Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 12 trường THPT Trần Văn Thời năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 12

Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Trần Văn Thời với 4 câu hỏi tự luận làm trong thời gian 45 phút, giúp các bạn học sinh ôn luyện hiệu quả để sẵn sàng kiến thức cho bài thi cuối kì 1 sắp tới. Chúc các bạn học tốt môn Địa lý 12.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2013 - 2014 trường THPT Tân An, Trà Vinh

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm học 2015 - 2016 Thành phố Cần Thơ

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THỜI

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (NĂM HỌC 2015 - 2016)

MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 12

Câu 1: Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế (Đơn vị %)

Thành phần kinh tếNăm 1999Năm 2008
Nhà nước39,918,5
Ngoài Nhà nước22,037,1
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài38,144,4


a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1999 và năm 2008 (2,0 điểm)

b. Nêu nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1999 và năm 2008 (1,0 điểm)

Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta? (2,0 điểm)

Câu 3: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. (2,0 điểm)

Câu 4: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:

Trình bày đặc điểm vùng núi Đông Bắc? (1,0 điểm)

Kể tên các mỏ dầu đang khai thác ở bể Cửu Long? (1,0 điểm).

Nêu phạm vi và ý nghĩa của lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế nước ta? (1,0 điểm)

Học sinh được sử dụng Atlát địa lí Việt Nam

Đáp án đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 12

Câu 1:

a. Vẽ 2 biểu đồ hình tròn bán kính năm biểu đồ năm 1999 < năm 2008. (thiếu chú thích, tên, số liệu, năm...-0,25 đ/ý) (2,0đ)

b. Nhận xét: (Mỗi ý 0,25đ)

  • Từ năm 1999-2008, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi và chuyển biến theo hướng tích cực:
  • Tỉ trọng thành phần kinh tế nhà nước có xu hướng giảm dần (giảm 21,4%)
  • Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng mạnh năm 1999 (tăng 15,1%).
  • Kế tiếp tỉ trọng thành phần kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm (tăng 6,3%).

Câu 2:

Đặc điểm chung của địa hình nước ta

ĐH đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (0,25đ)

  • Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi cao chỉ có 1%. (0,25đ)
  • Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích-đồi núi 3/4 diện tích. (0,25đ)

Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng (0,25đ)

  • Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam (0,25đ)
  • Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: (0,25đ)
    • Hướng TB - ĐN: vùng Tây Bắc và Trường Sơn Bắc (0,25đ)
    • Hướng vòng cung: Vùng núi đông bắc và Trường Sơn Nam (0,25đ)

Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (0,25đ)

Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người (0,25đ)

Câu 3:

Những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.

Thế mạnh:

  • Thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao. (0,5đ)
  • Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản. (0,5đ)
  • Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công nghiệp... (0,25đ)
  • Phát triển GTVT đường bộ, đường sông. (0,5đ)

Hạn chế: Bão, lũ lụt, hạn hán... thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. (0,5đ)

Câu 4:

Trình bày đặc điểm của vùng núi Đông Bắc:

  • Giới hạn: Nằm phía Đông thung lũng sông Hồng. (0,25đ)
  • Địa hình: chủ yếu là đồi núi thấp. (0,25đ)
  • Hướng núi: vòng cung (4 cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo) (0,25đ)
  • Hướng nghiêng: Tây Bắc- Đông Nam (0,25đ)

Kể tên các mỏ dầu đang khai thác ở bể Cửu Long: Hồng Ngọc, Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông (1,0đ)

Nêu phạm vi và ý nghĩa của lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế

  • Lãnh hải: Phạm vi: từ đường cơ sở ra 12 hải lí. (0,25đ)
  • Ý nghĩa: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển. (0,25đ)
  • Vùng đặc quyền kinh tế:
    • Phạm vi: là vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. (0,25đ)
    • Ý nghĩa: Ở vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế... (0,25đ)
Đánh giá bài viết
3 12.361
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 12

    Xem thêm