Đề khảo sát chất lượng môn Sinh học lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc (Lần 2)

VnDoc - Ti tài liệu, văn bản pháp lut, biu mu min phí
Đề kho sát chất lượng môn Sinh hc lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường
THPT Nguyn Viết Xuân - Vĩnh Phúc (Lần 2)
I. Nhn biết
Câu 1: Trong hình thức trao đổi khí bng phổi ( chim, thú, ) khí O
2
CO
2
được trao đổi
qua thành phần nào sau đây?
A. B mt phế qun . B. B mt khí qun . C. B mt túi khí . D. B mt phế nang .
Câu 2: Nhng ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
A. Lá cây h đậu xoè ra và khép li, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười gi n vào bui sáng, hiện tượng thc ng ca chi cây bàng.
C. Hoa mười gi n vào bui sáng, khí khổng đóng mở.
D. S đóng mở ca lá cây trinh n khí khổng đóng mở.
Câu 3: Trong h tuần hoàn kín, máu lưu thông
A. vi tốc độ nhanh và không trn ln dch mô B. vi tốc độ chm và không trn ln dch mô
C. vi tốc độ chm và trn ln dch mô D. vi tốc độ nhanh và trn ln dch mô
Câu 4: Quy luật phân li độc lp góp phn gii thích hiện tượng
A. các gen nm trên cùng mt nhim sc th.
B. các gen phân li và t hp trong gim phân.
C. s di truyn các gen tn ti trong nhân tế bào.
D. biến d t hp phong phú loài giao phi.
Câu 5: động vật đa bào bậc thp
A. khí O
2
và CO
2
được khuếch tán qua b mt tế bào
B. khí O2 và CO2 tiếp xúc và trao đổi trc tiếp với cơ thể
C. khí O
2
và CO
2
được khuếch tán qua b mặt cơ thể
D. khí O
2
và CO
2
tiếp xúc và trao đổi trc tiếp vi tế bào
Câu 6: Mã di truyn là:
A. mã b bn, tc là c bốn nuclêôtit xác định mt loi axit amin.
B. mã b mt, tc là c một nuclêôtit xác định mt loi axit amin.
C. mã b hai, tc là c hai nuclêôtit xác định mt loi axit amin.
D. mã b ba, tc là c ba nuclêôtit xác định mt loi axit amin.
Câu 7: thuật chuyn một đoạn ADN t tế bào cho sang tế bào nhn bng th truyền được
gi là
A. kĩ thuật to ADN tái t hp. B. kĩ thuật chuyn gen.
VnDoc - Ti tài liệu, văn bản pháp lut, biu mu min phí
C. kĩ thuật ghép các gen. D. kĩ thuật t hp gen.
Câu 8: S cá th d hp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hin rõ nht :
A. qun th t phi và ngu phi. B. qun th giao phi có la chn.
C. qun th ngu phi. D. qun th t phi.
Câu 9: Sau khi điện thế hoạt động lan truyn tiếp màng sau, axêtincôlin phân hy thành
A. axêtin và côlin . B. axêtat và côlin . C. axit axetic và côlin . D. estera và côlin .
Câu 10: Cân bng ni môi là:
A. Duy trì s ổn định của môi trường trong cơ quan
B. Duy trì s ổn định của môi trường trong cơ thể.
C. Duy trì s ổn định của môi trường trong tế bào.
D. Duy trì s ổn định của môi trường trong mô.
Câu 11: Đột biến gen ln s biu hin trên kiu hình
A. khi trng thái d hp t và đồng hp t. B. khi trạng thái đồng hp t.
C. ch mt phần cơ thể mang đột biến. D. thành kiu hình ngay thế h sau.
Câu 12: B phn thc hiện trong cơ chế duy trì cân bng ni môi là:
A. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
B. Tuyến ni tiết.
C. Th th hoặc cơ quan thụ cm.
D. Trung ương thần kinh.
Câu 13: Đin thế hoạt đng lan truyn trên si thần kinh bao miêlin nhanh hơn so vi si
thn kinh không có bao miêlin vì xung thn kinh
A. không lan truyn liên tc .
B. lan truyn theo kiu nhy cóc .
C. không lan truyn theo kiu nhy cóc .
D. lan truyn liên tiếp t vùng này sang vùng khác .
Câu 14: Mt qun th có cu trúc di truyn 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tn s tương
đối ca alen A, a lần lượt là:
A. 0,7 ; 0,3 . B. 0,3 ; 0,7 . C. 0,8 ; 0,2 . D. 0,2 ; 0,8 .
Câu 15: nhng loài giao phối (động vật có vú và người), t l đực cái xp x 1: 1 vì
A. vì cơ thể XY to giao t X và Y vi t l ngang nhau.
B. s con cái và s con đực trong loài bng nhau.
C. vì s giao t đực bng vi s giao t cái.
VnDoc - Ti tài liệu, văn bản pháp lut, biu mu min phí
D. vì sc sng ca các giao t đực và cái ngang nhau.
Câu 16: Khi một gen đa hiệu b đột biến s dn ti s biến đổi
A. mt trong s tính trng mà nó chi phi. B. mt lot tính trng do nó chi phi.
C. toàn b kiu hình của cơ thể. D. mt tính trng.
Câu 17: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá th mang tính trng tri vi 1 cá th lặn tương ứng
được gi là
A. lai phân tích. B. lai khác dòng. C. lai ci tiến. D. lai thun-nghch..
Câu 23: Mt qun th giao phi có thành phn kiu gen dAA + hAa + raa = 1 s cân bng
di truyn khi
A. d.r = (h/2)
2
B. d = h = r C. tn s alen A = a D. r = h .
Câu 24: Hiện tượng nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười gi n vào bui sáng, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười gi n vào bui sáng, hiện tượng thc ng ca chi cây bàng.
C. S đóng mở ca lá cây trinh n, khí khổng đóng mở.
D. Lá cây h đậu xoè ra và khép li, khí khổng đóng mở.
Câu 25: rui gim khi lai rui cái mắt đỏ thun chng vi ruồi đực mt trắng được
F
1
100% mắt đỏ. Cho rui F
1
lai với nhau được F
2
3mắt đỏ: 1 mt trng.Rui mt trng toàn
là ruồi đực. Kiu gen ca rui cái F
1
là:
A. X
A
X
a
. B. X
A
X
A
. C. AB/ab . D. Aa.
Câu 26: Hiện tượng hoán v gen làm tăng tính đa dạng các loài giao phi vì
A. tt c các NST đều xy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương ứng.
B. đời lai luôn luôn xut hin s loi kiu hình nhiu và khác so vi b m.
C. gim phân to nhiu giao t, khi th tinh to nhiu t hp kiu gen, biu hin thành nhiu
kiu hình.
D. trong trong quá trình phát sinh giao t, tn s hoán v gen có th đạt ti 50%.
Câu 27: Một con mèo đang đói, chỉ nghe thy tiếng bày bát đĩa lách cách, đã vội vàng
chy xung bếp. Đó là hình thức hc tp nào?
A. Điu kiện hóa đáp ứng. B. Hc khôn.
C. Điu kiện hoá hành động . D. Quen nhn.
Câu 28: X mu vt khởi đầu bng tia phóng x gây …(?)…, nhằm to ngun nguyên liu
cho chn ging. Cm t phù hp trong câu là
A. biến d t hp. B. đột biến gen C. đột biến NST. D. đột biến.

Đề khảo sát chất lượng môn Sinh học lớp 12

VnDoc mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo Đề khảo sát chất lượng môn Sinh học lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc (Lần 2), nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Sinh học một cách đơn giản hơn.

Đề khảo sát chất lượng môn Sinh học lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc (Lần 2)

  1. Nhận biết

Câu 1: Trong hình thức trao đổi khí bằng phổi ( chim, thú, … ) khí O2 và CO2 được trao đổi qua thành phần nào sau đây?

  1. Bề mặt phế quản . B. Bề mặt khí quản . C. Bề mặt túi khí . D. Bề mặt phế nang .

Câu 2: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?

  1. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
  2. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
  3. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
  4. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.

Câu 3: Trong hệ tuần hoàn kín, máu lưu thông

  1. với tốc độ nhanh và không trộn lẫn dịch mô B.với tốc độ chậm và không trộn lẫn dịch mô
  2. với tốc độ chậm và trộn lẫn dịch mô D.với tốc độ nhanh và trộn lẫn dịch mô

Câu 4: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

  1. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
  2. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.
  3. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào.
  4. biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.

Câu 5: Ở động vật đa bào bậc thấp

  1. khí O2và CO2 được khuếch tán qua bề mặt tế bào
  2. khí O2 và CO2 tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với cơ thể
  3. khí O2và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể
  4. khí O2và CO2 tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với tế bào

Câu 6: Mã di truyền là:

  1. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.
  2. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.
  3. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.
  4. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

Câu 7: Kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền được gọi là

  1. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. B.kĩ thuật chuyển gen.
  2. kĩ thuật ghép các gen. D.kĩ thuật tổ hợp gen.

Câu 8: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:

  1. quần thể tự phối và ngẫu phối. B.quần thể giao phối có lựa chọn.
  2. quần thể ngẫu phối. D.quần thể tự phối.

Câu 9: Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin phân hủy thành

  1. axêtin và côlin . B.axêtat và côlin . C. axit axetic và côlin . D. estera và côlin .

Câu 10: Cân bằng nội môi là:

  1. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan
  2. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
  3. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.
  4. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.

Câu 11: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình

  1. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử. B.khi ở trạng thái đồng hợp tử.
  2. chỉ ở một phần cơ thể mang đột biến. D.thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.

Câu 12: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

  1. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
  2. Tuyến nội tiết.
  3. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
  4. Trung ương thần kinh.

Câu 13: Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn so với sợi thần kinh không có bao miêlin vì xung thần kinh

  1. không lan truyền liên tục .
  2. lan truyền theo kiểu nhảy cóc .
  3. không lan truyền theo kiểu nhảy cóc .
  4. lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác .

Câu 14: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:

  1. 0,7 ; 0,3 . B.0,3 ; 0,7 . C. 0,8 ; 0,2 . D. 0,2 ; 0,8 .

Câu 15: Ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1: 1 vì

  1. vì cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau.
  2. số con cái và số con đực trong loài bằng nhau.
  3. vì số giao tử đực bằng với số giao tử cái.
  4. vì sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau.

Câu 16: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi

  1. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. B.ở một loạt tính trạng do nó chi phối.
  2. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể. D.ở một tính trạng.

Câu 17: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là

  1. lai phân tích. B.lai khác dòng. C. lai cải tiến. D. lai thuận-nghịch..

Câu 23: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là dAA + hAa + raa = 1 sẽ cân bằng di truyền khi

  1. d.r = (h/2)2 B.d = h = r C. tần số alen A = a D. r = h .

Câu 24: Hiện tượng nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?

  1. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
  2. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
  3. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
  4. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

Câu 25: Ở ruồi giấm khi lai ruồi cái mắt đỏ thuần chủng với ruồi đực mắt trắng được F1 100% mắt đỏ. Cho ruồi F1 lai với nhau được F2 3mắt đỏ: 1 mắt trắng.Ruồi mắt trắng toàn là ruồi đực. Kiểu gen của ruồi cái F1 là:

  1. XAXa . B.XAXA. C. AB/ab . D. Aa.

Câu 26: Hiện tượng hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì

  1. tất cả các NST đều xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương ứng.
  2. đời lai luôn luôn xuất hiện số loại kiểu hình nhiều và khác so với bố mẹ.
  3. giảm phân tạo nhiều giao tử, khi thụ tinh tạo nhiều tổ hợp kiểu gen, biểu hiện thành nhiều kiểu hình.
  4. trong trong quá trình phát sinh giao tử, tần số hoán vị gen có thể đạt tới 50%.

Câu 27: Một con mèo đang đói, chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đó là hình thức học tập nào?

  1. Điều kiện hóa đáp ứng. B.Học khôn.
  2. Điều kiện hoá hành động . D.Quen nhờn.

Câu 28: Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây …(?)…, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Cụm từ phù hợp trong câu là

  1. biến dị tổ hợp. B.đột biến gen C. đột biến NST. D. đột biến.

Câu 29: Ở động vật ăn thực vật, thức ăn được hấp thu bớt nước tại

  1. dạ tổ ong. B.dạ lá sách. C. dạ cỏ. D. dạ múi khế.

Câu 30: Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp

  1. Xung thần kinh ở màng trước lan truyền đến màng sau xi náp .
  2. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xi náp .
  3. Chất trung gian gian hóa học đi vào khe xi náp .
  4. Chất trung gian hóa học tiếp xúc màng trước xi náp .

Câu 31: Tiêu hoá là quá trình

  1. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ .
  2. biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và tạo năng lượng .
  3. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được .
  4. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng .
  5. Thông hiểu

Câu 32: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là:

  1. chồng IBIOvợ IAIO. B. chồng IAIO vợ IBIO.
  2. chồng IAIOvợ IAIO. D. một người IAIO người còn lại IBIO.

Câu 33: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:

  1. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  2. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  3. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  4. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 34: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

  1. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.
  2. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
  3. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
  4. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.

Câu 35: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là

  1. 1 đỏ: 1 vàng. B.11 đỏ: 1 vàng. C. 3 đỏ: 1 vàng. D. 5 đỏ: 1 vàng.

Câu 36: Ở người, bệnh bạch tạng do gen d nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Những người bạch tạng trong quần thể cân bằng được gặp với tần số 0,04%. Cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên sẽ là:

  1. 0,64DD + 0,34Dd + 0,02dd = 1 . B.0,0004DD + 0,0392Dd + 0,9604dd = 1.
  2. 0,9604DD + 0,0392Dd + 0,0004dd = 1. D.0,0392DD + 0,9604Dd + 0,0004dd =1 .

Câu 37: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?

  1. AaB, Aab, O. B.AaBb, O. C. AaB, b. D. AaB, Aab, B, b.

Câu 38: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”?

  1. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm.
  2. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau.
  3. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm.
  4. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm.

Câu 39: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng

  1. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80. B.thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.
  2. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81. D.mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.

Câu 40: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

  1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn;
  2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;
  3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.

Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:

  1. 2,1,3. B.2,3,1. C. 1,2,3. D. 3,1,2.

Đáp án

1-D

2-D

3-A

4-D

5-C

6-D

7-B

8-D

9-B

10-B

11-B

12-A

13-B

14-D

15-A

16-B

17-A

18-C

19-B

20-A

21-A

22-A

23-A

24-C

25-A

26-C

27-A

28-D

29-B

30-B

31-C

32-D

33-C

34-C

35-D

36-C

37-C

38-B

39-C

40-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Ở chim và thú, khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang. hổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và có mạng lưới mao mạch máu dày đặc

Phổi chim có thêm nhiều ống khí.

Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư)

Câu 2: Đáp án D

Câu 3: Đáp án A

Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao; máu không trộn lẫn với dịch mô

Câu 4: Đáp án D

Khi các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, đời con sẽ xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp → Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.

Câu 5: Đáp án C

Ở động vật bậc thấp: Động vật đơn bào(amip, trùng dày,...), đa bào bậc thấp(ruột khoang, giun tròn, giun dẹp), Khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể hoặc bề mặt tế bào

Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí: Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng; Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

Câu 6: Đáp án D

- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin

- Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Do đó mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon).

- Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN. Ví dụ: mã gốc là 3’-TAX…-5’ tương ứng mã sao là: 5’-AUG…-3’ và mã đối mã là: UAX tương ứng axit amin được quy định là Met.

Câu 7: Đáp án B

Kỹ thuật chuyển gen( KT tạo ADN tái tổ hợp) là chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng nhiều cách khác nhau

Câu 8: Đáp án D

Quần thể tự phối ở thực vật là các quần thể thực vật tự thụ phấn. Ở động vật là các quần thể động vật lưỡng tính tự thụ tinh.

- Đặc điểm di truyền:

+ Quần thể tự phối phân thành nhiều dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

+ Sự chọn lọc trong dòng thuần thường không hiệu quả.

+ Tần số alen không thay đổi qua các thế hệ

+ Tần số kiểu gen thay đổi theo hướng giảm dần thể dị hợp và tăng dần thể đồng hợp.

+ Các quần thể tự phối đều giảm mức độ đa dạng di truyền.

- Bộ phận tiếp nhận kích thích: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển

- Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển các hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn

- Bộ phận thực hiện: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu… dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn từ bộ phận điều khiển để tăng hoặc giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định

- Những trả lời của bộ phận thực hiện tác động ngược lại đối với bộ phận tiếp nhận kích thích gọi là liên hệ ngược

Câu 13: Đáp án B

Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do lan truyền theo lối nhảy cóc nên tốc độ lan truyền nhanh hơn so với trên sợi thần kinh không có bao miêlin.

Câu 14: Đáp án D

Quần thể ban đầu: 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1.

Tần số alen A = 0,04 + = 0,2

Tần số alen a = 0,64 + = 0,8

Câu 15: Đáp án A

Ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1: 1 bởi vì cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau.

Câu 16: Đáp án B

Gen đa hiệu là hiện tượng một gen chi phối đến sự hình thành của nhiều tính trạng.

Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi thì hàng loạt các tính trạng nó chi phối sẽ bị biến đổi theo.

Câu 17: Đáp án A

Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là phép lai phân tích. Phép lai này nhằm kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là thuần chủng hay không.

Nếu đời con là đồng tính thì cá thể trội đem lai là thuần chủng.

Nếu đời con phân tính thì cá thể trội đem lai không thuần chủng.

Câu 18: Đáp án C

Câu 19: Đáp án B

Cấu trúc opêron Lac

- Vùng khởi động P (promoter): nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

- Vùng vận hành O (operator): có trình tự Nu đặc biệt để prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

- Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzym tham gia phản ứng phân giải đường lactôzơ trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào.

Câu 20: Đáp án A

Phân tử ADN quấn quanh khối protein tạo nên các nucleoxom. Mỗi nucleoxom gồm có lõi là 8 phân tử histon và được 1 đoạn chứa 146 cặp Nu, quấn quanh 7/4 vòng. Giữa 2 nucleoxom liên tiếp là 1 đoạn ADN và 1 phân tử protein histon

+ chuỗi nucleoxom tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11nm

+ Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính 30nm.

+ Sợi nhiễm sắc lại được xếp cuộn 1 lần nữa tạo thành sợi siêu xoắn đường kính 300nm

+ Cuối cùng là 1 lần xoắn tiếp của sợi 300nm thành cromatit có đường kính 700nm

Câu 21: Đáp án A

Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ một hướng xác định.

Hướng của phản ứng được xác định bởi hướng của tác nhân kích thích

Có hai loại hướng động chính:

+ Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích

+ Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích

Câu 22: Đáp án A

Ta có cấu trúc di truyền P: 0.2AA + 0.6Aa + 0.2aa=1.

Áp dụng công thức,sau hai thế hệ tự phối:

- Tỉ lệ kiểu gen Aa là: = 0.15

- Tỉ lệ kiểu gen AA là: 0.2 + = 0.425

- Tỉ lệ kiểu gen aa là: 0.2 + = 0.425

Như vậy cấu trúc di truyền của quần thể sau hai thế hệ tứ phối là: 0.425AA + 0.15Aa + 0.425aa = 1

Câu 23: Đáp án A

Câu 24: Đáp án C

Câu 25: Đáp án A

Câu 26: Đáp án C

Câu 27: Đáp án A

Câu 28: Đáp án D

Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây đột biến nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.

Câu 29: Đáp án B

Dạ dày của động vật nhai lại phân hóa thành 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế.

- Dạ cỏ là nơi chứa cỏ. Tại đây cỏ được làm ấm, làm ẩm, làm mềm và được hệ vi sinh sống cộng sinh tiêu hóa. Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ tiết ra các enzim tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong cỏ. Đặc biệt là vi khuẩn trong dạ cỏ tiết ra enzim xenlulaza phân giải xenlulo thành các axit hữu cơ

- Từ dạ cỏ thức ăn được chuyển sang dạ tổ ong theo từng búi nhỏ và được ợ lên miệng để nhai lại khi động vật nghỉ ngơi. Cỏ được nhai lại rất kĩ và được nghiền nhỏ với nhiều nước bọt. Thức ăn sau khi nhai lại được đưa xuống dạ lá sách. Dạ lá sách hấp thu bớt nước và chuyển thức ăn xuống dạ múi khế.

Câu 30: Đáp án B

Câu 31: Đáp án C

Khái niệm:

Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Các hình thức tiêu hoá:

Tiêu hóa ở động vật gồm:

- Tiêu hóa nội bào (tiêu hoá trong tế bào)

- Tiêu hóa ngoại bào (tiêu hoá bên ngoài tế bào).

Câu 32: Đáp án D

Người con sinh ra có nhóm máu O có kiểu gen IOIO sẽ nhận 1IO từ bố và 1IO từ mẹ → Bố và mẹ đều cho giao tử IO → Do bố và mẹ chưa biết chắc chắn nhóm máu → Bố và mẹ có kiểu gen IAIO và IBIO hay một người IAIO người còn lại IBIO.

Câu 33: Đáp án C

- Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc.

- Cơ sở của sự uốn công trong tiếp xúc:

+ Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan.

+ Các tế bào tại phía không được tếp xúc kích thích sinh trưởng nhanh hơn làm cơ quan uốn công về phía tiếp xúc.

Câu 34: Đáp án C

tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .

→ C đúng

A sai vì Trên các tARN có các anticodon khác nhau

B sai vì ARN có cấu trúc một mạch cuộn xoắn lại thành lá dâu xẻ 3 thùy

D sai vì mARN được sao mã từ mạch khuôn của gen theo nguyên tắc bổ sung: A-U, G-X

Câu 35: Đáp án D

Cây AAaa giảm phân cho giao tử 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa

Cây aaaa giảm phân cho giao tử aa

Phép lai AAaa x aaaa → F 1: 1/6AAaa: 4/6Aaaa: 1/6aaaa → Kiểu hình: 5 đỏ: 1 vàng

Câu 36: Đáp án C

Ta có: aa = 0,04% = 0,0004 → a = 0,02

Tần số alen A = 1 - 0,02 = 0,98

Quần htể người cân bằng có cấu trúc: AA: 2.0,98.0,02 Aa: aa

hay 0,9604DD+0,0392Dd+0,0004dd=1.

Câu 37: Đáp án C

Aa không phân li trong giảm phân I tạo giao tử: Aa và O

Bb giảm phân bình thường tạo giao tử: B và b

→ Các loại tinh trùng có thể được tạo ra từ 1 tế bào sinh tinh trên là:

AaB và b hoặc Aab và B

Câu 38: Đáp án B

Câu 39: Đáp án C

Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau về axit amin thứ 80. Gen cấu trúc đã bị đột biến dạng thay thế 1 cặp nu này bằng 1 căp nu khác ở bộ 3 thứ 81 (80 + 1 axit amin mở đầu)

Câu 40: Đáp án B

Các bước tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Bước 1: Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau rồi cho lai giống.

Bước 2: Chọn lọc những cá thể có tổ hợp gen mong muốn

Bước 3: Cho các cá thể có kiểu gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra giống thuần chủng.

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề khảo sát chất lượng môn Sinh học lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc (Lần 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh họcVnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 34
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 12

    Xem thêm