Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024

Kì thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn đang đến gần, đây chính là thời điểm quan trong để các bạn học sinh tập trung vào việc ôn tập và củng cố lại kiến thức. VnDoc.com gửi tới bạn: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2023 - 2024 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây:

Link tải chi tiết từng bộ:

Tham khảo thêm: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều

I. Phần văn bản

1. Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

  • Nhận biết thể loại truyện ngụ ngôn
  • Biết được một sự việc trong câu chuyện.

Thông hiểu:

  • Xác định và gọi tên thành phần trạng ngữ.
  • Hiểu được ý nghĩa việc làm của nhân vật.
  • Hiểu được ý nghĩa hình ảnh từ nhân vật trong câu chuyện.
  • Hiểu được nghĩa của từ

Vận dụng:

  • Trình bày được suy nghĩ, ý kiến của mình về nội dung của câu chuyện.
  • Rút ra được bài học sâu sắc từ câu chuyện.

2. Tục ngữ

- Khái niệm: Tực ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống

3. Thơ

  • Những cánh buồm
  • Mây và Sóng
  • Mẹ và Quả

4. Văn bản nghị luận

  • Đức tính giản dị của Bác Hồ
  • Tượng đài vĩ đại nhất
  • Soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

II. Thực hành Tiếng Việt

1. Nói quá

2. Mạch lạc văn bản và tính liên kết của văn bản

3. Ẩn dụ

III. Phần Tập làm văn: Nghị luận

Đề 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc

- Đề 2: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Đề 3: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến tán thành)

IV. Đề thi minh họa giữa kì 2 Văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

KIẾN VÀ CHÂU CHẤU

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú Châu Chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn Kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu Chấu cất giọng rủ rê: “Bạn Kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn Châu Chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu Chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của Châu Chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.

Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, Châu Chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn Kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

(Truyện “Kiến và Châu Chấu”- trang 3-NXB thông tin)

Chọn câu trả lời đúng cho các câu 1 đến 8

Câu 1. Truyện Kiến và Châu Chấu thuộc thể loại nào? (Nhận biết)

A. Truyện ngụ ngôn
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại

Câu 2. Vào những ngày hè, chú Châu Chấu đã làm gì? (Nhận biết)

A. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát.
B. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít.
C. Cần cù thu thập thức ăn dự trữ cho mùa đông.
D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa.

Câu 3. Châu Chấu đã rủ Kiến làm gì cùng mình? (Nhận biết)

A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng.
B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích.
C. Cùng nhau về nhà Châu Chấu chơi.
D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông.

Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ? (Thông hiểu)

“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú Châu Chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”

A. chỉ nguyên nhân
B. chỉ thời gian
C. chỉ mục đích
D. chỉ phương tiện

Câu 5. Tại sao Kiến không đi chơi cùng Châu Chấu ? (Thông hiểu)

A. Kiến không thích đi chơi.
B. Kiến không thích Châu Chấu.
C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông.
D. Kiến không muốn lãng phí thời gian.

Câu 6. Theo em, Châu Chấu là hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống? (Thông hiểu)

A. những người vô lo, lười biếng
B. những người chăm chỉ
C. những người biết lo xa
D. những người chỉ biết hưởng thụ

Câu 7. Vì sao Kiến lại có một mùa đông no đủ? (Thông hiểu)

A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực.
B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa.
C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực.
D. Được mùa ngô và lúa mì.

Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì? (Thông hiểu)

A. không có sức khỏe
B. yếu đuối
C. không còn sức để làm
D. yếu ớt

Trả lời câu hỏi:

Câu 9 (1,0 điểm): Nếu là Châu Chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của Kiến? (Vận dụng)

Câu 10 (1,0 điểm): Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện? (Vận dụng)

II. VIẾT (4,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

2. Đề cương ôn tập Văn 7 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Nghị luận xã hội

- Khái niệm: Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người

- Đặc điểm:

  • Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận
  • Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận
  • Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí

- Các văn bản nghị luận xã hội đã học trong chương trình:

2. Tục ngữ

- Khái niệm: là một trong những thể loại sáng tác dân gian

- Công dụng: thường được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm

- Đặc điểm nội dung: thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội

- Đặc điểm hình thức:

  • Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ)
  • Có nhịp điệu, hình ảnh
  • Hầu hết đều có vần, và thường là: vần lưng (vần sát), vần cách
  • Thường có hai vế trở lên, các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
  • Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội

3. Thành ngữ

- Khái niệm: là một tập hợp từ cố định, có nghĩa được xác định bằng nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm (chứ không phải là phép cộng đơn giản từ nghĩa của các từ)

- Công dụng: thành ngữ khi được sử dụng trong giao tiếp (nói hoặc viết) làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc

- Đặc điểm: thành ngữ có thể làm thành một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ nhưng không thể là một câu trọn vẹn

B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Liên kết trong văn bản

- Khái niệm: liên kết là một trong những tính chất trong của văn bản, có tác dụng làm văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức

- Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết

  • Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau
  • Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp

- Một số phép liên kết thường dùng:

  • Phép lặp (lặp lại ở câu đằng sau từ ngữ đã có ở câu trước)
  • Phép thế (sử dụng ở câu sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước)
  • Phép nối (sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước)
  • Phép liên tưởng (sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước)

2. Nói quá

- Khái niệm: nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt:

- Phân biệt nói quá và nói khoác: Phân biệt nói khoác và nói quá lớp 7

3. Nói giảm nói tránh

- Khái niệm: nói giảm nói tránh là biện pháp dùng các diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự

C. VIẾT

1. Viết ngắn

- Đoạn văn thuộc Bài 6: Hành trình tri thức: Viết một đoạn văn trao đổi về ý kiến Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác

- Đoạn văn thuộc Bài 7: trí tuệ dân gian: Hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên

2. Viết bài văn

- Đề 1: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống:

- Đề 2: Viết bài văn trình bày suy nghĩ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn về một vấn đề đời sống

3. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Truyện ngụ ngôn

- Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.

- Đặc điểm:

  • Dung lượng: thường ngắn gọn
  • Hình thức: thường được viết bằng thơ hoặc văn xuôi
  • Nhân vật: con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hóa (biết nói năng, có tính cách, tâm lí như con người)

2. Tục ngữ

- Khái niệm: Tực ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống

3. Thành ngữ

- Khái niệm: Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa toát ra từ cả cụm, chứ không phải được suy ra từ nghĩa của từng thành tố

4. Văn bản nghị luận

- Các vấn đề được bàn trong văn bản nghị luận:

  • Mọi vấn đề của đời sống xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học… đều có thể được nêu ra để bàn trong văn bản nghị luận
  • Văn bản nghị luận có giá trị phải chọn được vấn đề đáng quan tâm, có ý nghĩa với nhiều người
  • Trước một vấn đề được bàn luận có thể có nhiều ý kiến khác nhau

- Mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận

  • Sức thuyết phục của ý kiến phụ thuộc vào việc dùng lí lẽ và bằng chứng
  • Mỗi ý kiến được làm rõ bằng một số lí lẽ
  • Mỗi lí lẽ được củng cố bởi một số bằng chứng
  • Ý kiến cần mới mẻ, sắc bén; bằng chứng cần xác thực, tiêu biểu
  • Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng cần phải có mối liên hệ với nhau tạo thành một hệ thống chặt chẽ

B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Nói quá

- Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, mức độ, quy mô của đối tượng để nhấn mạnh, tắng ức biểu cảm hoặc gây cười

- Phân biệt nói quá và nói khoác: Phân biệt nói khoác và nói quá lớp 7

2. Biện pháp liên kết

Sự gắn kết giũa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản được thể hiện qua các phép liên kết, gắn với các phương tiện (từ ngữ) liên kết cụ thể. Ví dụ:

  • Phép nối (từ ngữ nối: nhưng, tuy nhiên, mặc dù, bên cạnh đó…)
  • Phép thế (đại từ, từ ngữ đồng nghĩa)
  • Phép lặp (lặp lại từ ngữ đã có trong câu trước, đoạn trước)

3. Thuật ngữ

- Khái niệm: Thuật ngữ là từ ngữ dùng để nêu các khái niệm của một số lĩnh vực chuyên môn hoặc ngành khoa học

- Nghĩa của thuật ngữ: là nghĩa quy ước trong phạm vi hẹp của lĩnh vực chuyên môn hoặc khoa học chuyên ngành

- Tác dụng: việc sử dụng chính xác và hợp lí các thuật ngữ, văn bản sẽ có được tính chuyên môn cao và cách biểu đạt hàm súc, tạo thuận lợi cho những cuộc trao đổi, thảo luận bổ ích xung quanh nội dung văn bản

C. VIẾT

1. Viết kết nối với đọc

- Viết kết nối với đọc Bài 6: Bài học cuộc sống

- Viết kết nối với đọc Bài 7: Thế giới viễn tưởng

2. Viết bài văn

- Đề 1: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến tán thành)

- Đề 2: Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Sách cũ

PHẦN A: NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7

I. Văn bản: Biết được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và ý nghĩa các văn bản sau:

1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

2. Tục ngữ về con người và xã hội

3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

4. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

5. Ý nghĩa của văn chương (Hoài Thanh)

6. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

II. Tiếng Việt

1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? BT SGK 16, 17

2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK 29

3. Trạng ngữ.

  • Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì?
  • Về hình thức: Vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì? BT SGK 40, 45

4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động? BT SGK 58, 64, 65

5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? BT SGK 69, 96

III. Tập làm văn

1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận?

2. Đặc điểm của lập luận chứng minh? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố cục?

Một số đề tập làm văn:

Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" ; "Uống nước nhớ nguồn" SGK 51

Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK 59

Đề 4: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người

Đề 5: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

"Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Đề 6: Rừng quý giá vì mang lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.

Đề 7: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.

Đề 8.

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?

Đề 9: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi"

Đề 10: Em hiểu gì về nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".

Đề 11: Tục ngữ ta có câu "Không thầy đố mày làm nên" nhưng lại có câu "Học thầy không tày học bạn". Em hiểu gì về lời dạy qua hai câu ca dao trên

PHẦN B: ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 7

I. Văn bản.

1. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

a. Nghệ thuật:

  • Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đọng.
  • Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
  • Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

b. Ý nghĩa văn bản: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.

2. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tục ngữ về con người và xã hội.

a. Nghệ thuật.

  • Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đọng.
  • Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ,...
  • Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

b. Ý nghĩa văn bản: Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.

3. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

a. Nghệ thuật:

  • Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:
    • Lứa tuổi.
    • Nghề nghiệp.
    • Vùng miền ...
  • Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm ...), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ ... đến ...)
  • Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.

b. Ý nghĩa văn bản: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

4. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.

a. Nghệ thuật:

  • Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
  • Lập luận theo trình tự hợp lí.

b. Ý nghĩa văn bản.

  • Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Bài tập về việc học tập, rèn luyện nói theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.

5. Nghệ thuật và ý nghĩa văn Ý nghĩa của văn chương.

a. Nghệ thuật:

  • Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục, Có cách dẫn chứng đa dạng: Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.
  • Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.

b. Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.

6. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Sống chết mặc bay

a. Nghệ thuật:

  • Xây dựng tình huống tương phản - tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.
  • Lựa chọn ngôi kể khách quan.
  • Lựa chọn ngôi kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.

b. Ý nghĩa văn bản: Phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay.

  • Nhan đề "sống chết mặc bay" là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt nam những năm trước CM Tháng tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.
  • "Sống chết mặc bay" nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm, bài bạc

II. Tiếng Việt.

SGK

III. Tập làm văn.

Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"

GV hướng dẫn theo dàn bài

a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: "Có công ... kim"

b. Thân bài:

  • Xét về thực tế câu tục ngữ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé ..
  • Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực
  • Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực
  • Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong xã hội, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ: Bác Hồ học ngoại ngữ, thầy giáo Nguyễ Ngọc Kí, Trương Hán Siêu luyện chữ....

c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy

Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: ’’Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“; “Uống nước nhớ nguồn“

a. Mở bài:

- Lòng biết ơn là 1 truyền thống đạo đức cao đẹp.

- Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.

b. Thân bài:

- Luận điểm giải thích:

Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào?

- Luận điểm chứng minh..

+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: Con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.

  • Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
  • Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.

+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7 Thương binh liệt sĩ.

+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.

  • Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
  • Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...

c. Kết bài:

- Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.

- Biết ơn là 1 tình cảm thiêng liêng, rất tự nhiên.

- Bài học: Cần học tập, rèn luyện...

Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó

a. Mở bài:

- Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.

- Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

b. Thân bài:

- Lập luận giải thích: Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng

- Luận điểm chứng minh.

+ Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay.

+ Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời.

+ Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu - là gánh nặng của xã hội”

- Ngược lại với “mực” là “đèn”- người bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”

- Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.

- Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định.

c. Kết bài:

- Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội”.

- Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người.

Đề 4: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người. Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Em hãy bày tỏ hiểu biết của mình về vấn đề trên?

a. Mở bài

Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.

b. Thân bài

Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...

* Hiện trạng môi trường sống của chúng ta

- Ô nhiễm nguồn không khí: Các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,...

- Ô nhiễm nguồn nước: Hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,...

- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn....
- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của VN&TG thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng... đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.

* Nguyên nhân - Hậu quả

Nguyên nhân khách quan:

- Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp...

- Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân...

- Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...

Nguyên nhân chủ quan:

- Ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường.

- Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...

- Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế...

Hậu quả

- Ô nhiễm môi trường nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện...

- Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người.

- Ô nhiễm môi trường không khí: gây ra rất nhiều lọai bệnh về đường hô hấp....

* Giải pháp

- Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng)

- Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường xanh - sạch - đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm.

- Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm.

- Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

c. Kết bài

- Việt Nam - một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường là 1 vấn đề hết sức cấp bách...

- Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra mt sống trong lành cho con người,...

- Bài học cho mỗi người dân Việt Nam.

Đề 5: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

“Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

a. Mở bài:

- Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh

- Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù

- Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao”

b. Thân bài:

* Luận điểm giải thích:

“Một cây không làm nên non, nên núi cao”

- Ba cây làm nên non, nên núi cao

- Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc.

* Luận điểm chứng minh:

- Thời xa xưa Việt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm nên những cánh đồng màu mỡ.

- Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước

+ Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung...

+ TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán

+ TK 15: Lê Lợi chống Minh

+ Ngày nay: chiến thắng 1954

+ Đại thắng mùa xuân 1975

- Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước mạnh: Hàng triệu con người đang đồng tâm..

c. Kết bài:

- Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc

- Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập.

Đề 6: Rừng quý giá vì mang lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.

a. Mở bài

Giới thiệu giá trị quý báu, kho tài nguyên của rừng đối với đời sống con người.

b. Thân bài:

* Chứng minh rừng quý giá:

- Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ:

+ Cho hoa thơm quả ngọt

+ Cho vỏ cây làm vật che thân

+ Cho củi, đốt sưởi.

+ Cung cấp các nguồn thực phẩm đa dạng: rau, củ, quả, chim thú,…

- Rừng cung cấp vật dụng cần thiết

+ cho tre nứa làm nhà

+ Gỗ quý làm đồ dùng

+ Cho lá làm nón...

+ Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh

- Rừng mang nhiều lợi ích cho con người.

+ Rừng chắn lũ, giũ nước.

+ Cung cấp ô xi, điều tiết khi hậu

+ Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để nghỉ ngơi, là nguồn du lịch.

+ Rừng điều hoà khí hậu, làm trong lành không khí

- Liên hệ trong chiến tranh.

- Hậu quả tác hại của việc phá rừng.

- Trách nhiệm của con người.

+ Bảo vệ rừng, chống phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng.

+ Khai thác rừng hợp lí, trồng rừng,..

c. Kết bài

- Khẳng định lợi ích to lớn của rừng bảo vệ rừng

- Mọi người cần nâng cao nhận thức về rừng.

.....................

Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 lớp 7 sắp tới, ngoài Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024, các bạn cần thực hành luyện để để nắm được cấu trúc đề thi cũng như làm quen với nhiều dạng đề khác nhau. VnDoc giới thiệu đề thi giữa học kì 2 lớp 7 của đầy đủ các môn, giúp các em học sinh lên kế hoạch ôn thi phù hợp, đúng trọng tâm kiến thức, giúp các em có thể đạt điểm cao khi bước vào kì thi chính thức của mình. 

Đánh giá bài viết
124 62.058
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 7

Xem thêm