= ăn cắp logo, thiết kế …

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

= sửa chữa không xin phép

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm

= sử dụng quảng cáo, thương mại không xin phép

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm

= bán lậu không xin phép

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trích Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan 2013

Đánh giá bài viết
1 51
Sắp xếp theo

    Tài liệu Văn hóa và Giải trí

    Xem thêm