Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 - Đề 5

Đề kiểm tra Sinh học 7

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 - Đề 5 do VnDoc đăng tải, với các câu hỏi lý thuyết kết hợp bài tập trắc nghiệm Sinh khác nhau nhằm củng cố kiến thức đã được học, nâng cao kết quả học tập lớp 7.

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 học kì 1 - Đề 5

Câu 1. Trùng sốt rét nhiêt đới hay sốt rét ác tính có chu kì sinh sản là

A. 48 giờ.

B. 72 giờ.

C. 24 giờ.

D. 6 giờ.

Câu 2. Trai sông di chuyển bằng

A. Cách bơi nhờ cử động của hai mảnh vỏ.

B. Cách xoay cơ thể trên bùn.

C. Chân lưỡi rìu thò ra ngoài sau khi mở vỏ và chân.

D. Phối hợp cử động của hai mảnh vỏ và chân.

Câu 3. Hãy chú thích thay cho các chữ số trong hình dưới đây

Đề kiểm tra Sinh học 7

Chú thích

1 - ……………….

2 - ……………….

3 - ……………….

4 - ……………….

5 - ……………….

Câu 4. Tuyến bài tiết của tôm nằm ở

A. Đỉnh của đôi râu thứ nhất.

B. Đỉnh của tấm lái.

C. Gốc của đôi càng.

D. Gốc của đôi râu thứ hai.

Câu 5. Khi sống trong ruột mối, trùng roi sẽ

A. Gây bệnh đường ruột cho mối.

B. Ăn hết chất dinh dưỡng của mối.

C. Tiết enzim giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ.

D. Tạo mùi cho phân mối.

Câu 6. Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?

Câu 7. Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng với sâu bọ nói chung .

Câu 8. Trình bày vai trò của cá. Tại sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tăng cường ăn cá trong khẩu phần ăn hàng ngày?

Câu 9. Em hãy kể 5 loài động vật có xương sống và 5 loài động vật không xương sống ở địa phương em.

Đáp án đề kiểm tra Sinh học 7

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3:

Chú thích

1 – Đầu vỏ

2 – Đỉnh vỏ

3 – Bản lề vỏ

4 – Đuôi vỏ

5 – Vòng tăng trưởng vỏ

Câu 4: D

Câu 5: C

Câu 6.

Giun đũa Sán lá gan
- Dài 25 cm.
- Cơ thể thon dài, hai hầu thon lại, hình ống, tiết diện ngang bao giờ cũng tròn.
- Giun đũa có màu trắng ngà hay hồng lợt.
- Có ruột sau và hậu môn.
- Ruột thẳng.
- Trứng có vỏ cuticun bọc ở ngoài.
- Chỉ có cơ dọc.
- Cơ thể phân tính.
- Giun đũa không có sự thay đổi vật chủ ( chỉ có một vật chủ)
- Dài 2 – 5 cm.
- Hình lá dẹp.
- Màu đỏ máu.
- Chưa có ruột sau và hậu môn.
- Ruột phân nhánh.
- Trứng không có vỏ cuticun bọc ở ngoài.
- Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển.
- Cơ thể lưỡng tính.
- Thay đổi vật chủ.

Câu 7.

Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng với sâu bọ nói chung:

- Cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng.

- Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, thường có 2 đôi cánh.

- Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

Câu 8.

- Vai trò của cá:

  • Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp. Dầu gan cá nhám, cá thu có nhiều vitamin A và vitamin D. Cá còn được dùng để chế biến thành nước mắm.
  • Cá làm dược liệu: chất tiết từ buồng trứng và nội quan của cá nóc được dùng để chữa bệnh thần kinh, sưng khớp và uốn ván.
  • Cá phục vụ cho ngành nông nghiệp: xương cá, bã nắm dùng để làm phân.
  • Cá phục vụ cho ngành công nghiệp: da cá nhám dùng để đóng giày, làm cặp.
  • Cá con ăn một số động vật có hại cho con người như cá ăn bọ gậy, cá ăn sâu bọ hại lúa.

- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tăng cường ăn cá trong khẩu phần ăn hằng ngày vì cá rất tốt cho sức khỏe con người cụ thể là:

  • Cá là loại thực phẩm ít chất béo và giàu axit omega – 3.
  • Giàu prôtêin, vitamin và khoáng chất.
  • Dầu cá tốt cho sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
  • Ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch.
  • Giảm viêm nhiễm và chứng đau khớp.
  • Giúp làm giảm nồng độ cholesterol.
  • Ngăn chặn chứng Alzheimer và chứng mất trí nhớ do tuổi tác.
  • Là loại thực phẩm ăn kiêng lí tưởng cho người béo.
  • Giảm nguy cơ ung thư.
  • Ăn cá giúp da khỏe mạnh.
  • Là thực phẩm dễ chế biến.

Câu 9.

- 5 động vật có xương sống là: trâu, bò, lợn, gà, cá.

- 5 động vật không xương sống là: ruồi, muỗi, giun đất, đỉa, tôm.

Đánh giá bài viết
1 20
Sắp xếp theo

Sinh học lớp 7

Xem thêm