Đề khảo sát chất lượng môn Sinh lớp 11 lần 2 năm 2014 - 2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề khảo sát chất lượng môn Sinh lớp 11 lần 2 năm 2014 - 2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh là đề thi kiểm tra chất lượng lớp 11 môn Sinh học có đáp án, dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo, ôn tập môn Sinh lớp 11, chuẩn bị cho các kì thi sắp tới như thi cuối học kì 2 môn Sinh học, đề kiểm tra cuối năm môn Sinh học lớp 11..

Đề khảo sát chất lượng môn Sinh lớp 11

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đề thi có 05 trang)
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN:SINH HỌC – LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 132

Họ và tên thí sinh:............................................................... Số báo danh: ...................

Câu 1: Đột biến lệch bội xảy ra do

A. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân.
B. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.
C. Một hoặc một số cặp nst không phân li trong phân bào.
D. Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.

Câu 2: Cặp gen BB tồn tại trên NST thường, mỗi gen đều dài 0.408Mm, có A : G = 9 : 7. Do đột biến gen B biến đổi thành gen b, tạo nên cặp gen dị hợp Bb. Gen b có tỉ lệ A : G = 13 : 3 nhưng chiều dài không đổi. Nếu cơ thể chứa cặp gen Bb tự thụ phấn, sự rối loạn phân bào xảy ra ở lần phân bào I của giảm phân ở tb sinh hạt phấn, tạo hợp tử có số lượng nucleotit mỗi loại là A = T = 2325; G = X= 1275, kiểu gen của hợp tử là:

A. BBbb B. Bbb C. BBb D. Bbbb

Câu 3: Dạng đột biến cấu trúc NST được dùng để xác định vị trí của các gen trên NST đồng thời loại bỏ các gen xấu đó là:

A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn.

Câu 4: Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là:

A. 4 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1. B. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1.
C. 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 1 : 1. D. 3 : 3 : 1 : 1 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1.

Câu 5: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Loài này sẽ có tối đa bao nhiêu loại đột biến thể ba nhiễm?

A. 12. B. 66. C. 26. D. 14.

Câu 6: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho giao phấn hai cây thuần chủng cùng loài (P) khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, thu được F1 gồm toàn cây thân cao, quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 50,16% cây thân cao, quả tròn; 24,84% cây thân cao, quả dài; 24,84% cây thân thấp, quả tròn; 0,16% cây thân thấp, quả dài. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của F1 là:

A. Ab/aB; 8%. B. AB/ab; 16%. C. Ab/aB; 16%. D. AB/ab; 8%.

Câu 7: Trên một phân tử AND ở sinh vật nhân thực, tại thời điểm nhân đôi, có 7 đơn vị tái bản giống nhau. Một chạc chữ Y của mỗi đơn vị tái bản, người ta thấy có 5 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi được tổng hợp cho quá trình nhân đôi AND ở thời điểm đó là:

A. 48. B. 84. C. 60. D. 72.

Câu 8: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là

A. 3'AUG5'. B. 3'XAU5'. C. 5'XAU3'. D. 5'AUG3'.

Câu 9: Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây nào sau đây phù hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó?

1. Ngô. 2. Đậu tương. 3. Củ cải đường. 4. Lúa đại mạch. 5. Dưa hấu. 6. Nho.

A. 3, 5, 6. B. 1, 3, 5. C. 3, 4, 6. D. 2, 4, 6.

Câu 10: Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là

A. 1/9. B. 8/9. C. 1/3. D. 3/4.

Câu 11: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

A. 3 cá chép không vảy : l cá chép có vảy. B. 100% cá chép không vảy.
C. l cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy. D. 2 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.

Câu 12: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?

1) AAAa x AAAa (2) Aaaa x Aaaa (3) AAaa x AAAa (4) AAaa x Aaaa

Đáp án đúng là:

A. (2), (3). B. (3), (4). C. (1), (4). D. (1), (2).

Câu 13: Cho các thông tin sau đây:

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp
(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành

Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với tế bào nhân sơ là:

A. (1), (2), (4). B. (2) và (3), (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (2), (3) và (4).

Câu 14: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho một cây thân cao, quả tròn giao phấn với cây thân thấp, quả dài (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó cây thân thấp, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Theo lí thuyết, số cây thân cao, quả tròn ở F1 chiếm tỉ lệ:

A. 4%. B. 46%. C. 54%. D. 9%.

Câu 15: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là:

A. 375 và 745. B. 355 và 745. C. 375 và 725. D. 370 và 730.

Câu 16: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’. B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’

Câu 17: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi

A. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.

Câu 18: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế

A. Giảm phân và thụ tinh. B. Nhân đôi ADN. C. Dịch mã. D. Phiên mã.

Câu 19: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3’→ 5’ trên phân tử mARN.
B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’ →3’ trên phân tử mARN.
C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.

Câu 20: Sự rối loạn phân li một cặp NST tương đồng trong một tế bào xô ma dẫn tới hậu quả:

A. Tạo cơ thể có mọi tế bào đều mang đột biến số lượng NST.
B. Tạo ra thể dị bội có bộ NST trong tế bào là 2n+1.
C. Tạo ra thể dị bội có 3 dòng tế bào là 2n, 2n+ 1, 2n – 1.
D. Tạo ra thể dị bội có 3 dòng tế bào là: 2n, 2n+2, 2n-2.

Câu 21: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1 . Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa đỏ dị hợp tử chiếm tỉ lệ:

A. 18,75%. B. 25%. C. 37,5%. D. 12,5%.

Câu 22: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%; Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ:

A. 85,5%. B. 90,5%. C. 3,45%. D. 0,5%.

Câu 23: Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là:

A. F1: 100% có sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.
B. F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng.
C. F1: 100% có sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng.
D. F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.

Câu 24: Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau: ABCDEGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng:

A. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 25: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:

A. 2:2:1:1:1:1. B. 3:1:1:1:1:1. C. 3:3:1:1. D. 1:1:1:1:1:1:1:1.

Câu 26: Một gen có 150 chu kì xoắn. hiệu số của T với một loại nucleotit không bổ sung là 300. Số lượng Nucleotit loại T ở mạch 1 bằng 400, loại G ở mạch 2 bằng 600. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:

A. T = 400; G = 500; X = 600. B. A = 500; T = 400; X = 600.
C. A = 150; T = 400; G = 350; X = 600. D. A = 350; T = 400; G = 150; X = 600.

Câu 27: Trên mạch mang mã gốc của gen cấu trúc có trình tự nucleotit như sau:

1 2 3 4 5 6 7 8

5’ AGG-GGX-TTA-XAG-XAA-XTX-GGT-XAT 3’

Một đột biến xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen này chỉ còn 2 axit amin. Đây là dạng đột biến

A. Thay cặp AT bằng cặp GX xảy ra ở bộ ba thứ 4. B. Thay cặp TA bằng cặp GX xảy ra ở bộ ba thứ 6.
C. Thay cặp AT bằng cặp TA xảy ra ở bộ ba thứ 5. D. Thay cặp AT bằng cặp TA xảy ra ở bộ ba thứ 3.

Câu 28: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai lôcut gen. Lôcut I nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen; lôcut II nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về hai lôcut trên?

A. 4. B. 10. C. 15. D. 9.

Câu 29: Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, một thể đột biến của loài bị mất 1 đoạn ở nhiễm sắc thể số 3, lặp 1 đoạn ở nhiễm sắc thể 4. Theo lý thuyết, khi giảm phân bình thường thể đột biến này tạo ra giao tử không mang đột biến chiếm

A. 25%. B. 75%. C. 50%. D. 12,5%.

Câu 30: Một đoạn ARN nhân tạo chỉ có 2 loại nu với tỉ lệ A/U = 3/2. Bộ mã trong đó có 2 nu loại U và 1 nu loại A chiếm tỉ lệ:

A. 24/125 B. 54/125 C. 12/125 D. 36/125

Câu 31: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:

A. 91/28. B. 27/128. C. 9/64. D. 92/56.

Câu 32: Khi tia tử ngoại tác động vào ADN, thì trên một mạch đơn của ADN có hiện tượng:

A. Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi ADN.
B. Thay thế cặp AT bằng cặp GX.
C. Hai bazơ timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
D. Hai bazơ ađênin trên cùng một mạch liên kết với nhau.

Câu 33: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là:

A. 2/3. B. 3/4. C. 1/2. D. 1/4

Đánh giá bài viết
4 2.378
Sắp xếp theo

    Lớp 11

    Xem thêm