Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học nước ngoài

Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 10 bài Văn học nước ngoài

Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học nước ngoài được VnDoc sưu tầm và chia sẻ. Tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức môn Văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo

1. Câu thơ nào trong bài Cảm xúc mùa thu cho biết nhà thơ đã xa quê hai năm?

A. "Giang san ba lãng kiêm thiên dũng".

B. "Tái thượng phong vân tiếp địa âm".

C. "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ".

D. "Cô chu nhất hệ cố viên tâm".

2. Tình cảm sâu kín của Đỗ Phủ được thể hiện qua hai câu luận trong Cảm xúc mùa thu là

A. tình yêu thiên nhiên.

B. tình yêu đôi lứa.

C. tình yêu quê hương.

D. tình yêu con người.

3. Bài thơ Cảm xúc mùa thu gợi cho ta điều gì về tâm hồn nhà thơ Đỗ Phủ?

A. Nỗi buồn về thời thế.

B. Tình yêu quê hương.

C. Nỗi buồn về thời thế và tình yêu quê hương sâu sắc.

D. Tình yêu thiên nhiên.

4. Thơ Đỗ Phủ tiêu biểu cho phong cách

A. thơ hiện thực.

B. thơ tượng trưng.

C. thơ lãng mạn.

D. thơ siêu thực.

5. Hình ảnh "Khóm cúc nở hoa đã hai lần" trong bài Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ có ý nghĩa như thế nào?

A. Chỉ hoa cúc.

B. Chỉ thời gian.

C. Chỉ mùa thu.

D. Chỉ nỗi buồn.

6. Lý Bạch là nhà thơ

A. hiện thực.

B. siêu thực.

C. tượng trưng.

D. lãng mạn.

7. Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Đỗ Phủ?

A. Cuối đời được triều đình trọng dụng, sống yên ấm cho tới lúc chết.

B. Là một trong những nhà thơ có cuộc sống rất gian nan.

C. Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất thời Đường của Trung Quốc.

D. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca.

8. Bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng được viết theo thể thơ gì?

A. Thất ngôn bát cú.

B. Thất ngôn trường thiên.

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt.

D. Thất ngôn tứ tuyệt.

9. Cảm xúc tác giả trong hai câu luận của bài Cảm xúc mùa thu chủ yếu được gợi lên bởi

A. cuộc sống xa quê trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc.

B. sự nghèo khó.

C. không thể trở về quê hương.

D. nỗi buồn vì chiến tranh loạn lạc.

10. Có thể xếp bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng vào nhóm đề tài nào?

A. Tống biệt.

B. Tình bạn.

C. Thiên nhiên.

D. Tình yêu.

11. Giọng điệu chung trong đa số các sáng tác của Đỗ Phủ là

A. thâm trầm, sâu lắng.

B. sôi nổi, hào hứng.

C. bi hùng, hoành tráng.

D. trầm uất, nghẹn ngào.

12. Cuộc chia tay trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng diễn ra vào thời điểm nào?

A. Giữa mùa xuân.

B. Cuối mùa xuân.

C. Đầu mùa hè.

D. Đầu mùa xuân.

13. Chi tiết nào dưới đây thể hiện sâu sắc nhất tình bạn của Lý Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên?

A. Nỗi buồn mênh mang.

B. Sự tiếc nuối vì không có người tri kỉ để cùng chia sẻ tâm sựC. Thời gian đứng trên lầu Hoàng Hạc trông theo bóng bạn.

D. Sự quyến luyến lúc chia tay.

14. Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thực của bài Cảm xúc mùa thu gợi ra điều gì?

A. Sự hùng vĩ.

B. Sự dữ dội.

C. Sự ghê rợn.

D. Sự âm u.

15. Hình ảnh con thuyền trong bài Cảm xúc mùa thu gợi cho ta cảm nhận gì về tâm trạng của nhà thơ?

A. Buồn đau.

B. Trôi nổi, cô độc.

C. Trôi nổi.

D. Cô đơn.

16. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là

A. nghệ thuật tả cảnh.

B. nghệ thuật xây dựng hình ảnh.

C. tạo lập các mối quan hệ.

D. tả cảnh ngụ tình.

17. Trong bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ, "Tấm lòng nhớ nơi vườn cũ" có ý nghĩa như thế nào?

A. Tấm lòng thương nhớ quê nhà.

B. Tấm lòng thương nhớ người yêu.

C. Nỗi nhớ chốn cũ ngày xưa.

D. Sự nuối tiếc ngày tháng thanh bình.

18. Đỗ Phủ là nhà thơ vĩ đại của Trung Quốc, ông được mệnh danh là

A. "Thi thần".

B. "Thi tuyệt".

C. "Thi tiên".

D. "Thi thánh".

19. Nhận xét nào dưới đây nêu bật được những đặc trưng phong cách thơ Lý Bạch?

A. Giản dị, thâm trầm, sâu sắc.

B. Giản dị mà giàu tính triết lí.

C. Nhẹ nhàng, giản dị, sâu sắc.

D. Hào phóng, tự nhiên, tinh tế và giản dị.

20. Bài thơ Cảm xúc mùa thu được viết theo thể thơ gì?

A. Thất ngôn tứ tuyệt.

B. Thất ngôn bát cú.

C. Thất ngôn trường thiên.

D. Ngũ ngôn tứ tuyệt.

21. Bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả đang sống trong cảnh loạn lạc, xa quê.

B. Khi tác giả tham gia cuộc nội chiến.

C. Khi tác giả đang phải đi tha hương cầu thực.

D. Khi tác giả sắp qua đời trong cảnh nghèo túng và đói rét.

22. Bốn câu đầu và bốn câu sau trong bài Cảm xúc mùa thu có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu.

B. Bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau tả người.

C. Bốn câu đầu tả xa, bốn câu sau tả gần.

D. Bốn câu đầu tả cảnh trên cao, bốn câu sau tả cảnh dưới thấp.

23. Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên là hai nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc và thời nào?

A. Thời Minh.

B. Thời Đường.

C. Thời Hán.

D. Thời Tống.

24. Cảnh trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là một khung cảnh

A. tươi đẹp, huyền ảo.

B. lặng lẽ, ảm đạm.

C. tiêu điều, tăm tối.

D. rực rỡ, tràn đầy sức sống.

25. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu kết bài Cảm xúc mùa thu là tâm trạng của

A. người lính trận.

B. người xa xứ.

C. người bị lưu đày.

D. người ở ẩn.

26. Thơ của Đỗ Phủ được gọi là

A. "thi hận".

B. "thi văn".

C. "thi sầu".

D. "thi sử".

27. Cảnh chiều thu trong hai câu đề bài thơ Cảm xúc màu thu gợi ra

A. sự thưa thớt.

B. sự ảm đạm.

C. sự hoang sơ.

D. sự giá lạnh.

28. Đặc trưng nổi bật nhất của thơ Lý Bạch là gì?

A. Sự thống nhất giữa cái tầm thường với cái cao quý.

B. Sự đối lập giữa cái tầm thường với cái cao quý.

C. Sự đối lập giữa cái cao cả và cái đẹp.

D. Sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.

29. Câu thơ cuối: "Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" trong bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng diễn tả điều gì?

A. Diễn tả sự trống trải, buồn bã của người ra đi.

B. Tả khung cảnh mây nước một màu, hòa lẫn vào nhau.

C. Tả dòng sông Trường Giang rộng lớn.

D. Diễn tả cái nhìn thẫn thờ và tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người đưa tiễn.

30. Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc, vậy tại sao trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng nhà thơ chỉ thấy "cánh buồm lẻ loi" của cố nhân?

A. Vì lúc ấy chỉ có mỗi chiếc thuyền của Mạnh Hạo Nhiên xuôi dòng Trường Giang.

B. Vì tấm lòng nhà thơ đã định hướng cho đôi mắt chỉ dõi theo chiếc thuyền của bạn.

C. Vì nhà thơ không đưa tiễn trực tiếp bạn nên viết một cách hình tượng "cánh buồm lẻ loi" để chỉ hình bóng cô độc của bạn.

D. Vì chiếc thuyền của Mạnh Hạo Nhiên nổi bật nhất, to đẹp nhất so với các thuyền khác.

Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học nước ngoài

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

C

A

B

D

A

D

A

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

C

A

B

D

A

D

D

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

A

B

A

B

D

B

D

D

B

Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học nước ngoài được VnDoc chia sẻ trên đây gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh nội dung trong SGK môn Văn lớp 10, sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn ôn tập, rèn luyện môn Ngữ văn lớp 10. Hy vọng với tài liệu này các bạn học tốt môn Văn lớp 10. Chúc các bạn học tốt

Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 10 bài Văn học nước ngoài, VnDoc còn mang đến bộ kiến thức lý thuyết kèm bài tập đầy đủ các môn Địa lý 10, Toán 10, Tiếng Anh 10,.... hay bạn có thể tham khảo thêm về Soạn bài 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, .....

Đánh giá bài viết
1 116
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 10

    Xem thêm