Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Trung Sơn

Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 6

Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Trung Sơn gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận làm trong thời gian 45 phút. Đề kiểm tra 45 phút môn Văn lớp 6 này có thể coi là đề thi giữa kì 1 lớp 6, được VnDoc sưu tầm và giới thiệu là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh mà còn là tài liệu dành cho quý giáo viên sử dụng để cho các bạn học sinh ôn tập hiệu quả.

TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN

Họ tên:.................................

Lớp: 6A

ĐỀ KIỂM TRA VĂN

(Thời gian làm bài: 45 phút)

ĐỀ BÀI

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm):

Chọn đáp án đúng cho các câu sau:

Câu 1 (0,5 điểm): Cho biết từ gạch chân trong câu sau thuộc kiểu từ loại nào xét về mặt cấu tạo:

"cười khanh khách"

A. Từ láy B. Từ đơn

C. Từ ghép D. Danh từ

Câu 2 (0,5 điểm): Cách hiểu nào sau đây là đúng và đầy đủ về từ ghép:

A. Từ ghép là từ chỉ do một tiếng tạo thành

B. Từ ghép là từ phức được tạo thành bởi các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa

C. Từ ghép là từ do từ hai tiếng trở lên tạo thành

D. Từ ghép là từ phức được tạo thành bởi các tiếng có quan hệ láy âm

Câu 3 (0,5 điểm): Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn:

A. Sơn hà C. Sính lễ

B. Thách cưới D. Ngựa sắt

Câu 4 (0,5 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống sao cho đúng với nghĩa đã được cho trước:

... : của cải riêng của một người, một gia đình.

A. Gia tiên B. Gia đình

C. Tài sản D. Gia tài

Câu 5 (1 điểm): Hãy nối một ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp:

Cột A Cột B Nối
1. Từ thuần Việt a. Giang sơn 1 -
2. Từ Hán Việt b. Đi học 2 -
3. Từ mượn ngôn ngữ Ấn - Âu c. Công nhân 3 -
d. Mít tinh

II. Phần tự luận (7 điểm):

Câu 1 (3 điểm): Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển? Từ chân trong hai ví dụ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển?

  • Anh ấy bị thương ở chân. (1)
  • Ông ấy có chân trong Hội đồng quản trị. (2)

Câu 2 (2,5 điểm): Thế nào là cụm danh từ? Xác định cụm danh từ và vẽ mô hình cho cụm danh từ đó trong câu sau:

Bố em mới mua cho em một cây bút thật đẹp.

Câu 3 (1,5 điểm): Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu sau và viết lại cho đúng:

Quá trình học tập là quá trình tiếp thu tri thức nhân loại.

Đáp án đề kiểm tra Văn 1 tiết lớp 6

Phần 1.

Câu 1: A Câu 2: B

Câu 3: A, C Câu 4: D

Câu 5: 1 - b 2 - a 3 - d

Phần 2.

Câu 1:

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì?

Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.

Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?

  • Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
  • Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
  • Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.

1 - nghĩa đen; 2 - nghĩa chuyển

Câu 2: Thế nào là cụm danh từ?

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

Xác định cụm danh từ: một cây bút thật đẹp

Mô hình cấu tạo:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau
một cây bút thật đẹp

Câu 3:

Từ sai: tri thức.

Sửa lại: kiến thức.

Viết lại: Quá trình học tập là quá trình tiếp thu kiến thức nhân loại.

Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn lớp 6 - Đề 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

(Thời gian làm bài 90 phút)

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.”

(Ngữ văn 6, tập 1)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả.

B. Tự sự.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất số ít.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.

D. Ngôi thứ nhất số nhiều

3. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A. Con Rồng cháu Tiên.

B. Thánh Gióng.

C. Thạch Sanh.

D. Em bé thông minh.

4. Tác phẩm chứa đoạn văn trên thuộc thể loại truyện dân gian nào?

A. Cổ tích.

B. Thần thoại.

C. Ngụ ngôn.

D. Truyền thuyết

5. Nhân vật tráng sĩ trong đoạn văn trên là ai?

A. Thạch Sanh.

B. Sơn Tinh.

C. Thánh Gióng.

D. Lang Liêu

6. Phần gạch chân trong câu “Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.” là gì?

A. Cụm danh từ.

B. Cụm tính từ.

C. Cụm động từ.

D. Cụm chủ vị

7. Trong các từ sau, từ nào là danh từ?

A. cao.

B. giặc.

C. vươn.

D. phun.

8. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?

A. tráng sĩ.

B. hoảng hốt.

C. roi sắt.

D. chú bé.

9. Từ “lẫm liệt” dưới đây được giải thích theo cách nào ? “Lẫm liệt”: Hùng dũng, oai nghiêm.

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị.

C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.

10. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ?

A. Tái hiện trạng thái sự vật.

B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận.

D. Trình bày diễn biến, sự việc

II. Tự luận (7,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Thế nào là từ đơn? Lấy 2 ví dụ về từ đơn.

Câu 2 (6 điểm). Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

I. Phần trắc nghiệm khách quan: (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

B

D

C

C

B

A

C

D

II. Phần tự luận:

Câu 1 (1,5 điểm). Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ

Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng (1đ)

Ví dụ: Học sinh tự lấy ví dụ, mỗi ví dụ 0,25đ

Câu 2 (6 điểm). Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.

Thể loại: Văn tự sự

Nội dung: Đảm bảo các nội dung

A. Mở bài: (1đ)

Giới thiệu ngắn gọn họ tên, khái quát ấn tượng về người thầy (cô) mà em kể.

B. Thân bài (4đ)

  • Tả đôi nét về hình dáng thầy cô (nhằm tái hiện cụ thể về đối tượng) (0,5đ)
  • Kể về những hoạt động tận tụy của thầy cô vì học sinh: Lòng yêu nghề mến trẻ, tận tâm tận lực say mê với công việc (Giảng bài say sưa, chấm và chữa kỹ càng những bài khó,...) (1đ)
  • Kể về một vài nét đẹp trong phẩm chất người thầy cô như giản dị, khiêm tốn,...(có sự việc, diễn biến, kết quả) (1,5đ)
  • Chọn kể 1 kỉ niệm tiêu biểu với thầy cô (Chỉ nên chọn từ 1 đến 2 sự việc, không nên chọn quá nhiều) (1đ)

Chú ý: Trong khi kể có xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm cho bài viết thêm sinh động.

C. Kết bài (1đ)

Khẳng định tình cảm thầy trò, những suy nghĩ của mình với thầy cô.

Hình thức, bố cục rõ ràng, mạch lạc, chữ viết sạch sẽ (0,5đ)

Đánh giá bài viết
391 83.439
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

Xem thêm