Đề kiểm tra 15 phút bài Bình Ngô đại cáo

VnDoc mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo bài Đề kiểm tra 15 phút bài Bình Ngô đại cáo gồm các câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bám sát nội dung bài học, nâng cao kết quả học tập lớp 10. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án trên VnDoc.com được biên soạn theo từng bài học trong chương trình SGK Ngữ văn 10 giúp các em học sinh ôn tập kỹ hơn nội dung từng bài.

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 - Bình Ngô đại cáo

1. Trong bài Đại cáo bình Ngô, đoạn văn từ: "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa.....Cũng là chưa từng thấy xưa nay" thể hiện nội dung gì?

A. Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc của Đại Việt.

B. Tố cáo, lên án những tội ác của giặc Minh đã gây ra cho nhân dân ta.

C. Kể lại diễn biến cuộc kháng chiến, nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước.

D. Lời khẳng định, tuyên bố thắng lợi và nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến.

2. Trong đoạn: "Ta đây...lấy ít địch nhiều", Nguyễn Trãi đã dùng phương thức biểu đạt gì là chủ yếu để khắc họa hình ảnh Lê Lợi, vị chủ tướng của đoàn quân Lam Sơn?

A. Thuyết minh và biểu cảm.

B. Miêu tả và tự sự.

C. Tự sự và thuyết minh.

D. Biểu cảm và tự sự.

3. Trong Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, độc lập dân tộc được xác định chủ yếu trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền. Đến Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi bổ sung những yếu tố nào?

A. Văn hiến, lịch sử.

B. Lịch sử, phong tục tập quán.

C. Văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.

D. Văn hiến, phong tục tập quán.

4. Đoạn kết bài Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tuyên ngôn về điều gì?

A. Khẳng định sự đổi mới của đất nước. (2)

B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

C. Khẳng định sự vững bền của đất nước. (1)

D. Khẳng định nền thái bình vững chắc. (3)

5. Tội ác nào dưới đây của giặc Minh không được Nguyễn Trãi nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo?

A. Thuế khóa nặng nề.

B. Tàn hại con người, cây cỏ.

C. Đốt hết các văn tự, sách vở.

D. Gây binh kết oán.

6. Nhận xét nào đúng về hai địa danh "Bồ Đằng", "Trà Lân" trong câu văn: "Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật - Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay" (trích Bình Ngô đại cáo)?

A. Đó là tên hai địa danh ở nước ta, nơi đã diễn ra những trận đánh lớn đầu tiên mở đàu giai đoạn phản công của nghĩa quân Lam Sơn.

B. Đó là tên hai địa danh ở nước ta, nơi ghi dấu những chiến thắng vẻ vang trong công cuộc giữ nước, chống ngoại xâm của cha ông.

C. Đó là tên hai địa danh ở nước ta, nơi đã diễn ra những chiến thắng quyết định buộc quân Minh phải đầu hàng, rút quân về nước.

D. Đó là tên hai địa danh ở Trung Quốc nơi đã diễn ra những trận chiến lớn, nổi tiếng trong lịch sử.

7. Nói về những khó khăn buổi đầu của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, nhận định nào sau đây không chính xác?

A. Nghĩa quân đã dùng chiến thuật đánh mai phục.

B. Nghĩa quân đã lấy yếu chống mạnh.

C. Tướng sĩ đã phải đồng cam cộng khổ.

D. Lê Lợi đã phải dùng chiến thuật "tâm công".

8. Tại sao nói Bình Ngô đại cáo không chỉ là bản tuyên ngôn độc lập mà còn mang những yếu tố của một bản tuyên ngôn nhân quyền?

A. Vì tác giả đã đứng về quyền sống của những người dân vô tội để tố cáo chiến tranh, tố cáo những tội ác tàn bạo của quân xâm lược.

B. Vì hình ảnh Lê Lợi trong bài cáo là điểm hội tụ, là biểu trưng cho sức mạnh toàn dân tộc.

C. Vì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là tiêu biểu cho sức mạnh đại đoàn kết của cả dân tộc ta.

D. Vì Nguyễn Trãi đã đề cao tư tưởng nhân nghĩa, thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết.

9. Trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, ta thấy giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, nghĩa quân của ta đã "Dùng đại nghĩa và chí nhân để đối xử với kẻ bại trận". Mục đích của cách ứng xử ấy là gì?

A. Để cho thấy cuôc chiến đâu của chúng ta là vì chính nghĩa. (1)

B. Để giặc tự nhận ra sự sai lầm và tàn ác của chúng. (3)

C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

D. Để giặc không gây thù chuốc oán về sau. (2)

10.

"Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu,
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn".

(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

Trong đoạn văn trên, biện pháp tu từ nào được Nguyễn Trãi sử dụng?

A. Hoán dụ.

B. Nói quá.

C. So sánh.

D. Liệt kê.

Trên đây, VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề kiểm tra 15 phút bài Bình Ngô đại cáo. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết tổng hợp các câu hỏi trong kiểm tra 15 phút về bài Bình Ngô Đại cáo. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập lớp 10, VnDoc còn mang đến bộ kiến thức lý thuyết kèm bài tập đầy đủ các môn Địa lý 10, Toán 10, Tiếng Anh 10,.... hay bạn có thể tham khảo thêm về Soạn bài 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, .....

Đánh giá bài viết
3 7.965
Sắp xếp theo

    Đề kiểm tra 15 phút lớp 10 môn Ngữ văn

    Xem thêm