Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian Việt Nam

Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 10 bài Văn học dân gian Việt Nam

Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, hy vọng với tài liệu này các bạn sẽ có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị tốt cho bài thi Ngữ văn lớp 10 sắp tới. Mời các bạn tải về tham khảo

1. Tục ngữ là những bài học về

A. đạo đức.

B. vấn đề thiện - ác.

C. đối nhân, xử thế.

D. nhân cách.

2. Nhận xét nào trong những nhận xét dưới đây khái quát chính xác nhất về thể loại truyền thuyết?

A. Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử từ xa xưa kể lại.

B. Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử tồn tại trong dân gian.

C. Truyền thuyết là những câu chuyện có yếu tố thần kì.

D. Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử đã được huyền thoại hoá.

3. Ca dao than thân có nhiều bài mở đầu bằng cụm từ "Thân em". Từ "thân" trong cụm từ trên có ý nghĩa là

A. thân cận.

B. thân nhân.

C. thân phận.

D. thân thể.

4. Ngôn ngữ trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày gây cười bởi

A. tính cô đọng.

B. tính lập lờ hai mặt.

C. tính mỉa mai.

D. tính chân thực.

5. Nhiều chi tiết quan trọng trong truyện cổ tích mang tính

A. hấp dẫn.

B. bất ngờ.

C. độc đáo.

D. kỳ ảo.

6. Thể loại văn học dân gian nào có chứa đựng các yếu tố của lịch sử?

A. Thần thoại.

B. Sử thi.

C. Truyền thuyết.

D. Cổ tích.

7. Trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, tại sao Đăm Săn lại để cho Mtao Mxây múa trước?

A. Để khôn khéo nắm bắt võ nghệ của Mtao Mxây.

B. Vì tuy Đăm Săn cần chiến thắng nhưng phải là chiến tháng trong danh dự.

C. Vì đã có giao ước trước đây.

D. Vì chưa kịp chuẩn bị.

8. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây là

A. so sánh và phóng đại.

B. so sánh và nhân hoá.

C. so sánh và hoán dụ.

D. so sánh và ẩn dụ.

9. Bài ca Khăn thương nhớ ai ... được làm theo thể thơ nào sau đây?

A. Song thất lục bát.

B. Ngũ ngôn.

C. Lục bát.

D. Thơ bốn chữ kết hợp với lục bát.

10. Sự phản kháng trước cái ác của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám là

A. từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt.

B. chủ yếu nhờ sự giúp đỡ của thần linh.

C. quyết liệt từ đầu đến cuối.

D. hoàn toàn chủ động.

11. Trong những tình tiết sau trong truyện Tam đại con gà, tình tiết nào không chứa đựng sự phi lí

A. "Thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là "dù dì" không".

B. "Dù dì là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà".

C. "Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ".

D. "Tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia".

12. Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong bài ca Khăn thương nhớ ai...?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Phép đối.

D. Phép điệp.

13. Mở đầu truyện Nhưng nó phải bằng hai mày giới thiệu làng có một viên lí trưởng như thế nào?

A. Nổi tiếng ăn chặn của người dân.

B. Nổi tiếng to béo.

C. Nổi tiếng xử kiện giỏi.

D. Nổi tiếng dốt nát.

14. Tác dụng của các thủ pháp nghệ thuật phóng đại và phép lặp trong bài ca dao Lỗ mũi mười tám gánh lông ... là

A. tạo tiếng cười giải trí, mua vui đồng thời chế giễu, phê bình, nhắc nhở nhẹ nhàng.

B. phê phán kịch liệt đối tượng.

C. tạo tiếng cười giải trí, mua vui.

D. mỉa mai, châm biếm một cách chua cay.

15. Khi Tấm bị giết, không thấy Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm nữa. Tác giả dân gian muốn nói lên điều gì?

A. Bụt không có khả năng giúp đỡ trong hoàn cảnh này.

B. Không ai được giúp đỡ suốt đời.

C. Con người phải tự đấu tranh để giành hạnh phúc.

D. Người tốt sẽ nhận được kết cục bi đát khi quá tin vào người xấu.

16. Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây nói lên sự khác nhau giữa ca dao hài hước và ca dao yêu thương tình nghĩa?

A. Dùng nhiều ẩn dụ, so sánh.

B. Dùng nhiều so sánh, hoán dụ.

C. Dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ.

D. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại.

17. Sự kiện nào không có trong sử thi Đăm Săn?

A. Đăm Săn đánh thắng Mtao Gơ-rứ và Mtao Mxây.

B. Đăm Săn cưới hai chị em tù trưởng Hơ Nhí, Hơ Bhí.

C. Đăm Săn chặt cây thần Sơ-múc.

D. Đăm Săn cưới con gái thần Mặt Trời về làm vợ.

18. Truyện nào dưới đây không phải là truyện cổ tích?

A. Thạch Sanh.

B. Sự tích trầu cau.

C. Đẽo cày giữa đường.

D. Cây khế.

19. Trong văn học dân gian, thể loại nào sau đây thể hiện rõ nhất khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người?

A. Truyền thuyết.

B. Thần thoại.

C. Sử thi.

D. Cổ tích.

20. Tại sao truyện Tam đại con gà lại chọn nhân vật chính là anh học trò?

A. Vì đối tượng phê phán của tác giả dân gian là thói sĩ diện hão, dấu dốt của những anh học trò dốt.

B. Vì đối tượng phê phán của tác giả dân gian là tầng lớp học trò "dài lưng tốn vải".

C. Vì đối tượng phê phán của tác giả dân gian là hệ thống khoa cử yếu kém, rởm đời.

D. Vì đối tượng phê phán của tác giả dân gian là những anh học trò dốt.

21. Trong truyện Tấm Cám, nhân vật vua có vai trò gì?

A. Là người giúp đưa Tấm trở lại nguyên hình.

B. Là lực lượng phù trợ những người lương thiện chống lại cái ác.

C. Là cái cớ để làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa Tấm và Cám.

D. Là phần thưởng cho những người hiền lành, chăm chỉ.

22. Chi tiết nào không được sử dụng để miêu tả tiếng khiên của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây?

A. Tiếng khiên kêu như tiếng đĩa khiên đồng.

B. Tiếng khiên kêu như tiếng đĩa khiên kênh.

C. Tiếng khiên vang như tiếng chiêng bằng, chiêng núm.

D. Tiếng gió khiên như bão.

23. Phương thức truyền miệng đã tạo ra đặc điểm nào của văn học dân gian?

A. Tính nguyên hợp.

B. Tính đa nghĩa.

C. Tính phi ngã.

D. Tính dị bản.

24. Cốt lõi lịch sử của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là

A. nước Âu Lạc thời Hùng Vương.

B. chuyện Triệu Đà xâm lược Âu Lạc.

C. chuyện Rùa Vàng giúp An Dương Vương chế ra nỏ thần.

D. mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ.

25. Dòng nào dưới đây không phải là đặc trưng về hình thức nghệ thuật của truyện cười?

A. Kết thúc bất ngờ tạo ra tiếng cười cho người nghe, người đọc.

B. Tập trung thể hiện những sự việc và những hành vi của con người có chứa đựng mâu thuẫn trái tự nhiên để gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán.

C. Mâu thuẫn phát triển nhanh.

D. Ngắn gọn, có kết cấu chặt chẽ.

26. Nguyên nhân nào sau đây khiến cho Mị Châu trao nỏ thần cho Trọng Thuỷ?

A. Yêu quí Trọng Thuỷ, tin rằng chồng không làm hại vợ.

B. Trọng Thuỷ khéo lừa.

C. Thông đồng với Trọng Thuỷ làm hại An Dương Vương, làm hại đất nước.

D. Không biết nỏ thần là bí mật quốc gia.

27. "Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"

Bài ca dao trên có âm điệu như thế nào?

A. Xót xa, ngậm ngùi.

B. Bồi hồi, luyến tiếc.

C. Nhẹ nhàng, xót xa.

D. Nhẹ nhàng, luyến tiếc.

28. Đối tượng phê phán chính của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày là

A. bọn quan lại ngu dốt.

B. sự lười biếng.

C. sự tham lam của bọn quan lại.

D. sự bất công ở chốn công đường.

29. Hình thức thể hiện của bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn...là

A. lời đối đáp.

B. lời nhắn nhủ.

C. lời bộc bạch.

D. lời tâm sự.

30. Tính chất của tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm là

A. tiếng cười chua chát, thông minh, hóm hỉnh.

B. tiếng cười hóm hỉnh, lạc quan, chua chát.

C. tiếng cười yêu đời, phê phán, chua chát.

D. tiếng cười trào lộng, thông minh, hóm hỉnh.

Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian Việt Nam

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

C

B

D

C

B

A

D

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

C

A

C

D

D

C

B

A

21

22

23

24

25

262

27

28

29

30

D

C

D

B

B

A

A

D

A

D

Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian Việt Nam được VnDoc chia sẻ trên đây gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh nội dung trong SGK môn Văn lớp 10, sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn ôn tập, rèn luyện môn Ngữ văn lớp 10. Hy vọng với tài liệu này các bạn học tốt môn Văn lớp 10. Chúc các bạn học tốt

Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học dân gian Việt Nam, VnDoc còn mang đến bộ kiến thức lý thuyết kèm bài tập đầy đủ các môn Địa lý 10, Toán 10, Tiếng Anh 10,.... hay bạn có thể tham khảo thêm về Soạn bài 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, .....

Đánh giá bài viết
4 1.053
Sắp xếp theo

    Soạn văn 10 sách mới

    Xem thêm