Đáp án cuộc thi tìm hiểu “Lịch sử đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạng Giang từ năm 1930 đến nay”

Tìm hiểu Lịch sử đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạng Giang

Đáp án cuộc thi tìm hiểu “Lịch sử đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạng Giang từ năm 1930 đến nay” được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải trong bài viết này. Đây là tài liệu tuyên truyền câu hỏi và đáp án dành cho cán bộ công nhân viên chức thuộc huyện Lạng Giang.

Đáp án câu hỏi thi viết tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND

Đáp án cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2018

Tìm hiểu đảng bộ Lạng Giang

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền trả lời câu hỏi cuộc thi tìm hiểu “Lịch sử đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạng Giang từ năm 1930 đến nay”

Câu 1: Tên huyện Lạng Giang có từ khi nào? Từ đó đến nay huyện đã trải qua bao nhiêu lần điều chỉnh về địa giới hành chính? Nêu thời gian, nội dung các lần điều chỉnh đó? Trả lời: Ngày 25/3/1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 148SL quy định bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận cấp trên xã và dưới tỉnh, gọi là cấp huyện, cũng từ đó có tên huyện Lạng Giang, thành lập tỉnh Lục chính quyền Pháp, 1889 (thị trấn Vôi ngày nay). Năm Chu Nguyên chính là đất Lạng Giang ngày nay và một phần của huyện Lục Nam; trụ sở đặt tại làng Bảo Lộc, cai quản 10 huyện, trong đó có huyệnThượng Hồng, châu Lạng đổi thành phủ Lạng Giang, gồm 02 châu: Châu Lạng Giang và châu 1407. Năm Bắc Giang, được đổi là châu Lạng thuộc lộ thế kỷ 11. Tên Kê Từ tồn tại suốt gần một nghìn năm Bắc thuộc; đến Vũ Ninh ngày nay) nằm trong lộ Lục Ngạn, Lục NamKê Từ (bao gồm địa giới hành chính các huyện Lạng Giang, Từ những ngày đầu triều các vua Hùng, Lạng Giang chưa thành tên gọi. Địa phận của huyện thuộc đất Nam, huyện Bảo Lộc thuộc tỉnh Lục Nam. Ngày 8-9-1891, tỉnh Lục Nam giải thể, huyện Bảo Lộc trả về tỉnh Bắc Ninh.

Dưới triều Thành Thái nhà Nguyễn (1889-1907), huyện Bảo Lộc đổi thành huyện Phất Lộc. Năm 1924, chính quyền Pháp đổi huyện Phất Lộc thành phủ Lạng Giang, gồm 13 tổng: Cần Dinh, Đa Mai, Thọ Xương, Đào Quán, Dĩnh Kế, Thịnh Liệt, Lan Mẫu, Trí Yên, Mỹ Cầu, Phi Mô, Mỹ Thái, Thái Đào, Xuân Đám. Phủ lỵ đặt tại phủ Lạng Thương (phố Tiền Giang, phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang ngày nay). Phủ Lạng Giang bao gồm toàn bộ lãnh thổ huyện Lạng Giang ngày nay cùng các xã: Lan Mẫu của huyện Lục Nam; Lão Hộ, Song Khê, Tân Mỹ, Hương Gián, Lãng Sơn, Trí Yên, Đức La, Tam Kỳ, Tân An, Xuân Phú, Tân Tiến của huyện Yên Dũng; Thọ Xương, Dĩnh Kế, Mỹ Độ, Song Mai, Đa Mai của thành phố Bắc Giang ngày nay...

Ngày 25-3-1948, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 148-SL, bãi bỏ các danh từ, phủ, châu, quận để thống nhất gọi là huyện. Thực hiện Sắc Lệnh của Chủ tịch nước, phủ Lạng Giang gọi là huyện Lạng Giang. Huyện Lạng Giang khi đó có 29 xã: An Hà, Bảo Đài, Bảo Sơn, Đại Lâm, Đào Mỹ, Dĩnh Kế, Dĩnh Trì, Dương Đức, Hòa Bình A, Hương Lạc, Hương Sơn, Mỹ Hà, Mỹ Thái, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Phi Mô, Quang Thịnh, Tam Dị, Tân Dĩnh, Tân Hưng, Tân Lập, Tân Thanh, Tân Thịnh, Thái Đào, Tiên Hưng, Tiên Lục, Xuân Hương, Xương Lâm, Yên Mỹ.

Ngày 21-1-1957 điều chỉnh địa giới tách 6 xã: Hòa Bình A, Tam Dị, Tân Lập, Tiên Hưng, Bảo Đài, Bảo Sơn để thành lập huyện Lục Nam. Huyện còn lại 23 xã: An Hà, Đại Lâm, Đào Mỹ, Dĩnh Kế, Dĩnh Trì, Dương Đức, Hương Lạc, Hương Sơn, Mỹ Hà, Mỹ Thái, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Phi Mô, Quang Thịnh, Tân Dĩnh, Tân Hưng, Tân Thanh, Tân Thịnh, Thái Đào, Tiên Lục, Xuân Hương, Xương Lâm, Yên Mỹ.

Ngày 19/10/1959, thành lập thị trấn Kép trên cơ sở tách đất xã Tân Thịnh.

Ngày 8-3-1967, thành lập thị trấn nông trường Cam Bố Hạ.

Ngày 3-5-1985 điều chỉnh địa giới hành chính xã Dĩnh Kế được sáp nhập vào thị xã Bắc Giang. Huyện Lạng Giang còn lại thị trấn Kép, thị trấn nông trường Cam Bố Hạ và 22 xã: An Hà, Đại Lâm, Đào Mỹ, Dĩnh Trì, Dương Đức, Hương Lạc, Hương Sơn, Mỹ Hà, Mỹ Thái, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Phi Mô, Quang Thịnh, Tân Dĩnh, Tân Hưng, Tân Thanh, Tân Thịnh, Thái Đào, Tiên Lục, Xuân Hương, Xương Lâm, Yên Mỹ.

Ngày 22-12-1997, thành lập thị trấn Vôi - thị trấn huyện lỵ huyện Lạng Giang trên cơ sở 335,87 ha diện tích tự nhiên và 4560 nhân khẩu của xã Yên Mỹ.

Ngày 12-7-2007 điều chỉnh địa giới hành chính giải thể thị trấn nông trường Cam Bố Hạ, địa bàn nhập vào xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang và các xã Đông Sơn, Đồng Hưu, huyện Yên Thế.

Từ 27/9/2010 điều chỉnh địa giới hành chính tách xã Dĩnh Trì được sáp nhập vào thành phố Bắc Giang theo Nghị quyết số 36/NQ-CP của Chính phủ.

Dự kiến trong năm 2018, các xã Thái Đào, Tân Dĩnh, Xuân Hương sẽ được sáp nhập vào thành phố Bắc Giang.

Câu 2: Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Lạng Giang (Chi bộ Phủ Lạng Thương) được thành lập khi nào? Ở đâu? Chi bộ có bao nhiêu đảng viên? Bí thư chi bộ là ai? Đến nay Đảng bộ huyện Lạng Giang có bao nhiêu Chi, Đảng bộ cơ sở?

- Từ giữa năm 1938, đồng chí Hoàng Quốc Việt lên hoạt động ở Bắc Ninh, Bắc Giang. Đồng chí chắp mối liên lạc và gây cơ sở ở thị xã Phủ Lạng Thương, ấp Tam Sơn. Đồng chí Hoàng Quốc Việt bắt liên lạc với những đồng chí vừa thoát khỏi nhà tù đế quốc hoặc mất liên lạc với Đảng từ những năm 1930-1931 đang hoạt động ở Bắc Giang và lập ra Chi bộ phủ Lạng Thương vào cuối năm 1938.

- Chi bộ phủ Lạng Thương được thành lập cuối năm 1938, tại ấp Tam Sơn, thị xã Phủ Lạng Thương (thuộc Tam Sơn Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang ngày nay). Việc thành lập chi bộ Phủ Lạng Thương là kết quả của 10 năm đấu tranh kiên trì, gian khổ của nhân dân Lạng Giang (Trích trong cuốn Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Lạng Giang tập I xuất bản năm 1987). Chi bộ khi thành lập có 05 đảng viên, gồm các đồng chí: Vương Văn Trà, Mai Thị Vũ Trang, Nguyễn Văn Giảng, Nguyễn Văn Lung, Ngô Văn Hiệp (tức Ngô Tuấn Tùng) sau đó chi bộ được phát triển thêm 12 đồng chí. Bí thư chi bộ: Đồng chí Vương Văn Trà.

- Chi bộ Phủ Lạng Thương có vai trò như một Ban cán sự Đảng của tỉnh Bắc Giang, lãnh đạo phong trào cách mạng tỉnh Bắc Giang trong những năm cuối của thời kỳ vận động dân chủ. Nhiều đảng viên của Chi bộ đã đi xây dựng cơ sở ở Đại Từ, Thép Thượng (Lục Nam), An Tràng, Đào Tràng, ấp Tam Sơn…

- Đến nay Đảng bộ huyện Lạng Giang có 48 chi, đảng bộ cơ sở (29 đảng bộ, 19 chi bộ); 428 chi bộ trực thuộc các đảng ủy cơ sở.

Câu 3: Nêu hoàn cảnh ra đời và thời gian thành lập Đảng bộ huyện Lạng Giang? Ai là Bí thư Huyện ủy? Khi thành lập Đảng bộ huyện có những tổ chức cơ sở đảng nào?

* Hoàn cảnh ra đời: Trước tình hình thực tế diễn ra phức tạp, ngày 11/11/1945, Đảng ta tuyên bố tự giải tán, thực chất là rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc và không ngừng củng cố, phát triển Đảng. Các tổ chức đảng ở Lạng Giang rút vào hoạt động bí mật.

- Tháng 10- 1945, Hội nghị đại biểu đảng bộ tỉnh Bắc Giang họp ở đình Đìa Đông (thuộc xã Dĩnh Trì). Hội nghị nêu rõ công tác củng cố và phát triển Đảng phải được tiến hành thường xuyên. Lúc này, cả huyện mới có một chi bộ đảng.

- Phong trào cách mạng trên địa bàn Lạng Giang do một chi bộ đảng lãnh đạo. Từ tháng 02/1946- 7/1946 đồng chí Hồ Quang Thành (Thành Quán) làm bí thư chi bộ; từ tháng 12/1946 đồng chí Hải Oanh thay đồng chí Hồ Quang Thành. Chi bộ chú trọng công tác phát triển đảng viên mới; trong đợt kết nạp đầu tiên tháng 4/1946, Chi bộ đã kết nạp được 05 đảng viên. Từ cuối năm 1946 trở đi, các chi bộ xã Đào Quán, Cần Dinh, Dĩnh Trì, Phi Mô, Tân Dĩnh,Mỹ Thái, Tân Hưng…lần lượt được thành lập…

* Thời gian thành lập: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạng Giang được thành lập cuối năm 1946. Huyện ủy gồm 07 ủy viên, 03 đồng chí trong Ban Thường vụ. Đến quý I năm 1947, đảng bộ Lạng Giang đã có 13 chi bộ với 134 đảng viên. Khoảng giữa năm 1947, đồng chí Nguyễn Thương được tỉnh ủy cử về làm Bí thư huyện ủy Lạng Giang. Số lượng đảng viên trong đảng bộ đã lên tới 230 đồng chí, sinh hoạt ở 18 chi bộ.

* Bí thư Huyện ủy: Đồng chí Dương Quốc Cẩm. Chủ tịch: đồng chí Nguyễn Trọng Hoa. Chủ nhiệm Việt Minh: đồng chí Ngô Duy Phương.

* Khi thành lập Đảng bộ huyện Lạng Giang có 07 tổ chức cơ sở đảng, gồm các chi bộ: xã Đào Quán, Cần Dinh, Dĩnh Trì, Phi Mô, Tân Dĩnh, Mỹ Thái, Tân Hưng.

* Những năm 1947-1949 Đảng bộ có sự trưởng thành nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chú trọng xây dựng Đảng về tổ chức, tăng cường công tác tư tưởng, tuyên truyền sâu rộng đường lối kháng chiến, bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đến Quý I/1947, Đảng bộ huyện đã có 13 chi bộ với tổng số 134 đảng viên. Đến giữa năm 1947, có 18 chi bộ với 230 đảng viên. Tháng 8/1948, lần đầu tiên Đảng bộ huyện tổ chức Hội nghị qoàn Đảng bộ; Hội nghị bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí, do đồng chí Đỗ Văn Soạn làm Bí thư.

- Nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp kháng chiến, công tác phát triển đảng được đẩy mạnh; đến tháng 12/1948 toàn Đảng bộ huyện đã có 648 đảng viên, sinh hoạt ở 22 chi bộ, trong đó: 16 chi bộ làng, 6 chi bộ thuộc các cơ quan công sở. Huyện ủy chỉ đạo chặt chẽ công tác chỉnh huấn tư tưởng, củng cố tổ chức đảng ở cơ sở; Huyện ủy tổ chức các đội chỉnh huấn, củng cố cơ sở về các chi bộ xã giúp đỡ các chi bộ xây dựng chi bộ tự động công tác và hướng dẫn tự phê bình và phê bình. Qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển.

Câu 4: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Lạng Giang đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội? Nêu thời gian, địa điểm tổ chức các kỳ Đại hội? Nêu họ, tên các đồng chí Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện qua các thời kỳ?

ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠNG GIANG QUA 21 KỲ ĐẠI HỘI

- Tháng 01-1959, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lạng Giang lần thứ Nhất được tổ chức. Dự Đại hội có 100 đại biểu, đại diện cho trên 1.000 đảng viên toàn đảng bộ. Đại hội kiểm điểm, đánh giá hoạt động của Đảng bộ, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 1959; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 18 đồng chí (15 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết). Đồng chí Nguyễn Ninh được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Hoàng Tân được bầu làm Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban hành chính (UBHC) huyện.

- Tháng 5/1960, Đảng bộ huyện Lạng Giang tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ II. Đại hội bầu đồng chí Lưu Đình Khoa làm Bí thư Huyện ủy; Đồng chí Nguyễn Tường Lân làm Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBHC huyện.

- Tháng 01-1962, Đảng bộ tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ III, đồng chí Nguyễn Thanh Quất được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Tường Lân làm Phó Bí thư Huyện ủy.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lạng Giang lần thứ IV được tổ chức tháng 4/1963, đồng chí Phạm Các được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Tăng làm Phó Bí thư.

- Ngày 02-10-1964, Đảng bộ huyện tổ chức Đại hội lần thứ V, có 119 đại biểu, đại diện cho 1.874 đảng viên trong toàn Đảng bộ tham dự. Đại hội đã bàn và đề ra phương hướng kiện toàn các cấp ủy, nâng cao chất lượng, đảm bảo tăng cường năng lực lãnh đạo và uy tín của cấp ủy, đảm bảo lãnh đạo hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước, phát triển kinh tế, văn hóa. Đại hội bầu BCH Đảng bộ khóa V gồm 21 ủy viên (19 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết). Đồng chí Vũ Quang Cầu được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Tăng làm Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBHC; đồng chí Nguyễn Văn Nếp làm Phó Bí thư Huyện ủy.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VI được tổ chức tại rừng xóm Tê, thôn Bừng, xã Tân Thanh. Đại hội diễn ra trong 3 ngày từ 09 đến 11-3-1967, có 135 đại biểu tham dự (124 đại biểu chính thức và 11 đại biểu dự khuyết). Đại hội lần này là "Đại hội quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Đại hội thông qua dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa V; tổ chức đón Huân chương Chiến công hạng II về thành tích phục vụ chiến đấu và chiến đấu trong năm 1965-1966. Đại hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ, nhiệm kỳ 1967-1968; bầu BCH Đảng bộ huyện gồm 23 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 9 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Nếp được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Tăng, Phó Bí thư- Chủ tịch UBHC; đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VII tổ chức từ ngày 10- 13/4/1969, tại xóm Thượng (xã Mỹ Thái), tham dự Đại hội có 142 đại biểu chính thức và 10 đại biểu dự khuyết. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ gồm 21 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Nếp được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa làm Phó Bí thư- Chủ tịch UBHC; đồng chí Nguyễn Sơ làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy.

- Từ ngày 19- 23/5/1971, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII được tổ chức tại Hội trường Ủy ban hành chính huyện ở rừng Vôi, làng Chu Nguyên, xã Yên Sơn (nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên). Về dự Đại hội có 150 đại biểu đại diện cho 3.359 đảng viên sinh hoạt ở 36 chi bộ cơ quan, 24 chi bộ xã, thị trấn. Đại hội thảo luận dự thảo nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ II; tập trung thảo luận và bàn biện pháp thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 1971-1972 của Đảng bộ huyện trên các mặt củng cố hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng chiến đấu. Đại hội đã bầu BCH khóa VIII gồm 23 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Nếp tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Sơ làm Phó Bí thư Huyện ủy.

- Từ ngày 26/3 đến ngày 30/3/1973, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lạng Giang lần thứ IX được tổ chức tại xã Yên Mỹ. Đại hội đánh giá thành tích của huyện trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đại hội khẳng định quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ II; đề ra nhiệm vụ chủ yếu cho 2 năm 1973-1974; bầu Ban Chấp hành khóa IX, gồm 23 đồng chí (21 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết). Đồng chí Nguyễn Văn Nếp tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Sơ làm Phó Bí thư- Chủ tịch UBHC, đồng chí Trịnh Văn Tạo được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X (được tổ chức 2 đợt)

Đợt 1: Từ ngày 4 đến 10-4-1976. Đại hội đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980). Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa X gồm 25 ủy viên chính thức và 2 dự khuyết. Ngày 12-4 Ban Chấp hành Đảng bộ bầu đồng chí Nguyễn Xuân Tống làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Sơ làm Phó Bí thư-Chủ tịch UBND. Từ ngày 5/7/1976, đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa làm Bí thư Huyện ủy thay đồng chí Nguyễn Xuân Tống về tỉnh nhận công tác khác.

Đợt 2: Trong 3 ngày, từ 30/10 đến 01/11/1976. Dự Đại hội có 216 đại biểu thay mặt cho toàn thể đảng viên trong Đảng bộ. Đại hội thảo luận, đóng góp bổ sung dự thảo các văn kiện của Trung ương Đảng trình Đại hội toàn quốc lần thứ IV; thông qua nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể những tháng cuối năm 1976, đầu năm 1977; chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và Đại hội Đảng bộ tỉnh.

- Từ ngày 25- 31/5/1977, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI được tổ chức, dự Đại hội có 191 đại biểu. Đại hội quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng; nghiên cứu dự thảo báo cáo chính trị và phương hướng nhiệm vụ thông qua tại Đại hội Đảng bộ tỉnh; đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ. Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa XI gồm 27 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Sơ làm Phó Bí thư Huyện ủy- chủ tịch UBND huyện.

- Tháng 10-1979 Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII được tổ chức. Dự Đại hội có 171 đại biểu và 6 đại biểu của các cơ quan tỉnh về ứng cử đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ V. Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ 2 năm (1980-1981); bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XII gồm 31 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Tân làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Sơ làm Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIII được tổ chức thành 2 đợt.

Đợt 1: từ ngày 29/12/1981 đến ngày 01/01/1982 tại Hội trường UBND huyện. Dự Đại hội có 184 đại biểu thay mặt cho 4.182 đảng viên trong Đảng bộ. Đại hội đã tập trung thảo luận và quán triệt các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V. Đại hội nghiêm túc kiểm điểm những khuyết điểm về công tác xây dựng Đảng, quản lý kinh tế, quản lý xã hội trong nững năm tiếp theo.

Đợt 2: từ ngày 05- 08/01/1983 tại hội trường của huyện, có 187 đại biểu đại diện cho 4.439 đảng viên trong Đảng bộ về dự. Đại hội kiểm điểm tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, đánh giá mọi mặt công tác 2 năm 1981-1982; thông qua phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu 3 năm (1983-1985). Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 31 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hà Văn Cẩm được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Đức Nhuận làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Bạch Công Hinh Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIV tổ chức từ ngày 10 đến 14/9/1986. Tham dự Đại hội có 240 đại biểu (218 đại biểu chính thức và 22 đại biểu dự khuyết) thay mặt trên 5000 đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện. Đại hội tập trung nghiên cứu, thảo luận và đóng góp vào các văn kiện: Dự thảo báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI; báo cáo tổng hợp ý kiến đề nghị bổ sung Điều lệ Đảng; dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá VI; dự thảo báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá XIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIV. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 41 ủy viên (33 ủy viên chính thức và 8 ủy viên dự khuyết). Đồng chí Hà Văn Cẩm được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Đức Nhuận làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Bạch Công Hinh làm Phó Bí thư- Chủ tịch UBND huyện.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV được tổ chức từ ngày 28 đến ngày 30-11-1988 tại hội trường huyện, có 246 đại biểu đại diện cho trên 5.700 đảng viên trong Đảng bộ huyện tham dự. Đại hội kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, rút kinh nghiệm trên các lĩnh vực công tác và đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong nhiệm kỳ mới. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XV gồm 39 uỷ viên, trong đó 4 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành Đảng bộ bầu đồng chí Hà Văn Cẩm làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Bạch Công Hinh làm Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND; đồng chí Nguyễn Đức Nhuận làm Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVI được tổ chức từ ngày 24/10 đến 26/10/1991; có 225 đại biểu chính thức đại diện cho 5.237 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu 32 Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Đồng chí Hà Văn Cẩm được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Đào Xuân Cần làm Phó Bí thư- Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Bạch Công Hinh làm Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện. Đến tháng 3/1993, đồng chí Đào Xuân Cần được điều về tỉnh công tác, Huyện uỷ bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Văn Liêm làm Phó Bí thư- Chủ tịch UBND huyện. Đầu tháng 11/1993, đồng chí Hà Văn Cẩm nghỉ hưu, Huyện uỷ bầu đồng chí Bạch Công Hinh làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy.

- Từ ngày 02 đến 04/01/1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII được tổ chức. Về dự Đại hội có 231 đại biểu, đại diện cho trên 5.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện. Đại hội tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI. Đại hội khẳng định: Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực khắc phục khó khăn, từng bước vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khoá XVII gồm 33 đồng chí. Đồng chí Bạch Công Hinh được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; các đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Văn Liêm được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ. Đến năm 1997, đồng chí Nguyễn Văn Liêm chuyển công tác về tỉnh, đồng chí Nguyễn Đức Kha được bầu làm Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII được tiến hành từ ngày 27 đến 29/11/2000, với sự tham dự của 178 đại biểu, đại diện cho trên 5.000 đảng viên trong huyện. Đại hội đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII trong những năm cuối của thế kỷ XX, đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu cho những năm đầu thế kỷ XXI (giai đoạn 2001-2005). Đại hội đã bầu 33 uỷ viên Ban Chấp hành khoá XVIII. Đồng chí Nguyễn Thế Hùng được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Đức Kha được bầu Phó Bí thư Huyện ủy-Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Nguyễn Mạnh Cường được bầu Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ.

Từ tháng 01/2003 đồng chí Nguyễn Mạnh Cường được bầu làm Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Vũ Văn Chính được luân chuyển về huyện Lạng Giang công tác, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy. Tháng 7/2004, đồng chí Nguyễn Thế Hùng- Bí thư Huyện ủy chuyển lên tỉnh công tác. Tháng 8/2004 đồng chí Vũ Văn Chính làm Bí thư Huyện ủy, đến tháng 7/2005 chuyển công tác khác. Tháng 8/2005 đồng chí Nguyễn Mạnh Cường làm Bí thư Huyện ủy.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX, tổ chức ngày 04- 05/10/2005. Đại hội đã chỉ rõ những nguyên nhân chủ yếu của những kết quả đạt được cần tiếp tục phát huy trong những năm tiếp theo; đồng thời chỉ ra những hạn chế khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng những năm 2001- 2005, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển của huyện trong những năm 2006- 2010. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XIX gồm 39 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Ngô Sách Thực được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ- Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Bùi Ngọc Sơn làm Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ.

Tháng 12/2007, đồng chí Ngô Sách Thực lên tỉnh công tác, đồng chí Vũ Văn Hùng được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ- Chủ tịch UBND huyện.

Đến tháng 6/2008 đồng chí Nguyễn Mạnh Cường chuyển lên tỉnh công tác; tháng 7/2008 Ban chấp hành Đảng bộ huyện bầu đồng chí Bùi Ngọc Sơn làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Giang- Phó Giám đốc Sở Xây dựng được luân chuyển về huyện công tác, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Thường Trực Huyện ủy.

Tháng 6-2010, đồng chí Phạm Giang chuyển lên tỉnh công tác; tháng 7/2010, đồng chí Tạ Huy Cần- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ Chức Huyện ủy được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy.

- Từ ngày 14- 16/7/2010 diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lạng Giang lần thứ XX; có 251 đại biểu, đại diện cho trên 7.000 đảng viên trong Đảng bộ huyện tham dự. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khoá XX gồm 45 đồng chí. Đồng chí Bùi Ngọc Sơn được bầu làm Bí thư­ Huyện ủy trực tiếp tại Đại hội; đồng chí Tạ Huy Cần làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Vũ Văn Hùng làm Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện.

Ngày 01/01/2013, đồng chí Bùi Ngọc Sơn- Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy được điều động về tỉnh công tác, phân công giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; đồng chí Trần Văn Lâm, Tỉnh ủy viên- Chánh Văn phòng Tỉnh ủy được luân chuyển về huyện Lạng Giang công tác, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Huyện ủy Lạng Giang, nhiệm kỳ 2015-2020.

Ngày 01/7/2013, đồng chí Tạ Huy Cần- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy được bầu làm Chủ tịch HĐND huyện.

Tháng 12/2014, đồng chí Vũ Văn Hùng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa- Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND huyện được bầu làm Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lạng Giang lần thứ XXI được tổ chức từ ngày 24-26/6/2015 tại Trung tâm Hội nghị huyện; có 268 đại biểu chính thức đại diện cho trên 7.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện tham dự Đại hội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa XXI gồm 43 đồng chí. Đồng chí Trần Văn Lâm được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Tạ Huy Cần được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa làm Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện.

Từ ngày 01/7/2016, đồng chí Trần Văn Lâm- Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy được điều động, phân công giữ chức Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang; đồng chí Tạ Huy Cần- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện được bầu làm Bí thư Huyện ủy.

Tháng 11/2016, đồng chí Nguyễn Việt Oanh- Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang được luân chuyển về huyện Lạng Giang công tác, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy, giữ chức Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy.

Câu 5: Ông (bà), anh (chị) hãy cho biết những nhiệm vụ trọng tâm, vai trò lãnh đạo của Đảng và những thành quả (kết quả) đạt được trong các giai đoạn lịch sử sau đây của huyện mà ông (bà), anh (chị) tâm đắc:

(1) Lạng Giang dưới ách áp bức của thực dân phong kiến và phong trào đấu tranh tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945?

KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN LẠNG GIANG QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

Huyện Lạng Giang nằm ở phía bắc tỉnh Bắc Giang, trên quốc lộ 1A, trục đường nối từ biến giới về thành phố Bắc Giang và xuống đồng bằng Bắc Bộ. Huyện Lạng Giang có diện tính tự nhiên 246,06 km­­2­­­. Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) và huyện Yên Thế (Bắc Giang). Phía Đông giáp huyện Lục Nam, phía Tây giáp huyện Tân Yên, phía Tây Nam và Nam là thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng. Huyện có 23 xã, thị trấn, đến cuối năm 2009, dân số của huyện là 196.406 người gồm 9 dân tộc.

Lạng Giang có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, phên dậu của kinh thành Thăng Long xưa- thủ đô Hà Nội ngày nay. Tuy không có núi rừng hiểm trở, song với một địa hình tự nhiên sẵn có ba bề bốn mặt sông núi bao che, rừng đồi, đồng ruộng, khe lũng dựng nên thành lũy, Lạng Giang tự tạo cho mình một địa thế chiến lược phòng thủ vững chắc, sẵn sàng đánh bại mọi mưu đồ xâm lược của kẻ thù khi chúng đặt chân đến mảnh đất này.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng với vùng núi, Lạng Giang có cảnh quan khá sinh động với địa hình tự nhiên rừng đồi, đồng ruộng, khe lũng xen lẫn. Tuy vậy nơi đây cũng là vùng đất có điều kiện tự nhiên khí hậu khá khắc nghiệt, trải qua bao thế hệ với bàn tay lao động cần cù và sự sáng tạo nhân dân Lạng Giang đã khai phá đất rừng, bãi hoang thành đồng ruộng màu mỡ phì nhiêu, diện mạo tự nhiên của huyện ngày một đổi thay. Các hệ thống kênh mương dẫn nước từ đầu nguồn sông Thương tạo nên một hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, đủ sức tưới tiêu cho hầu hết diện tích cây trồng. Lạng Giang có hệ thống giao thông đa dạng, phân bố đều, tạo thuận lợi cho hoạt động thông thương, giao lưu với các địa phương trong tỉnh, cả nước.

Lạng Giang nằm trên vùng đất cổ, quá trình hình thành, phát triển gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua những biến cố của lịch sử, với những đổi thay do sự biến đổi của dân cư trong các chặng đường lịch sử phát triển của đất nước, dân tộc, ranh giới, tên gọi hành chính của vùng đất Lạng Giang cũng nhiều lần thay đổi. Tên Châu Lạng có từ thế kỷ XI, đến cuối đời Trần, đổi thành lộ Lạng Giang, gồm 7 huyện: Long Nhỡn, Cổ Dũng, Phượng Sơn, Na Ngạn, Yên Thế, Yên Ninh và Bảo Lộc. Địa giới Bảo Lộc gồm Lạng Giang ngày nay và một phần Lục Nam. Trụ sở huyện Bảo Lộc ở làng Chu Nguyên (nay thuộc thị trấn Vôi). Năm 1895, tỉnh Bắc Giang được thành lập, huyện Bảo Lộc, sau đổi thành huyện Phất Lộc, thuộc Bắc Giang. Năm 1924 huyện Phất Lộc đổi thành phủ Lạng Giang, bao gồm Lạng Giang ngày nay và một số xã của huyện Lục Nam, một số xã phía Bắc sông Thương của huyện Yên Dũng, một số xã của huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang ngày nay. Phủ Lỵ đóng tại phủ Lạng Thương. Ngày 25-3-1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 148/SL quy định bãi bỏ các danh từ như phủ, quận, cấp trên xã và cấp dưới tỉnh thống nhát gọi là cấp huyện.

Với vị trí địa lý thuận lợi hiện nay, Lạng Giang là một trong bốn huyện, thành phố (Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và TP Bắc Giang) được xác định là vùng trọng điểm phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Giang. Trong tiến trình đổi mới và hội nhập, nhiều cụm công nghiệp của huyện được thành lập, nhanh chóng thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế. Một số cụm công nghiệp và một số vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản hình thành. Đây là những yếu tố tích cực tạo tiền đề để huyện phát huy tiềm năng và lợi thế, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.

TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA- LỊCH SỬ CỦA NHÂN DÂN HUYỆN LẠNG GIANG

Nhân dân Lạng Giang có truyền thống yêu nước và cách mạng chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất
Truyền thống yêu nước và cách mạng kiên cường, bất khuất, tự lực tự cường, can trường trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm sớm thể hiện trong việc nhân dân các dân tộc Lạng Giang cùng nhân dân Bắc Giang tham gia cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ quê hương. Trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, vùng đất Bắc Giang nói chung và Lạng Giang nói riêng được coi là phên dậu của kinh thành Thăng Long nên đã trở thành chiến trường của quân và dân cả nước ta chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. Điển hình là trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075- 1077), cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông (1258- 1288), nhân dân các dân tộc Lạng Giang đã có nhiều đóng góp trong việc chặn đánh địch khi chúng qua đây. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đầu thế kỷ XV, nhân dân Lạng Giang đã đóng góp vào các trận đánh Cần Trạm, Hố Cát góp phần tạo nên chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang. Không đầy một tháng (15-10 đến 3-11-1427), trên các trận địa Cần Trạm, Hố Cát, Xương Giang nghĩa quân Lam Sơn có nhân dân Lạng Giang ủng hộ đã tiêu diệt hoàn toàn 9 vạn viện binh địch. Thắng lợi này đã góp phần cùng quân dân cả nước chấm dứt 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (1407-1427), mở ra một trang sử mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) quân dân Lạng Giang cũng đã góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại 29 vạn quân Thanh, giành lại độc lập cho đất nước. Sự đóng góp của nhân dân Lạng Giang bằng việc gom góp, tiếp tế bảo đảm nguồn lương ăn cho quân sỹ trong suốt thời gian chiến đấu; lực lượng dân binh các làng xã kề vai sát cánh cùng nghĩa quân bao vây đánh giặc cũng như trong các trận tiến công…Tiếp nối những trang sử hào hùng chống kẻ thù xâm lược phương Bắc, nhân dân Lạng Giang lại cùng cả dân tộc kiên quyết đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

* Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược:

Ngày 15-3-1884 quân Pháp đánh chiếm phủ Lạng Thương. Sáng ngày 16-3-1884 quân Pháp đánh chiếm Kép.

Với truyền thống yêu nước kiên cường nhân dân các dân tộc Lạng Giang đã đứng lên khởi nghĩa, sớm tham gia hưởng ứng các cuộc khởi nghĩa nông dân và phong trào Cần Vương dưới cờ tụ nghĩa của các thổ hào địa phương dấy binh chống Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bảo Lộc do Cai Biều- tổng Bưởi lãnh đạo (1884-1891) (huyện Bảo Lộc lúc đó thuộc phủ Lạng Giang); khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám cũng tiến hành nhiều hoạt động trên địa bàn Lạng Giang (hoạt động của Cai Kinh (1882-1888); hoạt động của nghĩa quân Yên Thế trên đất Lạng Giang (1894-1896); khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Khắc Nhu lãnh đạo ở xã Tân Thịnh).

Trong thời kỳ tổng khởi nghĩa, Bắc Giang là một trong bốn tỉnh tiến hành cuộc cách mạng tháng tám năm 1945 thành công sớm nhất trong toàn quốc. Bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp, đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của thủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân Lạng Giang đã cùng với quân dân cả nước vượt lên muôn vàn khó khăn gian khổ hi sinh và đã giành thắng lợi vẻ vang góp phần ghi tiếp những chiến công chói lọi vào trang sử vàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

* Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng nghìn lượt người trong huyện đã lên đường nhập ngũ để “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Ở tiền tuyến nhiều người con của Lạng Giang đã lập công xuất sắc, ở hậu phương, nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Trong cuộc chiến đấu ấy, hàng nghìn người con của Lạng Giang đã hi sinh anh dũng, biết bao tấm gương tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã trở thành biểu tượng của lẽ sống, niềm tin của nhân dân ta; nhiều tên đất, tên người đã mãi mãi tạc vào lịch sử.

Nhân dân Lạng Giang có tinh thần đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm sâu đậm, hoà đồng bao dung

Vốn là vùng quê thuần nông với điều kiện tự nhiên nhiều khó khăn, thường xuyên phải khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt từ thượng nguồn sông Thương dồn về, nắng hạn thường xuyên, dịch bệnh nhiều đòi hỏi người dân phải tập hợp lại để đắp đê bảo vệ làng xóm, ruộng đồng. Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng của đất nước là phên dậu của kinh thành Thăng Long, ngay từ buổi đầu dựng nước, nhân dân Lạng Giang đã cùng nhân dân cả nước chống lại các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. Sống trong hoàn cảnh như vậy, người dân lạng Giang sớm đoàn kết, gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống chọi với thiên nhiên và giặc ngoại xâm để sinh tồn. Vì thế tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống thường ngày sớm hình thành trong mỗi người dân. Do những đặc điểm về vị trí, địa hình và do những biến cố lịch sử đất Bắc Giang nói chung và Lạng Giang nói riêng, dân cư được hình thành bởi quá trình định cư lâu dài, kết quả của nhiều đợt thiên di cư của nhiều nhóm cư dân từ nhiều vùng miền tới, nơi quy tụ của nhiều tộc người, dòng họ, tôn giáo, tín ngưỡng, nghề nghiệp trở thành một trong những nơi tụ hội của nhiều luồng dân cư đến sinh sống lập nghiệp. Nhưng dù đến Lạng Giang trong hoàn cảnh nào, họ đều sớm hòa nhập vào một cộng đồng đoàn kết, bao dung, cùng nhau chung lưng đấu cật, đề cao tính cộng đồng xây dựng xóm làng hợp tác tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và trong cuộc sống, trở thành giá trị truyền thống và đạo lý sống của nhân dân.

Cộng đồng dân cư ở Lạng Giang gồm 9 dân tộc anh em. Giữa các dân tộc có bản sắc riêng nhưng có nhiều phong tục tập quán chung, một số làng có chung đình chùa, thờ chung Thành Hoàng… Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, nhân dân các dân tộc đã đùm bọc nuôi giấu và giúp đỡ cán bộ cách mạng. Nhiều phong trào đấu tranh, phong trào tương thân tương ái do Đảng lãnh đạo được nhân dân ra sức ủng hộ. Ngày nay truyền thống đoàn kết quý báu đó tiếp tục được phát huy, phát triển ngày càng phong phú, rực rõ hơn.

Nhân dân Lạng Giang có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo

Từ xa xưa sống trong điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn; để mưu sinh, người dân nơi đây phải vật lộn với thiên tai, kiên trì bền bỉ lao động phát triển sản xuất. Từ đó sớm rèn đúc nên đức tính cần cù chịu thương, chịu khó, căn cơ và lạc quan trong lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống. Quá trình đó để lại nhiều dấu ấn trong các câu chuyện mở làng, lập ấp và tạo nên những xóm làng trù phú. Mặt khác, do sống trên địa bàn trung du, vừa có núi đồi, vừa có đồng bằng, người dân Lạng Giang từ đời này sang đời khác cần mẫn lao động, cải tạo đồi bãi, chế ngự thiên tai đã tạo nên những cánh đồng màu mỡ để cấy lúa, trồng hoa màu và các loại cây ăn quả, cây đặc sản nổi tiếng như cam Bố Hạ, cam Cổ Trang. Ngoài nghề nông, người dân Lạng Giang còn làm một số nghề thủ công như mở lò rèn, sản xuất vũ khí và công cụ lao động, đúc xoong nồi, đan lát rổ rá, làm nón lá…Tuy chưa phát triển thành làng nghề lớn nhưng đã cũng cấp được những vật dụng cần thiết cho sản xuất và cuộc sống.Người Lạng Giang không chỉ giỏi làm ruộng mà còn thạo buôn bán. Trên đất Lạng Giang đã xuất hiện những trung tâm buôn bán. Vào thời Lê, chợ Phú Xuyên cũng được xếp vào hàng những chợ lớn như chợ Đức Thắng (Hiệp Hòa), chợ Vô Tranh (Lục Nam) của tỉnh Bắc Giang. Cần Dinh (Lạng Giang) là một điểm thu thuế thời Lê, Nguyễn. Sách Lê triều hội điển cho biết: Tuần Cần Dinh thuộc Kinh Bắc hàng năm thu được 4551 quan 5 tiền quý, so với 9 xứ khác ở đồng bằng sông Hồng thì trạm thuế này có số thu nhiều nhất, điều này chứng tỏ việc sản xuất buôn bán trong vùng đã khá tấp nập.

Ngày nay phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo của cha ông ta, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền nhân dân đã hăng hái phát triển sản xuất hàng hoá và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước hình thành các vùng chuyên canh như sản xuất hàng hoá, chuyển đổi kinh tế hộ sang kinh tế trang trại; xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả. Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp phát triển, sản phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt hơn, hình thành quy hoạch một số khu cụm công nghiệp, đã thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào, bước đầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng, phong phú; các thị trấn, thị tứ, chợ nông thôn phát triển nhanh tạo thị trường ngày càng mở rộng và hoạt động thương mại- dịch vụ sôi động, bảo đảm cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Nhân dân Lạng Giang có truyền thống văn hóa và hiếu học

Lạng Giang nằm trên vùng đất cổ sớm có con người đến định cư, có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, có đời sống văn hóa dân gian phong phú, thống nhất trong đa dạng, được hình thành qua các thế hệ. Lạng Giang có nhiều danh thắng, di tích lịch sử văn hóa với hàng trăm ngôi đình, đền, chùa lớn nhỏ. Nhiều làng cổ có lai lịch lâu đời nằm trên trục đường thiên lý cổ như làng Chu Nguyên, làng Đại Phú… Nhiều di tích lịch sử gắn với lịch sử chống giặc ngoại xâm như: thành Cần Trạm-Hố Cát-Xương Giang… Nhiều làng có đình, chùa với quy mô và niên đại, kiến trúc, điêu khắc khác nhau. Gắn với hệ thống văn hoá vật thể là các giá trị văn hoá phi vật thể phong phú, với nhiều phường hát, phường chèo, phường tuồng ở các thôn xóm. Nhiều lễ hội được bảo tồn, điển hình như các lễ hội: Hội Đình Sơn (Mỹ Hà), Hội Làng Bừng (Tân Thanh), Hội Cổ Chu Nguyên (thị trấn Vôi), Hội Dương Quan Hạ (Dương Đức), Hội Làng Đại Giáp (Đại Lâm), Hội Làng Đại Phú (Phi Mô), Hội Phù Lão (Đào Mỹ), Hội Tiên Lục bên đình cây Dã Hương cổ thụ nghìn tuổi… Trong hệ thống các di sản văn hoá vật thể phong phú, có nhiều công trình được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, cấp tỉnh. Đến nay có 16 công trình được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.

Đình đền nói chung để thờ Thành hoàng, phần lớn là những người có công với dân với nước, các anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm hoặc những người sáng lập ra làng xã. Vì vậy lễ hội truyền thống của các làng, xã tổ chức hằng năm nhằm ghi nhận, kỷ niệm công trạng của các vị thần, đồng thời thể hiện ước muốn mãnh liệt về một sự trợ giúp siêu nhiên để mỗi vùng, mỗi cộng đồng ngày càng an khang thịnh vượng. Phần lễ được tổ chức theo các nghi lễ truyền thống như rước kiệu Thành hoàng, phần hội thường tổ chức các trò chơi dân gian như chọi gà, thi cờ người, cướp cầu, nấu cỗ…

Truyền thống khoa bảng của Bắc Giang cũng nổi danh trong cả nước. Trải qua 844 năm khoa cử của các triều đại phong kiến (1075- 1919) Bắc Giang có 66 người đỗ từ tiến sĩ đến trạng nguyên, xếp thứ 8 trong các tỉnh thành có người đỗ tiến sĩ trong cả nước. Đối với huyện Lạng Giang cũng có nhiều người đỗ đạt, trong đó có hai ông cháu là người xã Đức Mại (nay là Dương Đức) đỗ tiến sĩ; ông là Nguyễn Xuân Lan sinh năm Canh Dần (1470) đời vua Lê Thánh Tông, đỗ tam giáp; đồng tiến sĩ xuất thân, cháu nội Nguyễn Tảo sinh năm Ất Mão (1555) đời vua Lê Trang Tông. Nguyễn Tảo thi đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), được nhà Mạc trọng dụng làm quan tới chức Thị lang. Cũng ở thời Mạc còn có Trạng nguyên Giáp Hải (1507- 1586) người Dĩnh Kế (nay thuộc thành phố Bắc Giang) đỗ Trạng Nguyên năm 1538 làm quan đến chức Lục bộ Thượng thư tước sách quận công.

Phát huy truyền thống khoa bảng của ông cha, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, hưởng ứng lời kêu gọi chống thất học của Hồ Chủ tịch, chính quyền và Mặt trận Việt Minh các cấp đã phát động một cao trào bình dân học vụ với nhiều hình thức phong phú, sinh động, khích lệ tinh thần học tập. Vì vậy đến năm 1949 hầu hết nhân dân lao động các xã đều biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Ngày nay, sự nghiệp giáo dục tiếp tục được duy trì và phát triển với các phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, nhiều học sinh của huyện Lạng Giang đã thi đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, đạt điểm cao trong các kỳ thi đại học. Lạng Giang có nhiều tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, hàng ngàn người có trình độ thạc sĩ, đại học đã làm rạng rỡ, tô thắm thêm truyền thống văn hiến của quê hương.

Truyền thống văn hóa của nhân dân các dân tộc Lạng Giang là thành quả hàng ngàn năm lao động sáng tạo đấu tranh kiên cường xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, là kết quả giao lưu và hội tụ bởi văn hóa của nhiều dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và trong cộng đồng dân tộc Việt. Truyền thống văn hóa của nhân dân Lạng Giang không ngừng phát huy, phát triển, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và có chuyển biến trên nhiều mặt. Tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước, nhân dân Lạng Giang đã và đang ra sức quyết tâm xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

CHƯƠNG I. LẠNG GIANG DƯỚI ÁCH ÁP BỨC BÓC LỘT CỦA THỰC DÂN PHONG KIẾN VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Chế độ bóc lột tàn khốc của thực dân Pháp và phong trào yêu nước chống Pháp trước khi có Đảng ở Lạng Giang
Là một vùng đất có bề dày truyền thống bất khuất, kiên cuờng chống ngoại xâm, ngay khi thực dân Pháp xâm lược, nơi đây đã là một trong những địa phương chống Pháp quyết liệt. Đặc biệt là phong trào nông dân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.

Sau khi nhà Nguyễn ký điều ước cuối cùng trao quyền thống trị cho thực dân Pháp(1884), ngày 10-10-1895, thực dân Pháp chia Bắc Ninh thành 2 tỉnh: Bắc Ninh và Bắc Giang. Tỉnh Bắc Giang thành lập, lấy phủ lỵ Lạng Giang (phủ Lạng Thương) để đặt tỉnh lỵ. Đến trước cách mạng tháng 8-1945, phủ Lạng Giang gồm 13 tổng: Cần Dinh, Đa Mai, Thọ Xương, Đào Quán, Dĩnh Kế, Thịnh Liệt, Lan Mẫu, Trí Yên, Mỹ Cầu, Phi Mô, Mỹ Thái, Thái Đào, Xuân Đám. Cùng với việc điều chỉnh về địa giới và đơn vị hành chính, thực dân Pháp từng bước hoàn thiện bộ máy thống trị. Ở cấp xã, chính quyền thực dân duy trì thiết chế phong kiến, nhằm cai trị người dân và huy động thuế, phu...Do ở vị trí chiến lược quan trọng lại có nhiều thành luỹ, phủ Lạng Giang có nhiều quân đội đồn trú. Phủ Lạng Giang là một trong những nơi thực dân Pháp triển khai những hoạt động khai thác thuộc địa sớm nhất ở Bắc Kỳ. Tuyến đường sắt phủ Lạng Thương- Lạng Sơn và tuyến đường thuộc địa số 1 (Quốc lộ 1) được xây dựng.

Chúng còn cướp đất lập đồn điền, chúng lập được trên 3.000 ha ruộng đất trên huyện. Để mở rộng đồn điền, từ năm 1902, thực dân Pháp bắt dân đi phu, tạp dịch để xây dựng công trình thuỷ nông Kép. Năm 1908, công trình hoàn thành, đến năm 1913 được mở rộng và năm 1914 hoàn chỉnh với hệ thống đập Cầu Sơn và gần 33km kênh đào chính, 32km mương và khoảng 300km kênh dẫn nước nhỏ, tưới cho 7.500ha. Người đi phu trên các công trường bị cưỡng bức lao động quá sức, bị hành hạ vô cùng tàn nhẫn.

Chính sách cai trị của thực dân Pháp làm biến đổi xã hội Việt Nam. Từ một xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Đời sống kinh tế, văn hoá có những thay đổi sâu sắc. Nông dân mất ruộng đất họ tới các công trường làm việc bán sức lao động, trở thành những “cu li” làm đường, đời sống hết sức khó khăn. Các thứ thuế đánh vào người dân (thuế đinh, thuế điền, sưu dịch và binh dịch…) ngày càng khắc nghiệt hơn và bằng những thủ đoạn thâm hiểm hơn. Thuế điền thổ mỗi năm một tăng.

Đánh giá bài viết
6 2.742
Sắp xếp theo

Bài thu hoạch

Xem thêm