Đập đá ở Côn Lôn

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Đập đá ở Côn Lôn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

I. Tìm hiểu chung bài Đập đá ở Côn Lôn

1. Khái quát về Tác giả Phan Châu Trinh

a. Tiểu sử tác giả Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh (1872 – 1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, tự là Tử Cán quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.

Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu (1901), làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan, đi làm cách mạng. Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đối mới mọi mặt (duy tân), làm cho dân giàu nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia.

Năm 1908 ông bị bắt đày đi Côn Đảo. Ba năm sau, khi được trả tự do, Phan Châu Trinh xin sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng công việc không thành.

Năm 1952, Phan Châu Trinh về Sài Gòn, diễn thuyết được vài lần, sau đó ốm nặng rồi mất. Đám tang Phan Châu Trinh trở thành một phong trào vận động ái quốc rộng khắp cả nước.

b. Sự nghiệp văn chương của Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào; tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.

Thể loại: Phan Châu Trinh sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng.

Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)…

2. Khái quát về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

a. Bố cục

Bài văn được chia làm 2 phần

- Phần 1: Bốn câu thơ đầu: Công việc đập đá - tư thế, khí phách người tù.

- Phần 2: Bốn câu sau: Ý chí kiên cường của nhà cách mạng trong cảnh tù đày.

b. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

II. Đọc hiểu văn bản Đập đá ở Côn Lôn

1. Công việc đập đá và khí phách của người tù cách mạng

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lẫy lừng làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

- Làm trai là quan niệm sống anh hùng của các bậc nam nhi dám chống chọi với gian nguy để làm nên sự nghiệp.

- Trong hoàn cảnh tù đày, tác giả bày tỏ quan niệm làm trai → thể hiện lòng kiêu hãnh, bản lĩnh, tự khẳng định trách nhiệm của mình với non sông.

⇒ Khát vọng hành động mạnh mẽ làm rung chuyển núi sông, thay đổi vận mệnh của đất nước.

- Cách dùng từ chọn lọc, đặc sắc, lối nói khoa trương, giọng điệu ngạo nghễ, hào sáng thể hiện tư thế hiên ngang, kiêu hãnh, làm chủ của người tù cách mạng.

- Nghệ thuật đối, lối nói khoa trương, giọng thơ hùng tráng, dùng các động từ mạnh thể hiện khí phách lẫm liệt, ngang tàng đã biến công việc khổ sai cưỡng bức thành công cuộc chinh phục thiên nhiên đầy dũng mãnh. Dựng lên tượng đài uy nghi về người anh hùng.

2. Ý chí kiên cường của nhà cách mạng trong cảnh tù đày

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bề dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con.

- Đối lập giữa thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.

- Đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước với những thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu.

-Thấy mình có tinh thần cứng cỏi trung kiên, không sờn lòng đổi chí trước gian lao thử thách, có sức chịu đựng cả về thể xác lẫn tinh thần.

- Nghệ thuật đối, lối nói khoa trương lãng mạn, hình ảnh ẩn dụ, sử dụng các từ láy nhằm khẳng định thử thách, gian khổ càng tôi luyện ý chí bền bỉ, dẻo dai, càng hun đúc tinh thần sắt son, kiên định của người chiến sĩ cách mạng.

3. Tổng kết

Nội dung: Đập đá ở Côn Lôn giúp ta cảm nhận được một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

Nghệ thuật

- Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng.

- Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ.

- Lối nói khoa trương lãng mạn, sử dụng các từ láy.

III. Bài tập minh họa bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Phân tích bài Đập đá ở Côn Lôn

1/ Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Phan Châu Trinh

- Nêu vài đặc điểm chính về tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn.

2/ Thân bài

- Hình ảnh ngang tàng, khí phách của người anh hùng được thể hiện qua công việc đập đá:

+ Khẩu khí đầy ngang tàng, sừng sững của chí làm trai với lòng kiêu hãnh và khát vọng hành động mãnh liệt:

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non”

- Hình ảnh người tù đẹp đẽ, hùng tráng. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong tư thế ngạo nghễ, vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.

+ Xách búa đánh tan

+ Ra tay đập bể

- Ý chí chiến đấu sắc son của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày.

+ Tháng ngày gian khổ chỉ càng làm tôi luyện sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, hun đúc ý chí chiến đấu sắc son.

+ Tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí trước gian lao thử thách. Có sức chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác lẫn tin thần. Thể hiện sự bất khuất trước gian nguy. Trung thành với lí tưởng yêu nước.

+ Những người có gan làm chuyện lớn khi phải chịu cảnh tù đày chỉ là việc nhỏ. Tự hào kiêu hãnh công việc mình theo đuổi.

3/ Kết bài: Khái quát lại những nội dung cơ bản và giá trị nghệ thuật bài Đập đá ở Côn Lôn

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Đập đá ở Côn Lôn các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật qua tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Đập đá ở Côn Lôn. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
7 7.925
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ Văn 8

    Xem thêm