Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 môn Vật lý lớp 9 - Đề số 4

Đề kiểm tra 15 phút Vật lý lớp 9

Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 môn Vật lý lớp 9 - Đề số 4 là tài liệu tham khảo hữu ích giúp học sinh vừa có thể củng cố lại kiến thức đã được học, vừa làm quen với các dạng bài tập trắc nghiệm Lý khác nhau.

Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 môn Vật lý lớp 9

Câu 1: Ba điện trở R1 = 2Ω; R2 = 3Ω; R3 = 6Ω được mắc song song giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế UAB ( Hình 4); khi đó cường độ dòng điện qua R1 là 2A. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở còn lại và hiệu điện thế giữa hai điểm AB.

Kiểm tra Vật lí 9

Câu 2: Cho hai điện trở R1 = 20Ω chịu được dòng điện tối đa là 1A; R2 = 30Ω chịu được dòng điện tối đa bằng 0,5A mắc nối tiếp. Tính hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu mạch đó để khi hoạt động không có điện trở nào bị hỏng.

Câu 3: Cho mạch điện như hình 5 với R1 = 2Ω; R2 = 4Ω; R3 = 8Ω; R4 = 10Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U thì đo được hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là 2V. Tính hiệu điện thế U và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở thành phần.

Kiểm tra Vật lí 9

Câu 4: Cho hai điện trở R1 = 15Ω chịu được dòng điện tối đa là 2A; R2 = 15Ω chịu được dòng điện tối đa bằng 1,5A mắc song song. Tính hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu mạch đó để khi hoạt động không có điện trở nào bị hỏng.

Câu 5: Một mạch điện gồm ba điện trở R1; R2 và R3 mắc song song. Khi dòng điện qua các điện trở bằng nhau ta có thể kết luận các điện trở R1; R2; R3 bằng nhau, vì sao?

Câu 6: Cho đoạn mạch điện theo sơ đồ như hình 6, trong đó điện trở R1 = 5Ω; R2 = 15Ω; vôn kế chỉ 3V.

a) Tìm số chỉ của ampe kế.

b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB.

Kiểm tra Vật lí 9

Câu 7: Ba bóng đèn giống nhau và đều có hiệu điện thế định mức 12V được mắc nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế 24V. Tìm hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn.

Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 9 kì 1

Câu 1:

+ Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là: UAB = I1R1 = 2.2 = 4V.

+ Cường độ dòng điện qua các điện trở là:

I2 = UAB/R2 = 4/3(A).

I3 = UAB/R3 = 4/6 = 2/3(A).

Câu 2:

+ Dòng điện tối đa là để cho R1 và R2 cùng chịu được là Imax = 0,5A.

+ Hiệu điện thế tối đa là để cho R1 là Umax1 = 20.0,5 = 10V.

+ Hiệu điện thế tối đa là để cho R2 là Umax2 = 30.0,5 = 15V.

+ Hiệu điện thế tối đa là để cho R1, R2 cùng chịu được: Umax = 10 + 15 = 25V.

Câu 3:

- Cường độ dòng điện: I = U1/R1 = 1A

- Hiệu điện thế ở hai đầu mạch U: U = I.R = 1.24 = 24V

- Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở:

+ U2 = I.R2 = 1.4 = 4V.

+ U3 = I.R3 = 1.8 = 8V.

+ U4 = I.R4 = 1.10 = 10V.

Câu 4:

+ Hiệu điện thế tối đa là để cho R1 chịu được vậy Umax1 = 15.2 = 30V.

+ Hiệu điện thế tối đa là để cho R2 là Umax2 = 15.1,5 = 22,5V.

+ Hiệu điện thế tối đa là để cho R1, R2 cùng chịu được: Umax = 30 + 22,5 = 52,5V.

Câu 5:

Ba điện trở R1; R2 và R3 mắc song song. Khi dòng điện qua các điện trở bằng nhau ta có thể kết luận các điện trở R1; R2; R3 bằng nhau vì I = U/R , mắc song song nên U là bằng nhau, nếu I bằng nhau thì R phải bằng nhau.

Vậy R1 = R2 = R3.

Câu 6:

a) Số chỉ của ampe kế: I = U2/R2 = 3/15 = 0,2A.

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB: U = I.R = 0,2.20 = 4V.

Câu 7:

Do ba đèn có hiệu điện thế định mức giống nhau nên điện trở của chúng bằng nhau R1 = R2 = R3 = R.

Vì ba điện trở giống nhua mắc nối tiếp nên hiệu điện thế ở hai đầu mỗi đèn đều bằng nhau. Vậy U1 = U2 = U3 = U/3 = 24/3 = 8V.

Đánh giá bài viết
1 144
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 9

    Xem thêm