Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc lần 4

Đề thi thử năm 2019 môn GDCD

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc lần 4. Nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Câu 81: Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này pháp luật đã

A. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.

B. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.

C. đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chị A.

D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.

Câu 82: H cấm đoán vợ không được đi lễ chùa vào dịp đầu năm mới. Trong trường hợp này H vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ việc làm.

C. Quan hệ xã hội.

D. Quan hệ tài sản.

Câu 83: Khi muốn đề nghị sửa đổi nội dung trong hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây trong hợp đồng lao động?

A. Tự do ngôn luận.

B. Tự do thực hiện hợp đồng.

C. Tự do, công bằng, dân chủ.

D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 84: Ông X cùng con trai 12 tuổi, mắc nguồn điện 220V vào hàng rào dây thép gai để bảo vệ đàn gà khỏi bị mất trộm. Bà C là hàng xóm biết chuyện này nhưng không nói gì. Tối hôm đó, anh B ăn trộm gà nhà ông X đã bị điện giật chết. Những ai dưới đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý?

A. Ông X và con trai, anh B.

B. Ông X và con trai.

C. Ông X, bà C, anh B.

D. Ông X, bà C.

Câu 85: Trong các nguyên nhân sau đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

A. sự thay đổi cung - cầu.

B. sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu.

C. có điều kiện sản xuất khác nhau.

D. có lợi ích khác nhau.

Câu 86: Sau khi phát hiện hộp sữa vừa mới mua ở siêu thị đã hết hạn sử dụng, anh X quay lại để trình bày. Lãnh đạo siêu thị đã tiếp nhận sự việc, xin lỗi và bồi thường sản phẩm. Việc làm này của siêu thị là thể hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người sản xuất, kinh doanh?

A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

B. Bảo vệ sản phẩm.

C. Thực hiện nghĩa vụ cộng đồng.

D. Nộp thuế đầy đủ.

Câu 87: Nguyên tắc của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là

A. yêu thương, chung thủy, không phân biệt.

B. công bằng, yêu thương, tôn trọng.

C. công bằng, tự do, tôn trọng lẫn nhau.

D. dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

Câu 88: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 89: Quyền nào sau đây không phải là quyền dân chủ của công dân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền bầu cử, ứng cử.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 90: Cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất là biểu hiện của nội dung quan hệ

A. cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả.

B. cung - cầu tác động lẫn nhau.

C. giá cả ảnh hưởng đến thị hiếu.

D. giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu.

Câu 91: Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là

A. áp dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. thực hiện pháp luật.

Câu 92: Quy định mỗi cử tri có một phiếu bầu, mỗi lá phiếu có giá trị như nhau, thể hiện nguyên tắc

A. phổ thông.

B. bình đẳng.

C. trực tiếp.

D. bỏ phiếu kín.

Câu 93: Vào một ngày đẹp trời hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện A là H đã đòi công ty Y phải chi 30 triệu đồng mới làm thủ tục vận chuyển 350m3 gỗ quí. Phía công ty đồng ý, hai bên hẹn gặp nhau tại quán cà phê R. Giám đốc công ty Y đưa cho H phong bì đựng 10 triệu và hẹn vài ngày sau sẽ đưa tiếp 20 triệu đồng, vô tình khi bê đồ uống ra anh K đã nghe thấy câu chuyện và kể lại cho chủ quán. Chủ quán nghe xong liền mắng anh K về tội tò mò. Hành vi của ai sẽ bị tố cáo?

A. K và chủ quán.

B. Anh H và K.

C. Giám đốc công ty và H.

D. Giám đốc công ty và K.

Câu 94: N lái xe máy đi vào đường ngược chiều, đâm vào xe của M đang đi đúng hướng làm xe của M bị hỏng nặng phải đi sửa chữa. N phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự và hành chính.

B. Kỷ luật và dân sự.

C. Dân sự và hình sự.

D. Hành chính và dân sự.

Câu 95: Tỉnh A vừa được đầu tư xây dựng dự án công viên vĩnh hằng với số vốn lên 1500 tỷ đồng. Đây là một dự án được đánh giá mang tầm khu vực. Dự án được đầu tư hệ thống lò đốt bằng công nghệ TurBo của Thủy Điển, sẽ giúp cho quá trình đốt không phát sinh khói bụi, mùi và thời gian được rút ngắn. Tỉnh A đã thực hiện đúng việc bảo vệ môi trường như thế nào?

A. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

B. Bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh.

C. Quản lý tốt chất thải.

D. Phục hồi sự ô nhiễm môi trường.

Câu 96: Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm. Bà T đã chửi bới và rủ chị M xông vào nhà em C để lục soát nên bị chị G - mẹ em C túm tóc và bị bố em C là anh D lấy gậy đánh gãy xương đùi. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Chị G, anh D, em C.

B. Bà T, chị M.

C. Bà T, chị G, anh D, chị M.

D. Anh D, chị M.

Câu 97: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A cùng giám đốc công ty X đã lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỷ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về.

A. trách nhiệm kinh doanh.

B. nghĩa vụ pháp lý.

C. trách nhiệm pháp lý.

D. nghĩa vụ kinh doanh.

Câu 98: Phân chia trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trên cơ sở

A. Điều kiện, hoàn cảnh vi phạm.

B. Mức độ, điều kiện vi phạm.

C. Tính chất, mức độ vi phạm.

D. Tính chất, hoàn cảnh vi phạm.

Câu 99: Trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng, A đã lựa chọn đăng kí xét tuyển vào ngành kế toán của Học viện Ngân hàng theo mơ ước của mình. A đã thực hiện tốt nội dung nào sau đây của quyền học tập?

A. Học không hạn chế.

B. Học thường xuyên, học suốt đời.

C. Học bất cứ ngành nghề nào.

D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 100: Chị A được giám đốc công ty khai thác than Z nhận vào làm nhân viên hành chính. Sau đó, giám đốc điều động chị vào làm trong hầm lò và kí thêm phụ lục hợp đồng thỏa thuận trả lương ở mức cao nên chị đã đồng ý. Nhưng sáu tháng sau chị không nhận được tiền lương tăng thêm. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

A. Áp dụng chế độ ưu tiên.

B. Giao kết hợp đồng lao động.

C. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.

D. Tạo cơ hội tham gia quản lí.

Câu 101: Sự phân phối các yếu tố sản xuất và sức lao động giữa các ngành được gọi là

A. lưu thông hàng hóa.

B. lưu thông tiền tệ.

C. điều tiết tiêu dùng.

D. điều tiết sản xuất.

Câu 102: Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó là

A. sản xuất của cải vật chất.

B. phát triển kinh tế.

C. tăng trưởng kinh tế.

D. cơ cấu kinh tế.

Câu 103: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?

A. Chị N, ông K và cụ P.

B. Chị N, cụ P và chị C.

C. Chị N, ông K, cụ P và chị C.

D. Chị N và cụ P.

Câu 104: Tự ý bắt, giam, giữ người vì những lí do không chính đáng là hành vi vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Đảm bảo cuộc sống tự do.

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Bảo đảm an toàn sức khỏe.

Câu 105: Ông L mới học hết lớp 8 nhưng đã học hỏi chế tạo được chiếc máy nông nghiệp có 5 chức năng: tuốt lúa, tuốt lạc, tẽ ngô, bóc đỗ, thái sắn. Chiếc máy nông nghiệp của ông có thể thay thế cho 12 lao động thủ công. Trong trường hợp này ông L đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền kinh doanh.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền học tập suốt đời.

D. Quyền được phát triển.

Câu 106: Nhà nước ban hành các chương trình kinh tế - xã hội để trực tiếp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có điều kiện phát triển sản xuất là thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. giáo dục.

D. văn hóa.

Câu 107: Anh H cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh M đúng hạn theo hợp đồng nên đã gây thiệt hại cho anh M. Hành vi của anh H là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hành chính.

B. Kỉ luật.

C. Dân sự.

D. Thỏa thuận.

Câu 108: Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, chị A nhận được tin đồn anh B chồng chị đang tổ chức tiệc cưới với chị H tại nhà hàng X. Vốn đã nghi ngờ từ trước, chị A cùng con rể đến nhà hàng, bắt gặp anh B đang liên hoan vui vẻ với các đồng nghiệp, hai mẹ con lao vào sỉ nhục anh thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Chị A, anh B và con rể.

B. Chị A và con rể.

C. Chị A, anh B và chị H.

D. Chị A, anh B, con rể và chị H.

Câu 109: Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà H phản ánh nhà ông P lôi kéo người dân theo đạo Hội thánh đức chúa trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng sáng tụ tập tại nhà ông P để nghe giảng kinh là trái pháp luật. Ông X cắt ngang lời bà H: Đó là quyền tự do tôn giáo, việc của người ta bà nói làm gì. Bà V chen vào: Xã ta đã nhiều tôn giáo rồi, cần gì phải thêm tôn giáo nào nữa. Những ai hiểu sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Bà V, ông X.

B. Bà H.

C. Ông X.

D. Bà H, bà V.

Câu 110: Một bác sĩ sau khi khám cho bệnh nhân đã phát hiện bệnh nhân đó nhiễm HIV, bác sĩ đó đã thông báo cho mọi người về tình hình sức khỏe của bệnh nhân khi chưa được sự đồng ý của họ. Bác sĩ đã sử dụng sai quyền nào trong các quyền dưới đây?

A. Quyền tự do báo chí.

B. Quyền tham gia các vấn đề xã hội.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền tự do thông tin.

Câu 111: Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Chị H, chị Q và anh P.

B. Chị H và chị Q.

C. Chị H, chị Q và anh T.

D. Chị Q và anh T.

Câu 112: Công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau đều bị xử lí như nhau là thể hiện công dân bình đẳng

A. về trách nhiệm pháp lí.

B. về trách nhiệm trước tòa án.

C. về thực hiện pháp luật.

D. về quyền và nghĩa vụ.

Câu 113: Khi được lệnh, cán bộ D làm nhiệm vụ khám xét nhà, truy tìm hung khí đang giấu tại nhà ông B. Ông B không hợp tác mà chống đối, xúc phạm cán bộ D. Cán bộ D đã có lời lẽ nhục mạ và xô xát với ông B làm gãy tay ông B và rơi vỡ một số vật dụng trong gia đình. Cán bộ D đã không vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

C. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

D. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ

Câu 114: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội là

A. Pháp luật có tính quyền lực, không bắt buộc chung.

B. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.

C. Pháp luật có tính bắt buộc chung.

D. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 115: Cơ sở nào để phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động tín ngưỡng với mê tín dị đoan?

A. Nghi lễ.

B. Niềm tin.

C. Hậu quả.

D. Nguồn gốc.

Câu 116: Nghỉ cuối tuần, L rủ H về nhà K chơi. Nhìn nhà K thì bé mà có khu vườn quá rộng, H hỏi K: Sao nhà bạn không làm nhà to ở cho thoải mái? K trả lời: Đất vườn không được làm nhà bạn ạ. Nghe vậy L chêm vào: Ừ. Quê nhà tớ cũng vậy, hình như chỉ đất thổ cư mới được làm nhà, cậu tớ lấy vợ muốn ra ở riêng mà phải làm đơn đề nghị mãi mới được cho phép làm nhà ở khu vườn của ông bà. H chép miệng: Rắc rối nhỉ. Hỏi: Việc quy định không được làm nhà trên đất vườn trong câu chuyện trên, thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính giai cấp và xã hội.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 117: Ông X nhận tiền của H để vận chuyển sừng tê giác về bán cho H. Trên đường vận chuyển thì bị anh T kiểm lâm huyện M bắt giữ. Vì giá trị số hàng quá lớn nên H đòi X trả lại tiền nhưng ông X khất lần không trả. Bà A vợ ông H đã thuê K đến đe dọa ông T đòi trả lại số hàng. Trong trường hợp này, những ai vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?

A. Ông X và H.

B. Ông X, K và bà A.

C. Ông X và K.

D. Anh T, K và bà A.

Câu 118: Trường hợp nào sau đây đang thực hiện quyền được học không hạn chế của công dân?

A. Bạn N được hỗ trợ học phí khi học đại học.

B. Bạn V chọn ngành kĩ thuật vì muốn làm kĩ sư.

C. Bạn Y đang làm hồ sơ xét tuyển đại học.

D. Bạn Q vừa làm công nhân vừa học lớp đại học từ xa.

Câu 119: Chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực

A. văn hóa.

B. xã hội.

C. công vụ.

D. hành chính.

Câu 120: Công dân được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng là nội dung quyền được

A. phát triển.

B. sáng tạo.

C. ưu tiên.

D. học tập.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD

Câu

Đáp án

81

D

82

A

83

D

84

D

85

A

86

A

87

D

88

B

89

D

90

A

91

D

92

B

93

C

94

D

95

B

96

B

97

C

98

C

99

C

100

B

101

D

102

C

103

D

104

A

105

B

106

A

107

C

108

B

109

A

110

C

111

C

112

A

113

B

114

B

115

C

116

D

117

A

118

C

119

B

120

A

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc lần 4. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt uốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 226
Sắp xếp theo

    Thi THPT Quốc Gia môn GDCD

    Xem thêm