Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 8 môn Sinh học

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 8 môn Sinh học. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức môn Sinh học đã được học trong học kì 2, chuẩn bị thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì. Ngoài ra đây còn là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô nhằm phục vụ công tác giảng dạy.

Câu 1: Bài tiết khác với thải phân là điểm nào? Vai trò của bài tiết?

Câu 2: Trình bày cách vệ sinh mắt? Vệ sinh tai? Vệ sinh hệ thần kinh? Trong vệ sinh hệ thần kinh chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề gì? Vì sao như vậy?

Câu 3: Hãy tìm ví dụ trong thực tiễn đời sống về sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người(PXCĐK)? Nêu ý nghĩa của chúng trong đời sống của con người?

Câu 4: Kể tên các tuyến nội tiết và ngoại tiết? Tại sao nói tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất? Cho biết ý nghĩa của cuộc vận động "Toàn dân dùng muối Iốt"?

Gợi ý đáp án

Câu 1. Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Câu 2. Để bảo vệ hệ thần kinh cần tránh sử dụng những chất gây hại đối với hệ thần kinh như:

- Chất kích thích: rượu, chè, cà phê... thường kích thích làm thần kinh căng thẳng gây khó ngủ, ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.

- Chất gây nghiện: hêrôin, cây cần sa... thường gây tê liệt thần kinh, ăn ngủ kém, cơ thể gầy gò, yếu. Ấy là chưa nói đến tác hại khác về mặt xã hội.

- Các chất khác làm suy giảm chức năng hệ thần kinh.

Câu 3.

Em bé có thói quen bú sữa bằng bình vú, khi lớn phản xạ có điều kiện này không còn phù hợp nữa nên đã bị ức chế và phản xạ mới đã được thành lập: Uống sữa bằng li.

Lúc nhỏ em bé có thể cho bất kỳ ai bồng cũng được (không phân biệt người lạ với người quen) nhưng khi lớn lên em bé dần phân biệt được người lạ, người quen nên chỉ cho những người quen bồng còn người lạ thì sẽ không chịu và khóc.

Câu 4.

Tuyến ngoại tiết: Tuyến lệ, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, tuyến sữa (ở người và động vật có vú); tuyến tơ (ở nhện côn trùng), tuyến tiêu hoá (tuyến nước bọt, tuyến mật...)

- Tuyến nội tiết: Tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến tùng, các tuyến sinh dục (tuyến tiền liệt, tuyến tiền đình...)

Tuyến yên là tuyến chủ đạo của cơ thể. Nó không chỉ tạo ra các hoócmôn cuả riêng nó, mà nó còn ảnh hưởng đến sự sản xuất của các tuyến khác. Tuyến yên được thấy ở đáy não. Nó được nối liền với cấu tạo dưới đồi kiểm soát nhiều mặt của cơ thể. Có nghĩa là các quy trình hoá học khác nhau mà chức năng là giữ cho mỗi bộ phận cơ thể con người hoạt động.

Ý nghĩa của cuộc vận động toàn dân dùng muối iốt

- Muối iôt có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ em và ngưới lớn

+ Làm cho trẻ em phát triển bình thường, hoạt động thần kinh tốt

- Nguyên nhân thiếu muối iôt:

+ Sự hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn, hoạt động tuyến yên bị rối loạn

+ Trong khẩu phần ăn hằng ngày ko có iôt

- Hậu quả:

+ Trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển

+ Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút

=> Cần dùng muối iôt trong khẩu phần ăn hàng ngày

Đánh giá bài viết
2 561
Sắp xếp theo

Sinh học lớp 8

Xem thêm