Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2019-2020 là đề cương vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2019-2020 là bộ đề cương được giáo viên của trường THPT Thuận Thành 1 biên soạn. Đề cương gồm các phần Đọc văn, Tiếng việt, Làm văn và một số đề thi tham khảo. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2019 - 2020

I. ĐỌC VĂN

Bài 1: Vào phủ Chúa Trịnh – Lê Hữu Trác

1. Nét chính về tác giả Lê Hữu Trác

2. Phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.

3. Những nét đặc sắc trong bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác.

Bài 2: Tự tình – Hồ Xuân Hương

1. Nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Xuân Hương.

2. Hoàn cảnh, tâm trạng và khát vọng sống của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

3. Tâm sự của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua bài thơ.

Bài 3: Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến

1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến.

2. Bức tranh mùa thu.

3. Tấm long của tác giả.

Bài 4: Thương vợ - Trần Tế Xương

1. Cuộc đời và sự nghiệp của Tú Xương.

2. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú.

3. Nỗi lòng thương vợ của ông Tú - vẻ đẹp nhân cách của ông Tú.

Bài 5: Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

1. Nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ.

2. Nghĩa của từ “ngất ngưởng” thể hiện trong bài – phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

3. Vì sao Nguyễn Công Trứ dám sống ngất ngưởng?

Bài 6: Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao Bá Quát

1. Cuộc đời, sự nghiệp của Cao Bá Quát.

2. Hình ảnh bãi cát – ý nghĩa tượng trưng của hình tượng bãi cát.

3. Hình tượng người đi trên cát – tâm sự của tác giả.

Bài 7: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu

1. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

2. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

3. Thể loại Văn tế.

4. Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân được khắc họa trong bối cảnh thời đại của của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

5. Tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân đối với những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn Cần Giuộc.

Bài 8: Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm

1. Hoàn cảnh và mục đích viết Chiếu cầu hiền.

2. Nội dung của Chiếu cầu hiền.

3. Nghệ thuật lập luận.

Bài 9: Khái quát văn học Việt Nam (XX-1945)

1. Đặc điểm cơ bản.

2. Thành tựu chủ yếu.

Bài 10: Hai đứa trẻ - Thạch Lam

1. Nét chính về tác giả Thạch Lam.

2. Bức tranh phố huyện (chiều tối – đêm về - đoàn tàu qua).

3. Giá trị tư tưởng của tác phẩm.

4. Nghệ thuật đặc sắc.

Bài 11: Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân

1. Nét chính về tác giả Nguyễn Tuân.

2. Tập truyện vang bóng một thời.

3. Nội dung truyện (Chữ người tử tù).

- Tình huống truyện.

- Hình tượng Huấn Cao.

- Nhân vật quản ngục.

- Cảnh cho chữ.

- Quan niệm thẩm mỹ của nhà văn.

Bài 12: Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng

1. Nét chính về tác giả.

2. Truyện “Số đỏ” (Hoàn cảnh sáng tác – nội dung – nghệ thuật).

3. Chương “Hạnh phúc của một tang gia”

- Nghệ thuật trào phúng.

- Tình huống.

- Chân dung các nhân vật.

Bài 13: Chí Phèo – Nam Cao

1. Cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nam Cao.

2. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.

II. TIẾNG VIỆT

1. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.

2. Thực hành về thành ngữ điển cố.

3. Ngữ cảnh (Khái niệm – các nhân tố - vai trò).

4. Đặc điểm của văn bản và ngôn ngữ báo chí. Đặc trung cơ bản và các phương tiện diễn đạt.

5. Đặc điểm thơ và yêu cầu đọc thơ.

6. Đặc điểm truyện và yêu cầu đọc truyện.

7. Ôn lại các biện pháp tu từ đã học,các phương thức biểu đạt.

III. LÀM VĂN

1. Thao tác lập luận phân tích.

2. Thao tác lập luận so sánh.

3. Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để làm một bài văn nghị luận.

Đề tham khảo

Thời gian 90 phút

Phần 1: ĐỌC HIỂU (03 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4.

Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm.

Mẹ bảo:

– Nhà ngoại ở cuối con đê.

Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:

– Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.

Con cố.

Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:

– Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!

Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?

Trời vẫn nắng vẫn râm…

Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

(Theo vinhvien.edu.vn)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. “Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:

– Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.” Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó?

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên?

Phần 2: LÀM VĂN (07 điểm)

Cảm nhận bức tranh phố huyện khi đoàn tàu đi qua trong tác phẩm ”Hai đứa trẻ ”của nhà văn Thạch Lam.Vì sao chị em Liên lại cố thức đợi đoàn tàu đi qua phố huyện.

VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2019-2020, chúc bạn đọc ôn tập thật tốt môn Ngữ văn nhé. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số kiến thức các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Đánh giá bài viết
1 411
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm