Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12 mang đến cho quý thầy cô và các bạn học sinh tài liệu tham khảo hữu ích nhằm ôn tập, củng cố lại nội dung kiến thức của môn học. Bài viết gồm có 2 phần kiến thức trọng tâm và bài tập trắc nghiệm.

Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi học kì 2 năm 2022 mới nhất tại:

A. Một số đề thi học kì 2 Hóa 12 có đáp án 

>> Đề thi học kì 2 Hóa 12 năm 2022 

>> Đề thi học kì 2 Hóa 12 năm 2021 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 12

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. ĂN MÒN KIM LOẠI

  • Khái niệm ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học
  • Phương pháp bảo vệ kim loại, chống ăn mòn.

II. KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM

1. Kim loại kiềm

* Cấu hình electron ngoài cùng tổng quát là: ns1

* Tính chất hóa học: Tính khử: M → M+ + 1e

  • Tác dụng với phi kim:
    • Na (cháy trong khí oxi khô tạo ra peoxit, trong không khí tạo ra oxit kim loại)
    • Tác dụng với Clo
  • Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2
  • Tác dụng với H2O → H2

* Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen

2. Kim loại kiềm thổ.

a. Kim loại kiềm thổ

* Cấu hình electron ngoài cùng tổng quát là: ns2

* Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm): M → M+2 + 2e

  • Tác dụng với phi kim
  • Tác dụng với axit:
    • HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2
    • HNO3 và H2SO4 (đặc) tạo ra số oxi của S và N thấp nhất (S-2, N-3)
  • Tác dụng với H2O (Be không khử được, Mg khử chậm) → H2

* Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen.

b. Hợp chất của kim loại kiềm thổ: Nước cứng, cách làm mềm nước cứng.

3. Nhôm

* Cấu hình electron ngoài cùng: 3s23p1

* Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm, kiềm thổ): M → M+3 + 3e

  • Tác dụng với phi kim
  • Tác dụng với axit:
    • HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2
    • HNO3 và H2SO4 (đặc) tạo ra số oxi của S và N thấp nhất (S+6, N+5 xuống thấp hơn)
    • Không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội
  • Tác dụng với H2O (không khử được)

* Hợp chất của nhôm:

  • Al2O3, Al(OH)3 lưỡng tính: vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ.
  • Phản ứng của muối nhôm với dung dịch kiềm.

III. SẮT VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRONG

1. Sắt.

a. Vị trí ô 26, nhóm VIIIB, Ck 4. Cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d64s2

b. TCHH: Tính khử trung bình: (Với chất oxi hóa mạnh Fe bị oxi hóa thành Fe3+: Cl2, O2, HNO3, H2SO4 đặc)

Fe → Fe2+ + 2e

Fe → Fe3+ + 3e

  • Tác dụng với pk
  • Tác dụng với axit:
    • HCl và H2SO4 loãng → Muối sắt II + H2
    • HNO3, H2SO4 đặc → Muối sắt III không giải phóng H2
  • Tác dụng với muối: Chú ý phản ứng Fe với dung dịch AgNO3

2. Hợp chất của sắt II: Tính khử đặc trưng

a. FeO: Chất rắn màu đen, tác dụng được với HNO3 → Muối sắt III

b. Fe(OH)2: Chất rắn màu trắng hơi xanh trong khôn khí → Hidroxit sắt III màu nâu đỏ.

c. Muối sắt II: FeCl2 + Cl2 → FeCl3

3. Hợp chất của sắt III: Tính oxi hóa.

Fe3+ + e → Fe2+

Fe3+ + 3e → Fe

a. Oxit Sắt III Chất rắn màu nâu đỏ

  • Tác dụng với axit mạnh
  • Tác dụng CO, H2 → Fe
  • Nhiệt phân → Fe2O3 + H2O

b. Sắt III hidroxit

  • Tác dụng với axit
  • Tác dụng với bazơ

c. Muối sắt III

  • Fe3+ + Fe → Fe+2
  • Fe3+ + Cu → Fe+2 + Cu2+

3. Hợp kim của sắt

  • Khái niệm, thành phần, tính chất, phân loại của gang, và các pư xảy ra trong hóa trình luyện gang
  • Khái niệm, thành phần, tính chất, phân loại của thép, và các pư xảy ra trong hóa trình luyện thép

4. Crôm và Hợp chất của Crôm

* Tính chất hóa học: Có tính khử mạnh hơn sắt (số oxi hóa thường gặp là +2,+4,+6)

  • Tác dụng với phi kim
  • Tác dụng với axit
  • Tác dụng với H2O

* Hợp chất của Crôm

  • Hợp chất crôm (III):
    • Crom(III) oxit (oxit lưỡng tính, chất rắn, màu lục thẫm)
    • Crôm (III) hidroxit (hidroxit lưỡng tính, chất rắn, màu lục xám)
    • Muối crom (III): Tính khử, tính oxi hóa
  • Crôm (VI): Tính oxi hóa mạnh

C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kim loại nào không tac dụng với nước ở nhiệt độ thường:

A. Be

B. Na

C. K

D. Ba

Câu 2: Oxit dể bị H2 khử ở nhiệt độ cao là:

A. Na2O

B. CaO

C. K2O

D. CuO

Câu 3: Kim loại nào sau đây pư với CuSO4 tạo thành Cu:

A. Fe

B. Ag

C. Cu

D. Na

Câu 4: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dd HCl:

A. Al

B. Zn

C. Fe

D. Ag

Câu 5: Khi để lâu trong không khí ẩm vật lảm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát tới lớp sắt bên trong sẽ xảy ra quá trình:

A. Fe bị ăn mòn hóa học

B. Fe bị ăn mòn điện hóa

C. Sn bị ăn mòn điện hóa

D. Sn bị ăn mòn hóa học

Câu 6: Ở nhiệt độ cao CO có thể khử được:

A. K2O

B. MgO

C. CaO

D. Fe2O3

Câu 7: Để hòa tan sắt ta không thể dùng dd:

A. FeCl3

B. H2SO4 (đ,n)

C. NaOH (đ,n)

D. HNO3 (đ,n)

Câu 8: Cho pư Cu + 2FeCl3 → FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ ion:

A. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+
B. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+
C. Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn Cu2+
D. Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+

Câu 9: Fe tác dụng với dd H2SO4 (l) sản phẩm thu được là:

A. FeSO4 và H2

B. FeSO4 và SO2

C. Fe2(SO4)3 và H2

D. Fe2(SO4)3 và SO2

Câu 10: Kim loại nào sau đây không phản ứng với H2SO4 (l):

A. Cu

B. Fe

C. Al

D. Mg

Câu 11: Các kim loại nào sau đây không phản ứng với HNO3 và H2SO4 (đ/nguội):

A. Al, Cu, Mg

B. Al, Cu, Fe

C. Al, Cr, Mg

D. Al, Cr, Fe

Câu 12: Kim loại M tác dụng được với HCl, Cu(NO3)2, HNO3 đặc nguội, M là:

A. Al

B. Ag

C. Zn

D. Fe

Câu 13: Cặp chất nào không xảy ra phản ứng:

A. Fe + Cu(NO3)2

B. Cu + AgNO3

C. Zn + Fe(NO3)2

D. Ag + Cu(NO3)2

Câu 14: Cho pư sau: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + d NO + e H2O: hệ số a,b,c,d,e, là số nguyên tối giản. Tổng (a+b) là;

A. 7

B. 5

C. 4

D. 10

Câu 15: Phương trình hóa học nào sau đây là đúng:

A. Na + H2O → Na2O + H2

B. MgCl2 + NaOH → NaCl + Mg(OH)2

C. 2NaCl + Ca(NO3)2 → CaCl2 + 2NaNO2

D. 2NaHCO3 → Na2O + 2CO2 + H2O

Câu 16: Chất nào sau đây tác dụng với NaOH tạo ra kết tủa là:

A. KNO3

B. FeCl3

C. BaCl2

D. K2SO4

Câu 17: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất:

A. Au

B. Ag

C. Cu

D. Al

Câu 18: Cho 1,4g một kim loại hóa trị II vào dd HCl thu được 0,56 lit H2 (đktc). Kim loại đó là:

A. Mg

B. Zn

C. Fe

D. Ni

Câu 19: Khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần dùng 2,24 lít CO (dktc). Khối lượng Fe thu được là :

A. 14,5 gam

B. 15,5 gam

C. 16 gam

D. 16,5 gam

Câu 20: Cho 2,16g kim loại R tác dụng với khí clo dư thu được 8,55g muối. Kim loại R là:

A. Mg

B. Al

C. Ca

D. Fe

Câu 21: Ngâm một thanh Fe nặng 21,6g vào dung dịch Cu(NO3)2. Phản ứng xong thu được 23,2g hỗn hợp rắn. khối lượng Cu bám vào thanh Fe là:

A. 12,8 gam

B. 6,4 gam

C. 3,2 gam

D. 1,6 gam

Câu 22: Nhúng một thanh Zn nặng m (g)vào dd CuSO4 sau một thời gian lấy thanhZn ra rửa và sấy nhẹ cân lại thanh Zn thấy khối lượng giảm 0,28g, còn lại 7,8g Zn. Giá trị m là:

A. 28 gam

B. 26 gam

C. 19 gam

D. 20 gam

Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 9,14g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Fe vào dd HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc) và 2,54g chất rắn B và dung dịch C, cô cạn dd C thu được m (g) muối. Giá trị m là:

A. 31,45 gam

B. 40,59 gam

C. 18,92 gam

D. 28,19 gam

Câu 24: Cho 14,5 g hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng với dd H2SO4 loãng thu được 6,72 lít H2 (dktc). Cô cạn dd sau pư thu được m (g) muối. Giá trị m là:

A. 34,3 gam

B. 43,3 gam

C. 33,4 gam

D. 33,8 gam

Câu 25: Cho Na dư vào dung dịch AlCl3 quan sát thấy hiện tượng gì xảy ra:

A. Có bọt khí thoát ra

B. Có kết tủa trắng keo xuất hiện

C. Có kết tủa trắng keo xuất hiện sau đó tan ra

D. Cả A, C đều đúng

Câu 26: Cho Fe tác dụng với dd AgNO3 dư sau phản ứng ta thu được:

A. Fe(NO3)3, Ag

B. Fe(NO3)2 , Ag

C. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, Ag

D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, Fe

Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hóa sau Fe \overset{X}{\rightarrow}Fe2(SO4)3\overset{Y}{\rightarrow} FeCl3 \overset{Z}{\rightarrow}Fe(OH)3. X, Y, Z lần lượt là:

A. H2SO4(đ), BaCl2, dung dịch NH3

B. H2SO4(đ), MgCl2, dung dịch NaOH

C. H2SO4(l), BaCl2, dung dịch NaOH

D. CuSO4, BaCl2, dung dịch NaOH

Câu 28: Hợp kim chứa từ 0,01 – 2% khối lượng C và một lượng ít Si, Mn, Cr, Ni...... là:

A. Thép

B. Gang trắng

C. Inox

D. Gang xám

Câu 29: Nguyên liệu dùng sản xuất gang là:

A. Quặng sắt, chất chảy, không khí

B. Quặng sắt, oxi nguyên chất, than đá

C. Quặng sắt, chất chảy, than đá

D. Quặng sắt, không khí, than đá

Câu 30: Dung dịch CuSO4 sẽ oxi hóa cac kim loại nào sau đây:

A. Zn, Al, Fe

B. Au, Cu, Ag

C. Pb, Fe, Ag

D. Fe, Cu, Hg

Câu 31: Cho phản ứng sau: Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O chất bị oxi hóa là:

A. Cu

B. Cu2+

C. NO3-

D. H+

Câu 32: Trong các chất sau chất nào có tính khử, chất nào vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa:

A. FeSO4

B. Fe, Fe2(SO4)3

C. FeSO4, Fe2(SO4)3

D. FeSO4, Fe

Câu 33: Kim loại nào sau đây đều phản ứng với CuCl2

A. Fe, Na, Mg

B. Na, Mg, Ag

C. Ba, Mg, Hg

D. Na, Ba, Ag

Câu 34: Số oxi hóa đặc trưng của crom là:

A. +2, +3, +6

B. +2, +4, +6

C. +3, +4, +6

D. +1, +2, +4, +6

Câu 35: Để chuyển Fe3+ thành Fe2+ ta cho thêm vào dd muối Fe+3 chất nào sau đây:

A. Fe

B. Cl2

C. HNO3

D. H2SO4

Câu 36. Cấu hình electron của ion Fe3+ là:

A. [Ar] 3d5

B. [Ar] 3d6

C. [Ar] 3d4

D. [Ar] 3d3

Câu 37: Ứng dụng nào sau đây không phải của CaCO3

A. Làm bột nhẹ để pha sơn.

B. Làm chất độn trong công nghiệp

C. Làm vôi quét tường

D. Sản xuất xi măng

Câu 38: Phương pháp nào sau đây dùng đề điều chế Al(OH)3 tốt nhất

A. Cho dd Al3+ tác dụng với dd NH3

B. Cho dd Al3+ tác dụng với dd NaOH

C. Cho dd AlO2- tác dụng với dd H+

D. Cho Al tác dụng với H2O.

Câu 39: Để bảo vê kim loại kiềm ta dung phương pháp nào sau đây:

A. Ngâm trong trong H2O

B. Ngâm trong dầu hỏa

C. Để trong không khí

D. Tất cả đểu dúng

Câu 40: Cho Cl2 và HCl tác dụng với kim loại nào sau đây tạo ra cùng một muối?

A. Zn

B. Cu

C. Fe.

D. Ag

Câu 41: Cation M+ có cấu hình electro ngoài cùng là 2s22p6 M+ là:

A. Na+

B. Cu+

C. K+

D. Ag+

Câu 42: Cho các kim loại sau, Al, Cu, Zn, Ni, Ag số kim loại đẩy được Fe ra khởi dung dịch muối Fe(NO3)3 là:

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 43: Trong quá trình điện phân nóng chảy NaCl quá trình xảy ra ở anot (cực dương ) là:

A. Cl- bị oxi hóa

B. Na+ bị khử

C. Na+ bị oxi hóa

D. Cl- bị khử

Câu 44: Cho các chất sau chất nào không có tính lưỡng tính:

A. ZnSO4

B. NaHCO3

C. Al2O3

D. Al(OH)3

Câu 45: Cho các kim loại sau: Mg, Al, Zn, Cu. Kim loại có tính khử yếu hơn H2 là:

A. Al và Cu,

B. Zn và Cu

C. Mg và Al

D. Chỉ có Cu

Câu 46: Khi để trong không khí nhôm khó bị ăn mòn (bị oxi hóa) là do :

A. Al không tác dụng với oxi

B. Trên bề Al có một lớp Al2O3 bền bảo vệ

C. Al có tính khử mạnh hơn Fe

D. Al có tính khử yếu hơn Fe

Câu 47: Chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu sau:

A. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính

B. Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính

C. Al là một kim loại lưỡng tính

D. Al2O3 là một oxit trung tính

Câu 48: Trong các phương pháp làm mềm nước, phương pháp nào sau đây chỉ khử được độ cứng tạm thời?

A. Phương pháp hóa học

B. Phương pháp troa đổi ion

C. Đun sôi

D. Tất cả đều đúng

Câu 49: Những chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước cứng vĩnh cữu?

A. NaCl

B. Ca(OH)2

C. H2SO4

D. Na2CO3

Câu 50: Cho từ từ Na vào dung dịch CuCl2 ta thấy hiện tượng là:

A. Có khí thoát ra

B. Có kết tủa màu xanh

C. Có khí thoát ra và có kết tủa xanh

D. Không có hiện tượng

............................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Đánh giá bài viết
16 39.334
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Hóa

Xem thêm