Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 2: Tuần 10

Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2: Tuần 10 bao gồm chi tiết các bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi để các em học sinh ôn tập tốt phần chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 2.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề bài: Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2: Tuần 10

I- Bài tập về đọc hiểu

Hương nhãn

Trong xanh ánh mắt

Trong vắt nhãn lồng

Chim ăn nhãn ngọt

Bồi hồi nhớ ông!

Ngày ông trồng nhãn

Cháu còn bé thơ

Vâng lời ông dặn

Cháu tưới cháu che.

Mấy mùa hè đến

Bao mùa đông sang

Vành non vẫy gọi

Lá xanh ngút ngàn.

Nay mùa quả chín

Thơm hương nhãn lồng

Cháu ăn nhãn ngọt

Nhớ ông vun trồng

(Trần Kim Dũng)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .

1. Hình ảnh nào gợi cho người cháu nhớ đến ông?

a- Ánh mắt trong xanh

b- Cùi nhãn trong vắt

c- Chim về ăn nhãn

2. Ngày ông trồng nhãn, cháu ở lứa tuổi nào?

a- Lứa tuổi mẫu giáo

b- Lứa tuổi tiểu học

c- Lứa tuổi trung học

3. Cây nhãn lớn lên qua thời gian bao lâu thì kết quả, tỏa hương?

a- Qua mấy mùa hè

b- Qua mấy mùa đông

c- Qua nhiều năm tháng

(4). Dòng nào dưới đây nêu đúng bài học rút ra từ bài thơ?

a- Trồng cây gây rừng

b- Uống nước nhớ nguồn

c- Kính trọng ông bà

5. Viết lại các từ ngữ chỉ đặc điểm có trong bài thơ " Hương nhãn":

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) c hoặc k

- …on …iến/ …….

-…ây….ỏ/………..

- …ái…. èn/……..

- dòng….ênh/………

b) l hoặc n

-…..ặng nề/………

-……ặng lẽ/…….

- số……ẻ/……….

- nứt…….ẻ/…….

c) ngỏ hoặc ngõ

-…….. nhỏ/…………

- bỏ………/……….

-………xóm/………..

-……..cửa/……….

2. Gạch dưới các từ chỉ người trong họ hàng có đoạn văn sau và ghi vào hai dòng Họ nội, Họ ngoại:

Gia đình Dung sống cùng với ông nội, bà nội. Cứ vào ngày mồng một Tết hằng năm, họ hàng bên nội, bên ngoại lại đến nhà Dung rất đông. Này nhé, buổi sáng thì có ông ngoại, bà ngoại, các bác, các chú cùng các cô, các thím, các dì. Buổi chiều có cậu, mợ và cả các cháu của ba má đến chơi. Dung được vui vầy cùng các anh, chị và các em, lại được họ hàng mừng tuổi, vui ơi là vui!

- Họ nội:………………………………………………

- Họ ngoại:……………………………………………

3.Đặt dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống trong mẩu chuyện vui:

Ba má

Giờ Học vần, phần từ ngữ ứng dụng có từ ba má Học sinh đọc xong, cô giáo hỏi về nghĩa từ:

- Các con hiểu từ ba má nghĩa là gì [_]

Tũn nhanh nhảu xung phong trả lời:

- Thưa cô, ba má là hai má của cô và một má của con nữa ạ [_]

(Theo Lê Phương Nga)

4. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể về một người thân trong gia đình em. (ông/ bà, bố/ mẹ, anh/ chị hoặc em ruột…)

Gợi ý:

a) Ông/ bà (bố/mẹ, anh/chị hoặc em ruột….) của em bao nhiêu tuổi?

b) Ông/ bà (bố/mẹ, anh/chị hoặc em ruột….) của em làm nghề gì (hoặc đang học ở đâu)?

c) Ông/ bà (bố/mẹ, anh/chị hoặc em ruột….) của em yêu quý, gần gũi đối với em như thế nào?

……………………………………………...........................................................................................

……………………………………………...........................................................................................

……………………………………………...........................................................................................

Đáp án Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 2: Tuần 10

I- 1.c 2.b 3.c (4).b 5. trong xanh, ngọt, ngút ngàn, chín.

II- 1.

a) con kiến – cây cỏ; cái kèn – dòng kênh

b) nặng nề - lặng lẽ; số lẻ - nứt n

c) ngõ nhỏ - bỏ ngỏ; ngõ xóm – ngỏ cửa

2. Gia đình Dung sống cùng với ông nội, bà nội. Cứ vào ngày mồng một Tết hằng năm, họ hàng bên nội, bên ngoại lại đến nhà Dung rất đông. Này nhé, buổi sáng thì có ông ngoại, bà ngoại, các bác, các chú cùng các cô, các thím, các dì. Buổi chiều có cậu, mợ và cả các cháu của ba má đến chơi. Dung được vui vầy cùng các anh, chị và các em, lại được họ hàng mừng tuổi, vui ơi là vui!

- Họ nội: ông nội, bà nội, cô, thím, bác, chú, cháu, anh, chị, em.

- Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, dì, cậu, mợ, bác, chú, cháu, anh, chị, em.

* Chú ý: Các từ bác, chú, cháu, anh, chị, em ghi ở cả 2 dòng (họ nội, họ ngoại) đều phù hợp.

3. 

Ba má

Giờ Học vần, phần từ ngữ ứng dụng có từ ba má. Học sinh đọc xong, cô giáo hổi về nghĩa từ:

- Các con hiểu từ ba má nghĩa là gì?

Tũn nhanh nhảu xung phong trả lời:

- Thưa cô, ba má là hai má của cô và một má của con nữa ạ.

4. Tham khảo

(1) Ông ngoại của em năm nay sáu mươi hai tuổi. Ông là chủ một trang trại trồng trọ và chăn nuôi gia súc lớn nhất trong huyện. Năm ngoái, ông được bình bầu danh hiệu nông dân xuất sắc của huyện và được cử đi Đại hội nông dân tiêu biểu toàn tỉnh. Ông ngoại rất yêu quý em. Ông thường cho em đi thăm trang trại và kể cho em nghe nhiều chuyện hay về các con vật và cây cối rất gần gũi đối với ông.

(2) Mẹ em năm nay ba mươi hai tuổi. Mẹ làm công nhân ở Nhà máy dệt 8-3. Buổi sáng, mẹ đưa em đến trường rồi mới đi làm. Buổi chiều, mẹ lại đón em về. Mẹ luôn chăm sóc, dạy bảo em từng li từng tí để em trở thành con ngoan, trò giỏi.

(3) Bé Thúy Quỳnh của em năm nay đã năm mươi tuổi. Quỳnh đang học lớp mẫu giáo lớn. Sáng nào hai chị em cũng được bố đưa đi học rồi buổi chiều lại đón về nhà. Dọc đường đi học, bao giờ Quỳnh cũng ríu rít nói chuyện với em. Trước khi được bố dẫn vào lớp, bao giờ bé cũng đòi thơm em một cái vào má rồi mới bước đi.

(4) Bà ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà trông vẫn khỏe mạnh vì bà luôn giữ thói quen đi bộ vào mỗi sáng. Khuôn mặt của bà tròn trịa, phúc hậu. Đôi mắt ngả màu nâu xám của bà lúc nào cũng ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mái tóc bà dài ngang lưng, đã bạc trắng hơn nửa. Bà em còn là một người yêu thương con cháu hết mực. Em đã lớn lên cùng với lời ầu ơ ngọt ngào bà ru, với bao câu chuyện cổ tích kì thú bà kể. Mỗi tối, đôi tay gầy xương, nhăn nheo của bà lại vỗ về em đi vào giấc ngủ. Em rất yêu quý người bà hiền hậu này của mình. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe để sống vui cùng con cháu.

(5) Ông ngoại người mà em yêu mến nhất nhà. Năm nay, ông đã bảy mươi hai tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nếp nhăn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem tivi, chương trình thời sự. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn rất nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông luôn nhắc nhở từng li, từng tí, ông còn dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Em rất yêu thương ông ngoại của mình.

>> Xem thêm: Tả một người thân của em

.......................................

Mời các bạn tham khảo thêm: 80 bài Toán ôn luyện học sinh giỏi lớp 2 với đầy đủ các dạng bài tập được VnDoc sưu tầm, tổng hợp giúp các em tự luyện tập và củng cố lại kiến thức học tập tốt hơn chuẩn bị cho các kì thi học sinh giỏi hiệu quả. Đồng thời đây là tài liệu ôn hè môn Toán lớp 2 cho các em học sinh. Sau đây mời các em cùng tham khảo và tải về chi tiết. Để làm thêm các bài toán nâng cao khác, mời các bạn vào mục: Toán nâng cao lớp 2 của VnDoc.com.

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2: Tuần 10. Mời các em cùng luyện tập các bài tập tự luyện môn Toán lớp 2 này với nhiều dạng bài khác nhau. Để các em có thể học tốt môn Toán hơn và luyện tập đa dạng tất cả các dạng bài tập, mời các em cùng tham khảo thêm các bài tập Toán nâng cao lớp 2.

Đánh giá bài viết
8 17.228
Sắp xếp theo

    Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 2

    Xem thêm