Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6 - Đề số 6

Đề kiểm tra Vật Lí 6 học kì 1 Số 6

Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6 - Đề số 6. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Câu 1: Nêu cách đo khối lượng của một vật bằng cân Rôbecvan.

Câu 2: Nêu ví dụ về các vật biến dạng đàn hồi.

Câu 3: Hãy kể tên các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi.

Câu 4: Thế nào là hai lực cân bằng? Cho một ví dụ trong thực tế mà em quan sát được (trường hợp một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì đứng yên). Nêu rõ hai lực đó.

Câu 5: Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ chấm ….. của các câu sau để được nội dung đúng.

a) Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực …………………. Trọng lượng của vật.

b) Khi sử dụng đòn bẩy, muốn làm cho lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng………………………. Khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Câu 6: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3. Cho biết D sắt = 7800kg/m3.

Câu 7: Đổi các đơn vị sau:

a) 2 tấn = ……………..tạ;

b) 6dm3 = …………......lít;

c) 100g = …………......kg;

d) 1500kg/m3 = ……………...g/cm3;

e) 160dm = …………….m;

f) 20km = …………….m;

g) 0,5 lít = ……………..cc;

h) 0,8g/cc = …………….kg/m3.

Đáp án đề kiểm tra tiết môn Vật lý lớp 6

Câu 1: Cách đo khối lượng một vật bằng cân Roobecvan.

a) Đầu tiên phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0.

b) Đặt vật đem cân lên một đĩa cân bên trái.

Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.

c) Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật.

Câu 2: Lưỡi cưa bằng thép khi bị uốn cong rồi thả ra thì quay lại như cũ.

Khi đặt vật nặng lên tấm ván thì tấm ván bị cong xuống. Lấy vật nặng ra, tấm ván trở lại như cũ.

Câu 3: Kể tên các vận dụng cần thiết để tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi:

- Dụng cụ dùng để đo thể tích: Bình chia độ (có bình tràn nếu sỏi lớn).

- Dụng cụ dùng để đo khối lượng: Cân Roobecvan có hộp quả cân (hoặc cân khác có ĐCNN và GHĐ bé).

- Nước, sỏi, khan lau.

Câu 4: Hai lực cùng tác dụng vào một vật (những điểm đặt), mạnh như nhau (cùng độ lớn), cùng phương nhưng ngược chiều gọi là hai lực cân bằng.

Một vật treo trên sợi dây: Trọng lực và lực đàn hồi của dây cân bằng nhau.

Câu 5: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ chấm:

a) Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.

b) Khi sử dụng đòn bẩy, muốn làm cho lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Câu 6: Tóm tắt:

sắt = 7800kg/m3

V = 40dm3 = 0,04m3

m = ? P = ?

Giải: Áp dụng công thức: D = m/V => m = D.V.

Thay số m = 7800kg/m3 x 0,04m3 = 312kg.

Tính P: P = 10.m = 10 x 312 = 3120N.

Câu 7:

a) 2 tấn = 20 tạ.

b, 6dm3 = 6 lít.

c, 100g = 0,1kg.

d, 1500kg/m3 = 1,5g/cm3.

e, 160dm = 16m.

f, 20km = 20000m.

g, 0,5 lít = 500cc.

h, 0,8g/cc = 800kg/m3.

Đánh giá bài viết
24 2.575
Sắp xếp theo

    Môn Vật Lý lớp 6

    Xem thêm