Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THCS năm 2023 - 2024

VnDoc mời các bạn cùng tham khảo Đáp án cuộc thi an toàn giao thông năm 2023-2024 THCS nhằm đạt được kết quả cao trong bài thi chính thức cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2023. 

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2023 -2024

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học cơ sở

Dành cho học sinh

Năm học 2023 - 2024

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ……………….......Giới tính: .........……

Ngày tháng năm sinh: ……………………………..

Lớp:………………………………………….………

Trường: ………………………..……………………

Địa chỉ nhà trường: ……......…..Tỉnh .…...........…

Số điện thoại di động: ………..Nhà riêng…......…

Email (nếu có) …………………..…………………

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời;

B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ;

C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.

Câu 2. Khi tham gia giao thông vào buổi tối, người tham gia giao thông cần chú ý điều gì để bảo đảm an toàn nhất?

A. Chú ý đi chậm, quan sát kỹ các các phương tiện đang đi tới;

B. Chú ý lắng nghe tiếng còi xe, quan sát ánh đèn xe;

C. Chú ý đi chậm, mặc quần áo sáng màu, xe có đèn phản quang, chú ý quan sát ánh
đèn xe, phương tiện, lắng nghe tiếng còi xe;

D. Đi với tốc độ bình thường, chú ý quan sát.

Câu 3. Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ …...về quy tắc đi bộ an toàn.

“Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi (1) ………....

Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có (2) ………, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho (3) ………… và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Người đi bộ không được vượt qua (4) ……….., không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ”

A. (1) trên lòng đường - (2) dải phân cách - (3) xe cơ giới - (4) vỉa hè;

B. (1) sát mép đường - (2) đèn tín hiệu - (3) người đi bộ - (4) dải phân cách;

C. (1) sát mép đường - (2) dải phân cách - (3) người tham gia giao thông - (4) làn đường;

D. (1) trên lòng đường - (2) đèn tín hiệu - (3) xe thô sơ - (4) lề đường.

Câu 4. Khi ngồi sau xe máy, em cần ngồi như thế nào để bảo đảm an toàn?

A. Lên xe từ bên phải và ngồi im trên xe;

B. Vòng tay ôm ghì lấy người điều khiển xe;

C. Lên xe từ bên phải, bám nhẹ vào hông người điều khiển xe và ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch;

D. Lên xe từ bên trái của người điều khiển xe, bám nhẹ vào hông người điều khiển xe và ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch.

Câu 5. Khi đi đến nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, có rất đông các phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?

A. Phải nhường đường cho xe đi bên phải;

B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước;

C. Phải nhường đường cho xe đi bên trái;

D. Chỉ nhường đường cho các xe đi phía trước.

Câu 6. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm nào dưới đây?

A. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tai nạn giao thông;

B. Quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để nhiều người biết;

C. Cung cấp thông tin về vụ tai nạn cho bạn bè, người thân;

D. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Câu 7. Việc làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi đi xe đến nơi có tầm nhìn bị che khuất?

A. Kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết;

B. Luôn quan sát an toàn xung quanh và chủ động nhường đường cho các phương tiện khác;

C. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra để kịp thời phòng tránh;

D. Tăng tốc thật nhanh để tránh va chạm với xe khác và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra.

Câu 8. Tại các điểm giao nhau cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên đi trước thuộc về phương tiện nào dưới đây?

A. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

B. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

C. Xe ô tô, xe mô tô và xe máy chuyên dùng;

D. Phương tiện giao thông đường sắt.

Câu 9. Gặp biển nào dưới đây xe đạp không được phép đi vào?

Câu 9

Đáp án: B. Biển 1 và biển 4

Câu 10. Thứ tự các xe trong hình dưới đây đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Câu 9

A. Xe lam, xe mô tô, xe con, xe đạp;

B. Xe con, xe đạp, xe mô tô, xe lam;

C. Xe lam, xe con, xe mô tô + xe đạp;

D. Xe mô tô + xe đạp, xe lam, xe con.

Phần 2: Câu hỏi tự luận

Đọc tình huống sau đây:

Nhân dịp vừa mới được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học, bạn A (học sinh lớp 8) đã mời hai người bạn thân của mình đi ăn kem. Sau giờ tan học, bạn A đèo hai bạn đến quán kem gần trường và cả ba bạn đều không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã ra đường, cả 3 bạn đã được người dân đưa vào trạm y tế gần đó để sơ cứu, 3 bạn bị trầy sát chân tay và xe bị hư hỏng nhẹ.

Em hãy:

1. Nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trên.

2. Vận dụng những kiến thức đã học về chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS, em hãy trình bày những biện pháp để góp phần vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc ở địa phương nơi em sinh sống.

Gợi ý đáp án

1. Hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trong tình huống trên là không đúng quy định và cần được cải thiện. Đầu tiên, việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là vi phạm quy định về an toàn giao thông. Bên cạnh đó, việc mải mê nói chuyện và không tập trung lái xe đã gây tai nạn và gây thương tích cho cả 3 bạn.

2. Để góp phần vào việc nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc địa phương, em có thể áp dụng những biện pháp sau:

- Tổ chức buổi tuyên truyền về an toàn giao thông: Em có thể tổ chức buổi nói chuyện, thảo luận, hoặc trình chiếu về quy tắc giao thông, tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm, và những hậu quả nếu không tuân thủ quy định.

- Tổ chức các hoạt động thực hành: Em có thể tổ chức các buổi thực hành lái xe đạp an toàn, giúp học sinh nắm vững các quy tắc và kỹ năng lái xe đạp đúng cách.

- Xây dựng bảng thông báo và poster: Em có thể thiết kế và treo bảng thông báo, poster về an toàn giao thông ở các điểm tập trung của trường hoặc địa phương, nhắc nhở mọi người tuân thủ quy tắc giao thông.

- Tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông: Em có thể tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông để rèn kỹ năng và kiến thức của mình, và sau đó chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức này với bạn bè và cộng đồng.

- Tạo ra một môi trường thân thiện với an toàn giao thông: Em có thể tạo ra một môi trường ở trường hoặc địa phương nơi mình sinh sống, nơi mọi người đều tự giác tuân thủ quy tắc giao thông và khuyến khích nhau làm điều đó.

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2022 - 2023

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học cơ sở
Dành cho học sinh
Năm học 2022 - 2023

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ……………….......Giới tính: .........……

Ngày tháng năm sinh: ……………………………..

Lớp:………………………………………….………

Trường: ………………………..……………………

Địa chỉ nhà trường: ……......…..Tỉnh .…...........…

Số điện thoại di động: ………..Nhà riêng…......…

Email (nếu có) …………………..…………………

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Hành vi đi xe đạp nào dưới đây vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?

A. Đi vào phần đường, làn đường dành cho xe đạp, xe thô sơ và đi về phía bên phải theo chiều đi của mình.

B. Sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh khi đang điều khiển phương tiện.Dấu tích

C. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển xe đạp cần giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

D. Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 2. Khi đang lên dốc, người ngồi trên xe mô tô có được phép kéo, đẩy theo người đang điều khiển xe đạp không?

A. Chỉ được phép thực hiện khi tất cả đều đội mũ bảo hiểm.

B. Chỉ được phép thực hiện trên đoạn đường vắng.

C. Không được phép thực hiện.Dấu tích

D. Chỉ được phép khi người đi xe đạp đã quá mệt.

Câu 3. Trường hợp nào dưới đây, người lái xe phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn?

A. Khi gặp biển chỉ dẫn trên đường.

B. Khi gặp biển báo nguy hiểm trên đường.Dấu tích

C. Khi gặp biển báo hết mọi lệnh cấm.

D. Khi gặp biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép.

Câu 4. Chọn phương án điền các từ còn thiếu trong nội dung mô tả các bước về “Đội mũ bảo hiểm an toàn” sau đây.

“Chọn mũ bảo hiểm vừa với …, bảo đảm …; mở … sang hai bên, đội mũ vào đầu; chỉnh dây quai mũ hai bên cho sát phía dưới tai; cài … ôm dưới cằm sao cho có thể luồn … giữa cằm và quai mũ.”

A. kích cỡ đầu – đạt chuẩn – dây quai mũ – khóa quai mũ – hai ngón tay.Dấu tích

B. sở thích – an toàn – dây quai mũ – khóa quai mũ – hai ngón tay.

C. kích cỡ đầu – chắc chắn – khóa quai mũ – dây quai mũ – bàn tay.

D. sở thích – đạt chuẩn – dây quai mũ – khóa quai mũ – bàn tay.

Câu 5. Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe thô sơ, xe cơ giới và xe máy chuyên dùng phải đi như thế nào trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường?

A. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải.

B. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái.

C. Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dung đi trên làn đường bên phải.

D. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.Dấu tích

Câu 6. Theo quy định hiện hành, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện sẽ bị xử phạt như thế nào?

A. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

C. Người điều khiển phương tiện bị phạt cảnh cáo.Dấu tích

D. Người điều khiển phương tiện bị phạt cảnh cáo và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày

Câu 7. Khi gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dang ngang hai tay hoặc một tay, người tham gia giao thông phải thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.Dấu tích

B. Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông dừng lại;
người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông được đi.

C. Người tham gia giao thông ở phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của người điều khiển giao thông phải giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng.

D. Người tham gia giao thông ở phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của người điều khiển giao thông phải nhanh chóng tăng tốc và vượt qua điểm giao nhau.

Câu 8. Biển báo nào dưới đây chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được phép đi vào?

Câu 8

A. Biển 1;

B. Biển 2;

C. Biển 3;Dấu tích

D. Cả 3 biển.

Câu 9. Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp đi đến đoạn đường đôi có dải phân cách cứng ở giữa?

Câu 9

A. Biển 1

B. Biển 2Dấu tích

C. Biển 3

D. Biển 4

Câu 10. Trong tình huống dưới đây, theo hướng mũi tên, những hướng nào dưới đây người điều khiển xe đạp điện được phép đi?

Câu 10

A. Hướng 1.

B. Hướng 2 và 3.

C. Hướng 1 và 3.

D. Hướng 1, 2 và 3.Dấu tích

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Câu 1. Theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?

Trả lời:

Theo em, một học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông sẽ được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm như sau:

  • Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ.
  • Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.
  • Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; chấp hành qui định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
  • Khi tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường, làn đường; tuân thủ qui định về tốc độ, không phóng nhanh, vượt ẩu; dừng đỗ đúng qui định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
  • Chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
  • Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.
  • Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.

>> Chi tiết: Theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?

Câu 2. Em đã và sẽ làm gì để gương mẫu thực hiện và góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường em? Hãy phân tích một biện pháp mà em thấy hiệu quả nhất?

Trả lời:

Em đã làm gì để góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường?

Nhằm góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường, em đã thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Tham gia cùng cô giáo chủ nhiệm và các bạn ban cán sự lớp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông qua các buổi sinh hoạt lớp.
  • Phát động và cùng các bạn tham gia thi đua tháng an toàn giao thông giữa các tổ trong lớp.
  • Thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung tuyên truyền và giáo dục về văn hóa giao thông trên trang cá nhân.

Sau một thời gian thực hiện, em thấy các bạn trong lớp đã có rất nhiều thay đổi về ý thức tham gia giao thông. Trong đó, biện pháp tổ chức các hội thi và các buổi thảo luận về an toàn giao thông đường bộ được các bạn hưởng ứng rất tốt. Thông qua các buổi sinh hoạt chúng em có thể cùng nhau trao đổi, bàn luận về văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cũng như được các thầy cô phổ biến thêm nhiều kiến thức về luật giao thông đường bộ. Qua đó mọi người cùng chung tay xây dựng một nền văn hóa giao thông văn minh cho xã hội.

Các biện pháp góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường:

Xây dựng văn hóa giao thông trong học đường là một vấn đề quan trọng cần được chú trọng để góp phần nâng cao văn hóa và nhận thức của các em học sinh. Theo em có thể sử dụng một số các biện pháp như sau:

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông trong nhà trường giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về Luật giao thông đường bộ.

Tổ chức các buổi Tọa đàm ATGT dưới góc nhìn người trẻ với nhiều tiểu phẩm về an toàn giao thông, các tiểu phẩm về tình huống giao thông để đưa ra những nội dung giáo dục về văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông.

Tích cực phản ánh, phê phán những hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia giao thông. Lập các đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích tham gia phân luồng giao thông, tránh tụ tập, gây ùn tắc giao thông.

Lồng ghép nội dung giáo dục về ATGT trong các chương trình học chính khóa, tiết học ngoại khóa, giờ chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp. Qua đó không chỉ tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TT ATGT mà còn trang bị cho các bạn học sinh những kỹ năng điều khiển phương tiện an toàn, xây dựng văn hóa giao thông và tạo sức lan tỏa đến những người thân.

Đối với các bậc phụ huynh: Cần tuyên truyền để các phụ huynh quản lý chặt chẽ phương tiện, không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa có giấy phép lái xe; nhắc nhở con em mình phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm, tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ.

Tuyên truyền Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông bao gồm Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông.

>> Chi tiết: Em đã và sẽ làm gì để gương mẫu thực hiện và góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường em? Hãy phân tích một biện pháp mà em thấy hiệu quả nhất?

Đánh giá bài viết
294 93.875
7 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Dio Set
    Dio Set

    1/Trắc nghiệm :1.D 2.D 3.C 4.C 5.B 6.A 7.B 8.D 9.A 10.A

    2/Tự luận

    1/

    Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông tại cổng trường:

    - Không tụ tập trước cổng trường.

    - Không nô đùa, xô đẩy nhau khi ra khỏi trường.

    - Khi tan học khẩn trương đi theo một hàng rồi ra về, khi sang đường phải chú ý quan sát xe hai bên.

    - Học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi moto, xe đạp điện, xe gắn máy.

    - Đi đúng tốc độ, không lạng lách, đánh võng.

    - Không sử dụng chất kích thích khi tham gia lái xe.

    - Tuyệt đối không được điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.

    - Tuân theo sự chỉ dẫn, phân làn của cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng của nhà trường.

    - Phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông, khi đưa đón phải đậu xe đúng nơi quy định

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường học nhằm:

    - Tránh tình trạng chen lấn, ùn tắc, kẹt xe trước cổng trường.

    - Tạo môi trường học tập an toàn, tốt nhất cho học sinh.

    - Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh.

    - Đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho học sinh, phụ huynh và cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

    - Góp phần xây dựng trật tự, an toàn giao thông tiến bộ, văn minh, phù hợp với xã hội đang phát triển hiện nay.

    2/

    1. Mục đích

    - Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.

    - Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, ... khi tham gia giao thông.

    - Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.

    2. Yêu cầu

    - Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.

    - Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.

    3. Đối tượng tham gia

    Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.

    4. Nội dung chính và cách tiến hành

    + Biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động...) tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.

    + Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.

    + Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.

    + Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh.

    Thích Phản hồi 12/01/21
    • Van to vu
      Van to vu

      😊hi

      Thích Phản hồi 13/01/21
  • Van to vu
    Van to vu

    😊🤭hi

    Thích Phản hồi 13/01/21
  • Chanel Vân 2k9
    Chanel Vân 2k9

    Hi

    Thích Phản hồi 22/01/21
  • Chanel Vân 2k9
    Chanel Vân 2k9

    Nguyễn Đức Việt Anh

    Thích Phản hồi 22/01/21
  • Chu Công Hiếu
    Chu Công Hiếu

    .


    Thích Phản hồi 01/02/21
  • Chu Công Hiếu
    Chu Công Hiếu

    THCS An Ninh Idol hieu_xg


    Thích Phản hồi 01/02/21
  • Ling Mygli
    Ling Mygli

    hiii

    Thích Phản hồi 18/01/22

Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

Xem thêm