Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 16: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 8 bài 16: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 16: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là bài kiểm tra theo bài nằm trong chương trình Văn 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo

1. Đoạn văn tự sự sau có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đúng hay sai?

Tôi nhớ lúc đó tôi rất sợ trường lớp, nhất là các cô giáo. Không phải tôi sợ học, mà vì sợ các cô giáo. Chị họ tôi kể cho tôi biết, chị ấy không làm mấy bài tập thôi mà bị cô giáo phạt rất nặng. Và tôi tưởng tượng những hình phạt đáng sợ. Hôm khai giảng, cũng là buổi học đầu tiên, mẹ gọi tôi dậy sớm, biết không sao trốn được, tôi sợ lắm.

A. Đúng B. Sai

2. Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Hôm ấy đã không ai mách cô về lỗi của tôi cả. Tuy nhiên, tôi cũng không vui. Tôi thấy vừa thương vừa phục Sơn. Thương vì nó sẽ bị bố mẹ mắng, phục vì lòng dũng cảm thật thà của nó. Tôi trách mình hèn, không dám thành thật. Tôi cứ tưởng sau buổi họp vì thoát tội tôi sẽ mừng, hóa ra không phải vậy. Về nhà tôi chẳng thiết chơi gì. Sau này tuy tôi không bao giờ quên sách vở nữa nhưng vẫn ân hận mãi, cứ cầm đến vở Giáo dục công dân lại buồn.

A. Miêu tả những hành động gây ra lỗi lầm của nhân vật tôi

B. Bộc lộ cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại lỗi lầm mình gây ra

C. Kể lại câu chuyện về lỗi lầm mà nhân vật tôi gây ra

3. Đoạn văn sau có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm không?

Một buổi chiều, những vạt nắng nhạt dần, tôi giúp Nhài bó rạ, rồi cầm nón cho Nhài gánh rạ về, nghe Nhài kể về gia đình mình. Mẹ Nhài mất sớm, Nhài sống với bố và mấy đứa em nhỏ. Cha Nhài ốm yếu, bệnh tật mà vẫn phải quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Nhài vừa đi học vừa chăm sóc em, cơm nước, lại trồng rau, nuôi lợn, gà phụ thêm chi phí cuộc sống giúp bố.

A. Không sử dụng cả hai yếu tố miêu tả và biểu cảm

B. Có yếu tố biểu cảm

C. Có yếu tố miêu tả

4. Đoạn văn sau có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm không?

Hồi tôi còn học Tiểu học, tất cả những kỉ niệm sâu sắc nhất của tôi đều gắn bó với cô Nga, tuy cô chỉ dạy tôi năm lớp hai, lớp ba. Hồi lớp hai tôi nghịch lắm. Bố mẹ tôi đã nhiều lần được mời đến trường vì những "chiến tích" của tôi. Khi thì bỏ học đi chơi, khi thì gây mất trật tự trong lớp, khi thì không làm đủ bài tập. Cô giáo đã nhiều lần khuyên bảo tôi, răn đe tôi, dùng nhiều biện pháp mà tôi vẫn chẳng tiến bộ gì.

A. Không B. Có

5. Trong các câu văn sau, câu nào chứa yếu tố biểu cảm?

A. Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.

B. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.

C. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.

D. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.

6. Tìm câu văn miêu tả trong đoạn văn sau:

Trời chạng vạng tối. Trên vùng đầm lầy này, các con vật đi kiếm ăn đang hấp tấp về tổ. Tiếng đập cánh phành phạch, tiếng kêu của các loài chim ầm ĩ; tiếng ếch ộp oạp, tiếng ễnh ương chói tai, tiếng côn trùng rền rĩ. Tia nắng mặt trời vương le lói trên các bụi cây, mặt nước.

A. Tiếng đập cánh phành phạch, tiếng kêu của các loài chim ầm ĩ; tiếng ếch ộp oạp, tiếng ễnh ương chói tai, tiếng côn trùng rền rĩ.

B. Trên vùng đầm lầy này, các con vật đi kiếm ăn đang hấp tấp về tổ.

C. Trời chạng vạng tối.

7. Trong văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì?

A. Giúp người viết thể hiện được thái độ của mình với sự việc được kể.

B. Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động, phong phú.

C. Giúp người viết hiểu một cách sâu sắc về sự việc được kể.

D. Giúp người viết hiểu một cách toàn diện về sự việc được kể.

8. Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?

A. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.

B. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.

C. Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật.

D. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.

9. Trong đoạn văn sau, câu nào không phải là yếu tố miêu tả?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... (Lão Hạc)

A. Lão hu hu khóc...

B. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

C. Mặt lão đột nhiên co rúm lại.

D. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.

10. Đoạn văn sau có sử dụng yếu tố nào?

Một lúc sau trời tối hẳn. Tiếng ếch vẫn ộp oạp, tiếng sâu bọ vẫn âm i, nhưng các loài thú đi kiếm ăn trên mặt đầm đã về hết. Cả vùng đầm lầy bao phủ một tấm màn đen tối. Trong các bụi cây, đom đóm lập lòe. Bỗng từ đâu bay tới một cái bóng trắng muốt, nhìn kĩ mới thấy một con cò. Thật là lạ khi một con cò lại đi kiếm ăn vào ban đêm.

A. Chỉ sử dụng yếu tố biểu cảm

B. Chỉ sử dụng yếu tố miêu tả

C. Cả miêu tả và biểu cảm

D. Không sử dụng yếu tố nào

Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 16: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

C

A

A

A

A

C

A

C

............................................

Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 16: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Đánh giá bài viết
2 432
Sắp xếp theo

    Đề kiểm tra 15 phút lớp 8 môn Ngữ văn

    Xem thêm