Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 7 - Đề số 3

Đề kiểm tra 15 phút Vật lý lớp 7

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 7 - Đề số 3 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình giảng dạy, củng cố kiến thức môn Lý kì 2 đã học, giúp học sinh làm quen nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm Lý khác nhau.

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 7 - Đề số 3

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Electron tự do là electron thoát ra khỏi nguyên tử và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác

B. Trong kim loại các hạt nhân cũng có thể dịch chuyển tự do

C. Vật nhiễm điện dương là vật thừa electron

D. Vật nhiễm điện âm là vật thiếu electron

Câu 2. Cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len rồi đưa miếng len này lại gần mảnh pôliêtilen thì chúng hút nhau. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Điện tích trong hai mảnh nói trên là khác loại

B. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện âm, mảnh len nhiễm điện dương

C. Một số electron đã từ mảnh len dịch chuyển sang mảnh pôliêtilen

D. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện, còn mảnh len không nhiễm điện

Câu 3. Câu phát biểu nào dưới đây sai?

A. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng

B. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển dời có hướng

C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện

D. Dòng điện là dòng điện tích âm chuyển động tự do

Câu 4. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:

A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng

B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện

C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động

D. Do ngoài trời sắp có cơn dông

Câu 5. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện? Chọn câu giải thích có lí

A. Trong kim loại đã có sẵn các electron tự do

B. Điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất

C. Kim loại là vật dẫn điện nên không nhiễm điện khi cọ xát

D. Kim loại là vật trung hòa về điện

Câu 6. Biết thanh thủy tinh tích điện dương sau khi cọ xát vào lụa. Lấy mảnh vải khô cọ xát vào thước nhựa thì thước nhựa tích điện âm. Đưa mảnh lụa và mảnh vải lại gần nhau thì chúng đẩy hay hút nhau, vì sao?

A. Đẩy nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương

B. Hút nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương

C. Đẩy nhau vì chúng đều tích điện âm

D. Hút nhau vì chúng tích điện trái dấu

Câu 7. Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiếm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì:

A. Chúng hút lẫn nhau

B. Electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc

C. Một số electron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. Lược nhựa thừa electron nên tích điện âm, còn tóc thiếu electron nên tích điện dương

D. Lược nhựa thiếu electron, còn tóc thừa electron

Câu 8. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?

A. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ

B. Ống giấy treo bằng sợi chỉ

C. Vật nhiễm điện trái dấu với nó

D. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó.

Câu 9. Năm dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là:

A. Đèn pin, radio, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động

B. Tivi, radio, máy rung, quạt điện, bánh xe nước

C. Bóng đèn, bếp điện, máy bơm, máy điện thoại, đèn pin

D. Bút thử điện, máy chụp hình, xay trái cây, radio

Câu 10. Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó

A. Tạo thành dòng điện

B. Phát sáng

C. Trở thành vật liệu dẫn điện

D. Nóng lên

Câu 11. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Câu 12. Chất dẫn điện là gì? Cho ví dụ. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ

Câu 13. Khi nào một vật mang điện tích âm, mang điện tích dương?

Câu 14. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?

Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Vật lý 7

Câu 1. Chọn A

Electron tự do là electron thóa ra khỏi nguyên tử và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác

Câu 2. Chọn D

Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen sau đó ta thấy chúng hút nhau vì chúng nhiễm điện trái dấu. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh pôliêtilen nhiễm điện tích âm. Vậy câu sai là D

Câu 3. Chọn D

Dòng điện là dòng tích chuyển động có hướng. Vậy nói dòng điện là dòng tích âm chuyển động tự do là sai

Câu 4. Chọn B

Xe chạy một thời gian dài do thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện, sờ vào thành xe , đôi lúc a thấy như bị điện giật

Câu 5. Chọn B

Nếu cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện là vì điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất

Câu 6. Chọn B

Lụa nhiễm điện âm, vải nhiễm điện dương. Đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau

Câu 7. Chọn C

Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì một số electron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa

Câu 8. Chọn D

Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút vật nhiễm điện cùng dấu với nó

Câu 9. Chọn A

Đèn pin, radio, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động có sử dụng nguồn điện

Câu 10. Chọn C

Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó trở thành vật liệu dẫn điện

Câu 11.

Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân

Câu 12.

- Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Ví dụ: kim loại, nước muối…

- Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: gỗ, nhựa, sứ…

Câu 13.

Một vật mang điện tích âm nếu thừa electron, mang điện tích dương nếu thiếu electron

Câu 14.

Khi xe chạy, do thành xe ma sát với không khí, bánh xe ma sát với mặt đường nên xe được tích điện. Điều này rất nguy hiểm với các loại xe chở xăng dầu. Vì vậy, người ta thả sợi xích xuống mặt đường để các điện tích truyền xuống đường, xe không còn bị nhiễm điện nữa.

Đánh giá bài viết
3 1.666
Sắp xếp theo

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm