Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Địa lý trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2019-2020

Bộ đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Địa lý trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Địa lý trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2019-2020 là bộ đề cương tổng hợp về kiến thức môn địa lý lớp 12. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về để có thêm tài liệu ôn tập nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Địa lý trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2019-2020 để bạn đọc cùng tham khảo. Đề cương tổng hợp kiến thức của môn Địa lý trong học kì 1. Đề cương gồm các phần ma trận ôn tập, ma trận đề thi và các câu trắc nghiệm tham khảo. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

TỔ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

I. MA TRẬN NỘI DUNG ÔN TẬP

Tên bài học

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bài 9 &10.

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Nêu được biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới, ẩm, gió mùa qua các thành phần tự nhiên

Giải thích được đặc điểm nhiệt đới, ẩm, gió mùa của các thành phần tự nhiên.

Phân tích được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.

Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên đơn giản trong thực tế.

Bài 11&12

Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Trình bày được sự phân hóa thiên nhiên B-N, Đ-T và theo độ cao, đặc điểm cơ bản của ba miền tự nhiên nước ta.

Giải thích được nguyên nhân tạo ra sự phân hóa thiên nhiên

Đề xuất giải pháp thích ứng với sự phân hóa thiên nhiên trong thực tiễn đời sống, sản xuất

Bài 14

Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Nhận biết được sự suy thoái một số loại tài nguyên thiên nhiên và nguyên nhân. Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

Đề xuất giải pháp để bảo vệ tài nguyên, môi trường trong thực tiễn

Bài 15

Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Biết được các thiên tai thường xảy ra ở nước ta

Hiểu được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đối với sản xuất và đời sống.

Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai ở địa phương.

II. MA TRẬN ĐỀ THI

Chủ đề

Tổng số câu

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

I. LÍ THUYẾT

25

9

7

7

2

Bài 9 &10.

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

10

3

4

2

1

Bài 11&12

Thiên nhiên phân hóa đa dạng

8

3

1

3

1

Bài 14

Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

4

2

1

1

Bài 15

Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

3

1

1

1

II. Thực hành

15

8

4

3

0

- Atlat địa lí Việt Nam

- Bảng số liệu

- Biểu đồ

11

3

1

8

2

2

1

1

1

Tổng cộng

40

70%

30%

42,5%

27,5%

25%

5%

Số câu

40

17

11

10

2

III. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

BÀI 9&10. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI, ẨM, GIÓ MÙA

Câu 1. Ở nước ta, nơi nào có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu?

A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.

B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.

C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.

D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng về thời gian hoạt động bão ở Việt Nam?

A. Mùa bão sớm dần từ Bắc vào Nam.

B. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

C.Thời gian có bão sớm nhất ở Bắc Trung Bộ.

D.Thời gian có bão chậm nhất ở miền Bắc

Câu 3. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm nào?

A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.

B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.

C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.

D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.

Câu 4. Ở vùng Tây Bắc, gió phơn xuất hiện khi nào?

A. Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi ở biên giới Việt Lào.

B. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.

C. Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.

D. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.

Câu 5. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió gì?

A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.

B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.

C. Gió tín phong ở bán cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.

D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp Xibia.

Câu 6. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng nào?

A. Nam Bộ.

B. Tây Nguyên và Nam Bộ.

C. Phía Nam đèo Hải Vân.

D. Trên cả nước.

Câu 7. Một trong các đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa là gì?

A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.

B. Phần lớn sông chảy theo hướng TB - ĐN

C. Phần lớn sông đều ngắn, dốc, dễ bị lũ lụt.

D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

Câu 8. Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta là gì?

A. Rừng rậm nhiệt đới, ẩm, lá rộng thường xanh.

B. Rừng gió mùa thường xanh.

C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.

D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

A. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

B. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.

C. Chỉ hoạt động ở miền Bắc

D. Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc

Câu 10. Đất Feralit ở nước ta thường bị chua vì nguyên nhân nào?

A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3.

B. Có sự tích tụ nhiều Al2O3.

C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan

D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.

Câu 11. Gió phơn khô, nóng ở đồng bằng ven biển MiềnTrung có nguồn gốc từ đâu?

A. Cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam.

B. Cao áp Bắc Ấn Độ Dương.

C. Cao áp ở Nam Á (Cao áp Iran).

D. Cao áp cận chí tuyến ở nam Thái Bình Dương.

Câu 12. Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta là gió nào?

A. Gió mùa hoạt động ở đầu mùa hạ.

B. Gió mùa hoạt động từ tháng 6 đến tháng 9.

C. Gió mùa xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu

D. Gió mùa xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương

Câu 13. Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng nào?

A. Tây Nguyên.

B. Nam Bộ.

C. Bắc Bộ.

D. Cả nước.

Câu 14. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 cho biết, trong 4 địa điểm sau, nơi nào có mưa nhiều nhất?

A. Hà Nội.

B. Huế.

C. Nha Trang.

D. Phan Thiết.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và trang 13, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm sông ngòi nước ta?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Phần lớn các con sông ngắn, dốc.

C. Tất cả các con sông đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam.

D. Hầu hết các con sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và đổ ra biển

Câu 16. Gió mùa Tây Nam (gió mùa mùa hạ) hoạt động trong thời gian nào?

Từ tháng 4 – tháng 10.

B. Từ tháng 5 – tháng 10.

C. Từ tháng 4 – tháng 11 năm sau.

D. Từ tháng 11 – 4 năm sau

Câu 17. Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành gió mùa?

A. Sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa

B. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm

C. Sự hạ khí áp đột ngột

D. Sự chênh lệch nhiệt và khí áp giữa lục địa và đại dương

Câu 18. Biên độ nhiệt năm thay đổi như thế nào?

A. Giảm dần từ Bắc vào Nam.

B. Tăng dần từ Bắc vào Nam

C. Chênh lệch nhau ít giữa Bắc và nam.

D. Tăng, giảm tùy lúc.

Cho bảng số liệu sau

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I (°C)

Nhiệt độ trung bình tháng VII (°C)

Nhiệt độ trung bình năm (°C)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Vinh

17,6

29,6

23,9

Huế

19,7

29,4

25,1

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016)

Dựa vào bảng số liệu trên trả lời từ Câu 19 đến Câu 23

19. Biên độ nhiệt năm cao nhất thuộc về địa điểm nào?

A. Hà Nội.

B. Lạng Sơn.

C. Huế.

D. TP. Hồ Chí Minh

Câu 20. Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng

A. tăng dần từ Bắc vào Nam.

B. giảm dần từ Bắc vào Nam

C. tăng giảm không ổn định.

D. không tăng không giảm

Câu 21. Biên độ nhiệt năm thấp nhất là

A. Vinh.

B. Hà Nội.

C. Huế.

D. TP. Hồ Chí Minh

Câu 22. Nhiệt độ trung bình tháng I giữa Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh chênh nhau bao nhiêu °C?

A. 11,5°C.

B. 12,5°C.

C. 13,5°C.

D. 14,5°C

Câu 23. Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam?

A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam

B. Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam

C. Từ Vinh vào Quy Nhơn nhiệt độ có cao hơn một chút do ảnh hưởng của gió Lào

D. Nhiệt độ trung bình tháng VII có sự thay đổi đáng kể từ Bắc vào Nam

Cho bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Cân bằng ẩm (mm)

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kế, 2016)

Dựa vào bảng số liệu trên trả lời từ Câu 24 đến Câu 25

Câu 24. Cân bằng ẩm của ba địa điểm trên theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. +687, +245, +1868.

B. +687, +1688, +245

C. +687, +1868, +245

D. +687, +1866, +245

Câu 25. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên?

A. Lượng mưa nhiều nhất thuộc về Huế chỉ do dải hội tụ nội chí tuyến hoạt động

B. Càng vào phía Nam lượng bốc hơi càng tăng mạnh

C. Cân bằng ẩm cao nhất là TP. Hồ Chí Minh

D. Hà Nội có lượng mưa cao hơn TP. Hồ Chí Minh

Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng tần suất bão cao nhất nước ta?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Nam Trung Bộ.

C. Nam Bộ.

D. Đông Bắc Bộ.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Nam Trung Bộ.

C. Nam Bộ.

D. Tây Bắc Bộ.

Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20°C?

A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.

B. Biểu đồ khí hậu Sa Pa.

C. Biểu đồ khí hậu Điện Biên Phủ.

D. Biểu đồ khí hậu Hà Nội.

Câu 29.Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ HUẾ (Đơn vị: 0C)

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Hà Nội

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

Huế

19,7

20,9

23,2

26,0

28,0

29,2

29,4

28,8

27,0

25,1

23,2

20,8

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lý 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt nam, 2015)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và Huế?

A. Cả hai địa điểm đều có nhiệt độ cao nhất vào tháng VII.

B. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội thấp hơn Huế.

C. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Huế cao hơn Hà Nội.

D. Biên độ nhiệt năm ở Hà Nội thấp hơn Huế.

Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào dưới đây không có gió Tây khô nóng?

A. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.

B. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.

D. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.

Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận định nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt trung bình của nước ta?

A. Nhiệt độ trung bình năm chủ yếu từ 20ºC đến 24ºC.

B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.

C. Nhiệt độ trung bình tháng I miền Bắc thấp hơn nhiều so với miền Nam.

D. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cao hơn cả nước.

Câu 32. Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI TRẠM HÀ NỘI (Đơn vị:oC)

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Hà Nội

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là

A. 23,5oC.

B. 25,1oC.

C. 20oC.

D. 23oC.

Câu 33. Qua bảng số liệu câu 32, để vẽ biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hà Nội, biểu đồ thích hợp là biểu đồ

A. cột hoặc đường

B. tròn

C. miền

D. cột hoặc miền

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Địa lý trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2019-2020, mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể ôn tập tốt hơn môn Địa lý cho kỳ thi học kì 1 sắp tới nhé. Bên cạnh đó bạn đọc có thể tham khao thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh lớp 12 hoặc đề thi học kì 2...

Đánh giá bài viết
1 141
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 12

Xem thêm