Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 - Đề 3

Đề kiểm tra 1 tiết kì 2 môn Lịch sử lớp 11 - Đề 3

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 - Đề 3 để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 - Đề 3 vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có 6 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu tự luận. Thí sinh làm bài trong thời gian 45 phút, đề có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Đề kiểm tra 45 phút Học kì 2 (Đề 3)

Môn Lịch Sử lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 là

A. Đảng Quốc Đại.

B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

C. Đảng Đại hội dân tộc.

D. Đảng dân chủ.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa của A-cha Xoa.

B. khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

C. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.

D. khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam.

Câu 3. Tư tưởng đấu tranh hòa bình, bất bạo động của M.Gan-đi được các tầng lớp nhân dân Ấn Độ hưởng ứng vì

A. nhân dân Ấn Độ sợ bị tổn thất hi sinh.

B. dễ dàng được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

C. phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo của Ấn Độ.

D. nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.

Câu 4. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. xuất hiện con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

B. xuất hiện xu hướng cải cách, duy tân đất nước.

C. tồn tại song song hai xu hướng tư sản và vô sản.

D. xu hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Chiến tranh kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới.

B. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ.

C. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt phát xít.

D. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

A. Sau hai cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập.

B. Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới.

C. Chiến tranh để lại những tổn thất nặng nề về sức người và sức của.

D. Sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới “đa cực” được hình thành.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm).Trình bày những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuả Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919).

Câu 2 (4 điểm). Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

Đáp án

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1-A 2-D 3-C 4-C 5-B 6-A

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 Trình bày những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuả Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919).

a. Nguyên nhân

- Dưới ách áp bức của đế quốc, phong kiến, đời sống của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc lâm vào tình trạng khổ cực, bần cùng. 0.5

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Trung Quốc đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. 0.25

- Tại hội nghị Véc-xai (1919 – 1920), các nước đế quốc chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc từ tay Đức sang tay Nhật Bản. 0.25

=> Phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc bùng lên mạnh mẽ. 0.25

b. Diễn biến chính

- Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4 - 5 - 1919, mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh. 0.25

- Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra khắp 22 tỉnh, 150 thành phố trong cả nước. 0.25

- Phong trào đấu tranh lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân, nông dân. 0.25

c. Kết quả: Chính quyền Trung Hoa dân quốc buộc phải thả những người bị bắt và từ chối kí vào Hòa ước Véc-xai => phong trào Ngũ tứ giành thắng lợi. 0.25

d. Ý nghĩa

- Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc. 0.25

- Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. 0.25

- Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Trung Quốc. 0.25

Câu 2 Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”? 4

a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. 0.5

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới. 0.5

- Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng. 0.5

b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

* Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác. 0.5

* Chứng minh nhận định

- Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít. 0.5

+ Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít). 0.25

+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng. 0.25

- Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 0.5

=> Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này. 0.5

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 - Đề 3, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Đánh giá bài viết
1 408
Sắp xếp theo

Lịch sử lớp 11

Xem thêm