Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 9 bài 32: Luyện tập chương 3

Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa lớp 9 bài 32: Luyện tập chương 3

Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 9 bài 32: Luyện tập chương 3. Đề kiểm tra này gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm kèm câu trả lời, nằm trong chương trình SGK môn Hóa lớp 9. Hy vọng rằng với đề kiểm tra này sẽ giúp cho các bạn củng cố lại bài học. Mời các bạn tải về tham khảo chuẩn bị tốt cho bài học sắp tới

1. Chất khí Y có tính chất sau:

- Rất độc, không màu

- Cháy trong không khí với ngọn lửa xanh và sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong

Vậy chất Y là:

A. H2

B. Cl2

C. CO2

D. CO

2. Thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành khi cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với 100ml dung dịch NaHCO3 2M là:

A. 4,48 lít

B. 8,96 lít

C. 9,96 lít

D. 44,8 lít

3. Có 3 lọ đựng 3 khí riêng biệt: H2, Cl2 và CO2. Chỉ bằng mắt thường và một hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được từng chất:

A. Fe

B. Ag2SO4

C. Ca(OH)2

D. Cu(OH)2

4. Ba lọ mất nhãn đựng ba chất bột màu trắng sau: NaCl, K2CO3, CaCO3. Có thể dùng cặp hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng?

A. Dung dịch NaOH và HCl

B. Nước và dung dịch KCl

C. Nước và dung dịch KNO3

D. Nước và dung dịch HCl

5. Khí CO được dùng để:

A. Cả (2) và (3)

B. Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp (2)

C. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại (Fe, Cu...) từ các oxit (3)

D. Duy trì sự sống và sự cháy (1)

6. Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại được cùng nhau trong dung dịch?

A. HNO3 và KHCO3

B. Na2CO3 và CaCl2

C. K2CO3 và Na2SO4

D. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2

7. Cho 1,35g nhôm tác dụng với dung dịch chứa 7,3g HCl. Khối lượng muối tạo thành là:

A. 6,675g

B. 3,3375g

C. 7,775g

D. 10,775g

8. Khử 2,4g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng cacbon oxit (CO), thu được 1,76g hỗn hợp hai kim loại. Đem hòa tan hỗn hợp 2 kim loại này bằng dung dịch axit HCl thì thu được 0,448 lít H2 (đktc). Vậy thành phần phần trăm về khối lượng mỗi oxit kim loại ban đầu là:

A. 50,8% và 49,2%

B. 64% và 36%

C. 33,3% và 66,7%

D. 56,2% và 43,8%

9. Cho sơ đồ chuyển đổi trực tiếp sau:

Phi kim → oxit axit 1 → oxit axit 2 → axit.

Sơ đồ nào sau đây phù hợp với chuyển đổi nói trên?

A. N2 → N2O → NO → HNO3

B. P → PO → P2O5 → H3PO4

C. C → CO → CO2 → H2CO3

D. S → SO2 → SO3 → H2SO4

10. Khi sục khí CO2 vào dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai muối là NaHCO3 và Na2CO3. Vậy tỉ lệ về số mol giữa CO2 và NaOH tham gia phản ứng là:

Khi sục khí CO2 vào dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai muối là NaHCO3 và Na2CO3. Vậy tỉ lệ về số mol giữa CO2 và NaOH tham gia phản ứng là:
A. \,\frac{{n_{CO_2 } }}{{n_{NaOH} }} = 1
B. \,\frac{{n_{CO_2 } }}{{n_{NaOH} }} > 1
C. 1/2 < \,\frac{{n_{CO_2 } }}{{n_{NaOH} }} < 1
D. \,\frac{{n_{CO_2 } }}{{n_{NaOH} }} < 1/2

Đáp án kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 9 bài 32: Luyện tập chương 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

C

D

A

C

A

C

D

C

.......................................................................

Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 9 bài 32: Luyện tập chương 3. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới

Đánh giá bài viết
1 374
Sắp xếp theo

    Đề kiểm tra 15 phút lớp 9 môn Hóa học

    Xem thêm