Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020 vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020 là bộ đề cương tổng hợp lại toàn bộ kiến thức môn Ngữ văn lớp 11 trong học kì 1. Đề cương gồm các phần đọc văn, phần tiếng việt và phần làm văn. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

I. PHẦN ĐỌC VĂN:

1. Nêu nội dung đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ?

2. Nêu những nét cơ bản về nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?

3. Đặc điểm nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?

4. Cho biết những đặc điểm cơ bản và những thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu TK XX đến CMT8?

5. Nêu quan điểm sáng tác của Nam Cao?

6. Những đề tài chính trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao?

7. Cho biết đặc điểm của phong cách nghệ thuật Nam Cao?

8. Hãy lập bảng hệ thống kiến thức theo mẫu sau đây:

STT

Giai đoạn

Tên tác phầm Tác giả (Những
nét chính về c/đ
và SNVH)
Hoàn cảnh ra
đời-Xuất xứ
Những điểm cơ bản
về nội dung
Những điểm cơ bản
về nghệ thuật

*Nắm vững các tác phẩm,tác giả sau đây

a. Về văn bản trữ tình(thơ)

1. Tự tình của Hồ Xuân Hương

2. Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

3. Thương vợ của Tú Xương

4. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

6. Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

b. Về văn bản tự sự

1. Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

2. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

3. Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm

4. Hai đứa trẻ của Thạch Lam

5. Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

6. Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng

7. Chí Phèo của Nam Cao

8. Vĩnh biệt cửu trùng đài của Vũ Như Tô

9. Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia

Lưu ý

+) Về văn bản trữ tình ( thơ):

- Học thuộc lòng tất cả các tác phẩm, đoạn trÝch về thơ trong chương trình (kể cả phần đọc thêm)

- Phân tích làm rõ được giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của từng văn bản thơ.

+) Về văn bản tự sự

- Tóm tắt, nắm những diễn biến chính (nhân vật và sự kiện) của các văn bản trong chương trình.

- Phân tích làm nổi rõ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của mỗi văn bản.

II. PHẦN TIẾNG VIỆT:

1. Bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

- Nêu các yếu tố chung của ngôn ngữ và những yếu tố riêng của lời nói cá nhân

- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.

2. Bài phong cách ngôn ngữ báo chí

- Nêu khái niệm, các phương tiện diễn đạt và những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí

3. Bài một số thể loại thơ truyện.

- Nắm được khái niệm, đặc trưng cơ bản, phân loại và những yêu cầu cụ thể khi đọc thơ, truyện

4. Bài thực hành về thành ngữ, điển cố

5. Bài thực hành về lựa chọn các bộ phận trong câu

6. Bài thực hành về một số kiểu câu trong văn bản

Lưu ý:

- Phải nắm chắc kiến thức lý thuyết và vận dụng để làm các bài tập phần luyện tập của bài học lý thuyết và các bài tập của những bài thực hành

III.PHẦN LÀM VĂN:

1. Ôn tập những thao tác lập luận trong văn nghị luận: Phân tích, so sánh và vận dụng phối hợp hai thao tác nghị luận này trong bài văn nghị luận

2. Nắm được các dạng đề và biết cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

3. Nắm được mục đích yêu cầu cơ bản và biết cách viết một bản tin

4. Nắm được những yêu cầu cơ bản của người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn

IV. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

1. Phân tích diễn biến tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự Tình?

2. Bức tranh thiên nhiên mùa thu và tâm sự kín đáo của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu?

3. Phân tích bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương?

4. Nhân cách nhà nho chân chính được thể hiện trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng?

5. Tâm trạng của lữ khách trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát?

6. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong 15 câu đầu của bài văn tế Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

7. Bức tranh phố huyện và Tâm trạng của Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam?

8. Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù cuả Nguyễn Tuân?

9. Nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

10. Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao qua đó rút ra giá trị nhân đạo của tác phẩm?

VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020, mong rằng bạn đọc có thể ôn tập tốt hơn môn Ngữ văn nhé. Bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức môn Toán 11, Tiếng Anh 11 hay đề thi học kì 2 lớp 11...

Đánh giá bài viết
1 149
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 11

Xem thêm