Đề cương ôn thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Toán năm học 2023 - 2024

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 8 sách mới

Đề cương ôn thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Toán năm học 2023 - 2024 sách mới được VnDoc tổng hợp và đăng tải bao gồm phần kiến thức trọng tâm môn Đại số 8 và Hình học 8 nửa đầu học kì 1. Tài liệu giúp các em ôn tập kiến thức, tích lũy kinh nghiệm giải đề, đồng thời biết cách phân bổ thời gian sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho đề thi Toán giữa kì 1 lớp 8 sắp tới. Sau đây là đề cương ôn thi mời các em cùng tham khảo.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: TOÁN – LỚP 8

Năm học: 2023 – 2024

PHẦN I. NỘI DUNG KIẾN THỨC

ĐẠI SỐ

Đơn thức nhiều biến. Đa thức nhiều biến

Các phép tính với đa thức nhiều biến

Hằng đẳng thức đáng nhớ

Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử

HÌNH HỌC

Hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

Định lí Pythagore

Tứ giác, hình thang cân, hình bình hành

PHẦN II. BÀI TẬP

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong các biểu thức đại số sau, biểu thức nào không phải đơn thức?

A. 2

B.x3y

C. 5x + 9

D. x

Câu 2. Hiệu của hai đơn thức -9y2z và -12y2z bằng:

A. -21y2z

B.3y2z

C. 3y4z2

D. -21y4z2

Câu 3. Thu gọn đơn thức 2.(-3x3y)y2 ta được đơn thức

A. 6x3y3

B.-6x3y3

C. 12x3y3

D. 18x3y3

Câu 4. Kết quả của phép tính (x-1)(x+1) bằng

A. x2– 2x + 1

B. x2 + 2x + 1

C. x2 + 1

D. x2 – 1

Câu 5. Khai triển 4x2 – 25y2 theo hằng đẳng thức được

A. (4x – 5y)(4x + 5y)

B.(4x – 25y)(4x + 25y)

C. (2x – 5y)(2x + 5y)

D.(2x – 5y)2

Câu 6. Viết biểu thức 25x2 – 20xy + 4y2 dưới dạng bình phương của một hiệu

A. (5x – 2y)2

B.(25x – 2y)2

C. (25x – 4y)2

D. (5x + 2y)2

Câu 7. Xác định bậc của đơn thức sau: x2y4.(-3)xy

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 14. Hình chóp tam giác đều có mặt bên là hình gì?

A. Tam giác cân

B. Tam giác đều

C. Tam giác vuông

D. Tam giác vuông cân

Câu 15. Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu mặt?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 16. Hình chóp tam giác đều có đáy là

A. một tam giac đều

B. một hình vuông

C. một hình thoi

D. một hình chữ nhật

Câu 17. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD. Mặt đáy của hình chóp là

A. tam giác SAB

B. hình vuông ABCD

C. tam giác ABC

D. hình thoi ABCD

Câu 18. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm, AC = 8cm thì độ dài cạnh BC là

A. 10 cm

B. cm

C. 14 cm

D. 2 cm

Câu 19. Câu nào dưới đây không đúng?

A. Hình bình hành có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau.

B. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau.

C. Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

D. Hình bình hành có hai cặp góc đối bằng nhau.

Câu 20. Điều nào dưới đây không đúng?

A. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

B. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

C. Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.

D. Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về xem trọn bộ

Đề cương ôn tập Toán 8 giữa học kì 1 chương trình cũ

Đại số 8

A. LÝ THUYẾT

Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức? Lấy một ví dụ minh họa?

Viết bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.

Nêu các phương pháp phân tích thành nhân tử.

Phát biểu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức? Lấy ví dụ minh họa?

B. BÀI TẬP

1. Dạng thực hiện phép tính

Bài 1. Tính:

a. x2(x – 2x3)         b. (x2+ 1) (5 – x)                  c. (x – 2)(x2 + 3x – 4)

d. (x – 2) (x – x2+ 4)              e. (x2– 1) (x2 + 2x)                    f. (2x – 1)(3x + 2)(3 – x)

Bài 2. Tính:

a. (x – 2y)2

b. (2x2+3)2

c. (x – 2)(x2 + 2x + 4)

d. (2x – 1)3

Bài 3: Rút gọn biểu thức

a. (6x + 1)2+ (6x – 1)2– 2(1 + 6x)(6x – 1)

b. 3(22 + 1)(24 + 1)(28 + 1)(216 + 1)

c. x(2x2– 3) – x2(5x + 1) + x2.

d. 3x(x – 2) – 5x(1 – x) – 8(x2 – 3)

Bài 4. Tính nhanh:

a. 1012

b. 97.103

c. 772+ 232+ 77.46

d. 1052 – 52

Bài 5. Thực hiện phép tính rồi tính giá trị của biểu thức:

a. A = (x – y)(x2+ xy + y2) + 2y3 tại x = và y =

b. B = x(x – y) + y(x + y) tại x = -6 và y = 8

c. C = x2+ 4y2 – 4xy tại x = 18 và y = 4

2. Dạng toán phân tích đa thức thành nhân tử

Bài 6. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử

a. 1 – 2y + y2 b. (x + 1)2– 25 c. 1 – 4x2 d. 8 – 27x3

b. 27 + 27x + 9x2+ x3 f. 8x3 – 12x2y + 6xy2 – y3 g. x3 + 8y3

Bài 7 . Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a. 3x2– 6x + 9x2 b. 10x(x – y) – 6y(y – x) c. 3x2 + 5y – 3xy – 5x

b. 3y2– 3z2+ 3x2 + 6xy e. 16x3 + 54y3 f. x2 – 25 – 2xy + y2

c. x5– 3x4+ 3x3 – x2.

Bài 8: Phân tích đa thức thành nhân tử

a. 5x2– 10xy + 5y2– 20z2 b. 16x – 5x2 – 3

b. x2– 5x + 5y – y2 f. 3x2 – 6xy + 3y2 – 12z2

c. x2+ 4x + 3 h. (x2+ 1)2 – 4x2

d. x2– 4x – 5

3. Dạng tìm x

Bài 9: Tìm x, biết

a. (x – 2)2– (x – 3)(x + 3) = 6            b. 4(x – 3)2– (2x – 1)(2x + 1) = 10

b. (x – 4)2– (x – 2)(x + 2) = 6           d. 9 (x + 1)2– (3x – 2)(3x + 2) = 10

c. x(x2– 4) = 0                                f. (2x – 3)2 – (x – 2)2 = 0

d. x3+ 4x2+ 4x = 0                           h. (x – 1) 2 x2 – 6x–9 = 0

Dạng toán về phép chia đơn thức

Bài 10. Làm phép chia:

a. 3x3y2: x2 b. x5: 4x2

b. 5x3: x2 d. 3x2y : xy

Các dạng toán khác

.................................

Hình học 8

A. LÝ THUYẾT

Định nghĩa tứ giác ABCD. Nêu tính chất tổng 4 góc của tứ giác

Phát biểu định nghĩa tính chất, dấu hiệu nhận biết của các tứ giác đặc biệt: Hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật.

Phát biểu định nghĩa và nêu các tính chất của đường trung bình tam giác, đường trung bình hình thang?

Thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng? .Thế nào là hình có trục đối xứng?

Thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm ? Thế nào là hình có tâm đối xứng?

B. BÀI TẬP

Các dạng bài tập chủ yếu: Tính góc của tứ giác

Vận dụng tính chất đường trung bình của tam giác của hình thang

Vận dụng các kiến thức của các hình tứ giác đặc biệt

1. Dạng bài tập về tứ giác

Bài 1. Cho hình thang ABCD (AB // CD). Gọi E và F theo thứ tự là trung điểm của AD và BC. Gọi K là giao điểm của AC và EF.

a. CM: AK = KC.

b. Biết AB = 4cm, CD = 10cm. Tính các độ dài EK, KF.

Bài 2. Cho tam giác ABC. Gọi D, M, E theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CA.

a. CM: Tứ giác ADME là hình bình hành.

b. Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?

c. Trong trường hợp tam giác ABC vuông tại A, cho biết AB = 6cm, AC = 8cm, tính độ dài AM.

Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A có góc ABC = 60o, kẻ tia Ax song song với BC. Trên Ax lấy điểm D sao cho AD = DC.

a. Tính các góc BAD và DAC.

b. Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân.

Bài 4: Cho tứ giác ABCD có AC vuông góc với BD. E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA

a. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?

b. Biết độ dài các đường chéo AC và BD lần lượt là 8cm và 10 cm. Hãy tính chu vi của tứ giác EFGH.

Bài 5: Cho hình thang cân ABCD (AB//CD và AB<CD) có AH, BK là đường cao.

a. Tứ giác ABKH là hình gì? Vì sao?

b. Chứng minh: DH = CK;

c. Gọi E là điểm đối xứng với D qua H. Chứng minh ABCE là hình bình hành.

.......................................

Để có thể đạt điểm cao trong kì thi giữa học kì 1 lớp 8 sắp tới, các em học sinh cần lên kế hoạch ôn tập phù hợp, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 8 trên VnDoc sẽ là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Đánh giá bài viết
52 40.750
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    cảm ơn VnDoc

    Thích Phản hồi 11:39 27/10
    • Bon
      Bon

      đúng tài liệu mình cần

      Thích Phản hồi 11:39 27/10
      • Cà Rốt
        Cà Rốt

        hay

        Thích Phản hồi 11:39 27/10

        Đề thi giữa kì 1 lớp 8

        Xem thêm