Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019 - 2020

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019 - 2020 bao gồm chi tiết các dạng câu hỏi trong chương trình học môn Khoa học lớp 5 cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức, các dạng bài tập chuẩn bị cho các bài thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao.

Câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5

Tuần 18:

Câu 1: Nêu sự chuyển thể của chất?

Câu 2: Chọn các từ, cụm từ cho trước để điền vào chỗ …. trong các câu dưới đây cho phù hợp (nước, sáp, ni-tơ, thủy tinh, kim loại).

a. Ở nhiệt độ cao thích hợp, các chất……..sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

b. Khi được làm lạnh ở nhiệt độ thích hợp thì khí………….sẽ chuyển thành thể lỏng.

c. Trong tự nhiên,……….. có thể tồn tại ở cả 3 thể: rắn, lỏng, khí.

Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Hỗn hợp là gì?

a. Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, làm cho tính chất của mỗi chất thay đổi, tạo thành chất mới.

b. Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau nhưng mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.

Tuần 19: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Dung dịch là gì?

a. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều.

b. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau.

c. Cả 2 trường hợp trên.

Câu 2: Hiện tượng gì xảy ra khi cho vôi sống vào nước?

a. Không có hiện tượng gì. b. Vôi sống hòa tan vào nước tạo thành dung dịch nước vôi.

c. Vôi sống trở lên dẻo quánh thành vôi tôi và kèm theo sự tỏa nhiệt.

Câu 3: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là gì?

a. Sự biến đổi hóa học

b. Sự biến đổi lý học

Tuần 20:

Câu 1: Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động trong đời sống hàng ngày con người cần phải làm gì?

Câu 2: Viết vào chỗ ...... trong bảng dưới đây cho phù hợp.

Hoạt động/ Biến đổi

Nguồn năng lượng

Học sinh học bài

................................

..........................................

Pin

Nước được đun sôi

................................

Xe máy chạy

.................................

...........................................

Thức ăn

Quần áo phơi bị bạc màu

................................

Câu 3: Hãy nêu 3 ví dụ về việc muốn làm vật biến đổi nhiều hơn thì cần nhiều năng lượng hơn.

Tuần 21:

Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là:

a. Mặt Trời

b. Mặt Trăng

c. Gió

d. Cây xanh

Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Vai trò của Mặt Trời đối với cuộc sống con người.

a. Sưởi ấm

b. Làm ấm nước

c. Tạo ra than đá

d. Giúp con người làm khô thức ăn như cá, rau, quả để bảo quản.

e. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 3: Nối chữ ở cột A với chữ ở cột B cho phù hợp:

A

B

a. Chất đốt ở thể rắn

1. củi

2. dầu hỏa

b. Chất đốt ở thể lỏng

3. than cám

4. xăng

5. lá khô

c. Chất đốt ở thể khí

6. than đá

7. bi-ô-ga

Tuần 22

Câu 1: Nêu những việc nên làm để giảm tác hại đối với môi trường khi sử dụng các loại chất đốt.

Câu 2: Viết chữ Đ vào  trước ý kiến đúng, chữ S vào trước ý kiến sai.

Khi làm nhà, cần phải tính đến việc sử dụng năng lượng gió tự nhiên cho tòa nhà.

Người ta không thể tạo ra dòng điện từ năng lượng gió.

Từ năng lượng nước chảy người ta có thể tạo ra dòng điện.

Người ta có thể sử dụng năng lượng nước chảy để làm sạch vật bị bẩn.

Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lượng gió?

a. Quạt máy

b. Thuyền buồm

c. Tua – bin của nhà máy thủy điện

d. Pin mặt trời

Tuần 23

Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Trong các vật dưới đây, vật nào là nguồn nhiệt?

a. Bóng đèn điện

b. Bếp điện.

c. Pin.

d. Cả ba vật kể trên.

Câu 2: Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện?

Câu 3: Nêu vai trò của năng lượng điện?

Tuần 24

Câu 1: Phích cắm và dây điện, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện?

Câu 2: Bạn có thể làm gì để tránh lãng phí điện?

Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người ta lắp thêm vào mạch điện cái gì?

a. Một cái quạt

b. Một bóng đèn điện

c. Một cầu chì

d. Một chuông điện

Tuần 25: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Đồng có tính chất gì?

a. Cứng, có tính đàn hồi.

b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.

c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.

d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Câu 2: Thủy tinh có tính chất gì?

a. Cứng, có tính đàn hồi.

b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.

c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.

d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Câu 3: Nhôm có tính chất gì?

a. Cứng, có tính đàn hồi.

b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.

c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.

d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Tuần 26

Câu 1: Chọn các từ, cụm từ cho trước trong khung để điền vào chỗ ….. trong các câu dưới đây cho phù hợp.

sinh dục, nhị, sinh sản, nhụy

Hoa là cơ quan…………………….của những loài thực vật có hoa. Cơ quan ……………….. đực gọi là ………………………. Cơ quan sinh dục cái gọi là ………………………

Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?

a. Sự thụ phấn

b. Sự thụ tinh

Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?

a. Sự thụ phấn.

b. Sự thụ tinh.

Tuần 27

Câu 1:Nêu quá trình phát triển của hạt từ khi gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây?

Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Người ta có thể sử dụng phần nào của cây mía để trồng?

a. Thân

b. Rễ

c. Ngọn

Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Người ta có thể sử dụng phần nào của cây hoa hồng để trồng?

a. Rễ

b. Lá

c. Cành

Tuần 28

Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

a/ Đa số loài vật được chia thành mấy giống?

a. Hai giống

b. Ba giống

b/ Cơ quan sinh dục đực tạo ra gì?

a. Trứng

b. Tinh trùng

c/ Cơ quan sinh dục cái tạo ra cái gì?

a. Trứng

b. Tinh trùng

d/ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?

a. Sự thụ tinh

b. Sự mang thai.

e/ Trứng đã được thụ tinh gọi là gì?

a. Bào thai

b. Phôi

c. Hợp tử

Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng biện pháp nào?

a. Phun thuốc trừ sâu

b. Bắt sâu

c. Diệt bướm

d. Thực hiện tất cả các việc trên

Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Để tiêu diệt ruồi và gián người ta thường sử dụng biện pháp nào?

a. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, chuồng trại chăn nuôi.

b. Giữ vệ sinh nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, …

c. Phun thuốc diệt ruồi và gián.

d. Thực hiện tất cả các việc trên.

Tuần 29

Câu 1: Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào? Ếch đẻ trứng ở đâu? Trứng ếch nở ra con gì? Nòng nọc sống ở đâu?

Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

a/ Trứng chim sẽ nở thành gì?

a. Ấu trùng.

b. Chim non.

b/ Hầu hết chim non mới nở có thể tự đi kiếm mồi được ngay chưa?

a. Có thể đi kiếm mồi ngay.

b. Chưa thể tự đi kiếm mồi ngay.

Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Loài chim nuôi con bằng cách nào?

a. Cho con bú.

b. Kiếm mồi mớm cho con.

Bài tập ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5 bao gồm các câu hỏi cho từng bài học trong chương trình học kì 2 lớp 5 - Từ tuần 18 - 35 cho các em học sinh tham khảo bao gồm các dạng bài tập trọng tâm, chi tiết giúp các em học sinh ôn luyện ôn thi chuẩn bị cho các bài thi cuối học kì 2. Đồng thời đây cũng là tài liệu cho các thầy cô khi hướng dẫn ôn tập môn Khoa học cuối học kì 2 lớp 5 cho các em học sinh.

Đánh giá bài viết
36 7.243
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Khoa học

    Xem thêm