Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 Sở GD&ĐT Bắc Giang lần 2

ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi thử môn Sử sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang lần 2 - 2019
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên thí sinh:......................................................................................................
Số báo danh:................................................................................................................
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc?
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
Câu 2: Nhận định nào dưới đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?
A. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ đã tác động đến quan hệ giữa
các nước.
B. Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ
chức quốc tế.
C. Các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu
tranh vừa hợp tác.
D. Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mỹ La tinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị
quốc tế.
Câu 3: Mâu thuẫn cơ bản chủ yếu trong xã hội Việt Nam thời kì 1930 - 1931 là
A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với tay sai phản động Pháp.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với tư sản người Việt và Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
Câu 4: Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, nước nào có nền công nghiệp đứng thứ hai trong thế
giới tư bån?
A. Nhật Bản B. Anh C. Đức D. Pháp
Câu 5: Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. Cuộc mít tinh biểu dương lực lượng ngày 1 tháng 5 năm 1930. B, Đảng Cộng sản Đông Dương
được công nhận là một bộ phận độc lập của Quốc tế Cộng sản.
B.
C. Việc thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
D. Cuộc bãi công liên tục trong 4 tháng của công nhận Vinh - Bến Thủy.
Câu 6: Đường lối đổi mới của Đảng ta là đổi mới toàn diện nhưng trọng tâm là đổi mới trong lĩnh vực
nào?
A. Chính trị B. Kinh tế C. Văn hóa D. Xã hội
Câu 7: Một trong những điểm mới của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương (tháng 5 - 1941) so với Luận cương chính trị (tháng 10 - 1930) của Đảng cộng sản Đông Dương
là gì?
A. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng.
B. Thành lập chính quyền Nhà nước của toàn dân tộc.
C. Hoàn thành triệt để cách mạng ruộng đất.
D. Coi việc chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm.
Câu 8: Từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1930 - 1945 có thể rút ra bài học kinh
nghiệm nào dưới đây?
A. Kết hợp giữa đấu tranh chính trị với vũ trang.
B. Đấu tranh ngoại giao có vai trò quyết định nhất.
C. Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân lớn mạnh.
D. Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Câu 9: Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1961-1965), Mỹ mở các cuộc hành quân “tìm diệt”
nhằm mục đích gì?
A. Tạo thuận lợi trên bàn ngoại giao.
B. Ngăn chặn tiếp viện từ Bắc vào Nam.
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. Giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Câu 10: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam?
A. Cách mạng Tháng Tám thành công
B. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
D. Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh được thành lập
Câu 11: Khó khăn chung của quân và nhân dân Việt Nam khi mở các chiến dịch Biên giới thu - đông
(1950) và Điện Biên Phủ (1954) là gì?
A. Phong trào cách mạng thế giới chưa thắng lợi hoàn toàn.
B. Xa hậu phương của ta nên công tác hậu cần khó khăn.
C. Địa bàn tác chiến miền núi không có lợi cho quân ta.
D. Mỹ muốn quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.
Câu 12: Phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở Gia Định năm 1859 đã buộc thực dân Pháp phải
chuyển sang thực hiện kế hoạch nào?
A. Kết hợp quân sự với chính trị. B. Đánh nhanh thắng nhanh.
C. Kết hợp quân sự với ngoại giao. D. Chinh phục từng gói nhỏ.
Câu 13: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành
nào?
A. Công nghiệp nặng B. Giao thông vận tải
C. Ngoại Thương D. Nông nghiệp
Câu 14: Khi thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mỹ có thủ đoạn nào là mới, thể hiện âm
mưu thâm độc?
A. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm cô lập ta.
B. Đẩy mạnh viện trợ kinh tế quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
C. Kết hợp tấn công ta bằng quân sự, chính trị và ngoại giao.
D. Sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng xung kích ở Đông Dương.
Câu 15: Điểm giống nhau về quy mô giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí
Minh (1975)
A. Huy động đến mức cao nhất về lực lượng
B. Tấn công vào một tập đoàn cứ điểm mạnh
C. Sử dụng hầu hết các binh chủng, quân chủng
D. Tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ cơ quan đầu não của địch
Câu 16: Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt của Mỹ?
A. Chiến thắng Đồng Xoài. B. Chiến thắng Vạn Tường.
C. Chiến thắng Ấp Bắc. D. Chiến Thắng Bình Giã.
Câu 17: Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra
sớm nhất ở khu vực nào tại châu Á?
A. Nam Á B. Đông Nam Á C. Tây Á | D. Đông Bắc Á
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không được ghi trong Hiệp định sơ bộ (6-3-1946)?
A. Việt Nam không nằm trong khối liên hiệp Pháp.
B. Hai bên ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
C. Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc.
D. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do.
Câu 19: Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh Việt Nam có thuận lợi gì?
A. Có được thị trường lớn để xuất và nhập khẩu hàng hóa.
B. Nâng cao trình độ, tập trung vốn và lao động.
C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Đánh giá bài viết
1 422
Sắp xếp theo

    Thi THPT Quốc gia môn Lịch sử

    Xem thêm