Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 5

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 5 bao gồm chi tiết các bài tập về đọc hiểu và bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn lớp 3 để các em học sinh ôn tập và rèn luyện các kỹ năng tốt hơn.

>> Bài trước: Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 4

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 5 Cánh Diều

I. Đọc và trả lời

Con heo đất

Tôi đang mong bố mua cho tôi một con rô bốt. Nhưng bố lại mang về một con heo đất. Bố chỉ vào cái khe trên lưng nó, bảo:

- Con cho heo ăn nhé! Con lớn rồi, nên học cách tiết kiệm.

Từ đó, mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, tôi lại được gửi heo giữ giúp. Tết đến, có tiền mừng tuổi, tôi cùng dành cho heo luôn. Bố mẹ bảo:

- Chừng nào bụng con heo đầy tiền, con sẽ đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.

Thật ra con heo cũng dễ thương. Mũi nó mát lạnh và nó mỉm cười khi tôi cho tiền vào lưng nó. Nó mỉm cười cả khi tôi chẳng có đồng nào. Tôi thực sự yêu thương nó.

Thấm thoắt một năm đã trôi qua. Một hôm, bố tôi vào phòng, lật con heo, lắc mạnh và bảo:

- Bụng nó đầy ứ rồi. Con đập vỡ nó được rồi đấy!

Tôi sao nỡ làm vậy! Tôi nói với bố:

- Con không cần rô bốt nữa!

Rồi tôi năn nỉ bố mẹ cho giữ lại con heo. Cuối cùng, bố mẹ cũng chiều ý tôi. Thế là con heo đất còn làm bạn với tôi thêm một thời gian nữa.

Theo ÉT-GA KE-RÉT (Hoàng Ngọc Tuấn dịch)

Câu 1: Bạn nhỏ mong bố mẹ mua cho đồ chơi gì?

A. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.

B. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con heo đất

C. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một chú ngựa con

Câu 2. Con heo đất đã đồng hành với bạn nhỏ được bao lâu rồi?

A. Thấm thoắt một năm đã trôi qua

B. Thấm thoắt hai năm đã trôi qua

C.Thấm thoắt ba năm đã trôi qua

Câu 3. Tìm trong truyện trên những từ chỉ các bộ phận của con heo đất

A. Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt

B. lưng, miệng, bụng, chân

C. Mũi, lưng, miệng, bụng

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

1. Chính tả

Nghe - viết đoặn văn sau:

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”.

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”.

Đến đấy, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.

2. Bài tập: Điền vào chỗ trống l hoặc n:

Trên sân, các em nhỏ tung tăng …..ô đùa. Ai cũng vui vẻ, sung sướng. Trên cành cao, chú chim nhỏ cũng nhảy nhót, hót …..íu …..o. Có …..ẽ vì hôm nay là ngày tựu trường, …..ên ai cũng vui tươi, háo hức.

3. Tập làm văn

Đề bài: Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất

Đáp án:

I. Đọc và trả lời

Câu 1:

A. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.

Câu 2.

A. Thấm thoắt một năm đã trôi qua

Câu 3.

A. Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

1. Chính tả

2. Điền như sau:

Trên sân, các em nhỏ tung tăng nô đùa. Ai cũng vui vẻ, sung sướng. Trên cành cao, chú chim nhỏ cũng nhảy nhót, hót líu lo. Có lẽ vì hôm nay là ngày tựu trường, nên ai cũng vui tươi, háo hức.

3. Món quà năm mới mà em yêu thích nhất là chú heo đất đáng yêu được bố mẹ tặng. Con heo đất của em có màu xanh nước biển, bụng nó tròn vo, nó có chiếc mũi hếch lên và miệng nó mỉm cười. Đặc biệt heo đất của em còn có thể phát bài Con heo đất của Xuân Mai cực hay. Khi được bố mẹ cho tiền tiêu vặt hay tiền mua đồ dùng học tập còn thừa, em đều nhét vào lưng heo đất. Nhờ nuôi heo đất mà em đã tiết kiệm được tiền để mua chiếc xe đạp.

>> Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 5 KNTT

Phần 1: Đọc hiểu

Đọc thầm đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Lật từng trang sách mới
Chao ôi là thơm tho
Này đây là nương lúa
Dập dờn những cánh cò.

Bao nhiêu chuyện cổ tích
Cũng có trong sách hay
Cô dạy múa, dạy hát
Làm đồ chơi khéo tay.

(trích Đi học vui sao - Phạm Anh Xuân)

Câu 1: Hãy đánh dấu ✓ vào ô trống đứng trước câu trả lời đúng:

a) Lật từng trang sách mới, bạn nhỏ ngửi thấy mùi hương như thế nào?

☐ thơm lừng

☐ thơm ngát

☐ thơm tho

☐ thơm nồng

b) Trên bức tranh nương lúa, bạn nhỏ nhìn thấy điều gì?

☐ những cánh cò

☐ những chú chim sẻ

☐ những bác nông dân

☐ những tia nắng

c) Bạn nhỏ đọc những câu chuyện cổ tích ở đâu?

☐ tập truyện cô giáo phát

☐ tập truyện ở thư viện

☐ tập truyện mẹ mua cho

☐ quyển sách hay

d) Dòng nào sau đây không nói về việc mà cô giáo làm được?

☐ dạy bạn nhỏ múa

☐ dạy bạn nhỏ làm thơ

☐ dạy bạn nhỏ hát

☐ làm đồ chơi

Câu 2: Em hãy viết 1-2 câu để nói về đặc điểm của cô giáo trong đoạn thơ trên.

M: Cô giáo em rất giỏi làm đồ chơi.

Phần 2: Luyện tập

Câu 1: Hãy liệt kê những từ ngữ chỉ sự vật có ở trường học:

a) Có chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x (3 từ ngữ)

M: sân trường

b) Có chứa tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã (3 từ ngữ)

M: cổng trường

Câu 2: Điền vào bảng (theo mẫu):

Tiết học

Hoạt động nổi bật

Cảm xúc của em

Tiếng Anh

chơi trò chơi nối từ bằng tiếng anh

vui thích, phấn khởi

Câu 3: Dựa vào nội dung đã điền trong bảng ở câu 2, em hãy viết 2-3 câu về tiết học mà mình yêu thích nhất.

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 CTST

I- Bài tập về đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3

Lời khuyên của bố

Con yêu quý của bố

Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học ...

Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.

Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

(Theo A-mi-xi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Người bố khuyên con nghĩ đến tấm gương học tập của những ai?

a- Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc

b- Người thợ, người lính ở chiến trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc

c- Người thợ, người nông dân trên đồng, em nhỏ bị câm hoặc điếc

2. Người bố đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về việc học tập?

a- Sách vở là chiến trường, lớp học là vũ khí, sự ngu dốt là thù địch

b- Sách vở là vũ khí, lớp học là thao trường, sự ngu dốt là thù địch

c- Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch

3. Người bố mong con mình là người “chiến sĩ” có những phẩm chất gì?

a- Can đảm, luôn luôn cố gắng, hăng say và phấn khởi

b- Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát

c- Can đảm, luôn thích đi học, không bao giờ hèn nhát

4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi?

a- Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tinh thần phấn khởi, vui tươi

b- Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động

c- Vì bố muốn con tự giác, hăng say học tập và phấn khởi với nhiều điểm cao

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn lớp 3

1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) l hoặc n

- ...úa...ếp/.............

-.....e.....ói/............

-.....o.....ắng/.............

-......ời....ói/..............

b) en hoặc eng

- giấy kh...../............

- cái x........./.............

- thổi kh........./.............

- đánh k........./..............

2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau:

a)

Con yêu mẹ bằng trường học

Cả ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ.

(Xuân Quỳnh)

b)

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.

(Trần Đăng Khoa)

c)

Công cha cao hơn núi

Nghĩa mẹ dài hơn sông

Suốt đời em ghi nhớ

Khắc sâu tận đáy lòng.

(Lý Hải Như)

3. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau và tìm từ so sánh có thể thay thế cho dấu hai chấm trong dòng thơ cuối (Viết vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời)

Em nhặt ốc, hến

Em đơm cơm nào,

Cơm là cát biển

Đũa: nhánh phi lao.

(Lữ Huy Nguyên)

Dấu hai chấm trong dòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh:

.......................................................................................................................

4. Em hãy ghi lại những dự kiến về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ bàn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở tổ em.

Gợi ý:

a) Mục đích của cuộc họp tổ là gì?

b) Tình hình học tập đầu năm của tổ ra sao (chú ý về tinh thần học tập và kết quả đạt được ở các môn học của các bạn trong tổ). Nêu nguyên nhân và cách khắc phục (nếu có hạn chế, khuyết điểm)

c) Phân công công việc (trách nhiệm) của từng thành viên trong tổ.

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

....................................................................................................................…

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Người bố khuyên con nghĩ đến tấm gương học tập của những người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc.

Chọn đáp án: a

2. Để nói về việc học tập, người bố đã sử dụng những hình ảnh so sánh: Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch.

Chọn đáp án: c

3. Người bố mong con mình là người “chiến sĩ” có phẩm chất: Cam đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát.

Chọn đáp án: b

4. Người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tinh thần phấn khởi, vui tươi.

Chọn đáp án: a

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

a) l hoặc n

- Lúa nếp

- Le lói

- Lo lắng

- Lời nói

b) en hoặc eng

- giấy khen

- cái xẻng

- thổi khèn

- đánh kẻng

2.

a) - Hình ảnh so sánh: con yêu mẹ - trường học

- Từ ngữ chỉ sự vật so sánh: bằng

b) - Hình ảnh so sánh: mẹ - đất nước, tháng ngày của con

- Từ ngữ chỉ sự vật so sánh: là

c) - Hình ảnh so sánh: công cha - núi, nghĩa mẹ - sông

- Từ ngữ chỉ sự vật so sánh: hơn

3.

- Các sự vật được so sánh với nhau: cơm - cát biển, đũa - nhánh phi lao

- Dấu hai chấm trong dòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh: như, là, tựa, giống

4.

a) Mục đích của cuộc họp tổ là gì?

- Chỉnh đốn lại tinh thần học tập trong lớp. Để cả lớp cùng đoàn kết, nâng cao tinh thần học tập và thu được những thành tích nhất định.

b) Tình hình học tập đầu năm của tổ ra sao (chú ý về tinh thần học tập và kết quả đạt được ở các môn học của các bạn trong tổ). Nêu nguyên nhân và cách khắc phục (nếu có hạn chế, khuyết điểm)

- Tinh thần học tập: Chưa thực sự cố gắng, các bạn chưa chăm làm bài tập, trong lớp chưa hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Kết quả: Một số môn học chính kết quả đạt được chưa cao.

- Nguyên nhân: Mọi người chưa đoàn kết, chưa giúp đỡ nhau trong học tập, thường là việc của ai người ấy lo, không quan tâm đến những người xung quanh mình.

- Cách khắc phục:

+ Lập nhóm đôi bạn cùng tiến, cứ hai người lập thành một nhóm cùng giúp đỡ nhau trong học tập.

+ Cả tổ thi đua hoa điểm tốt, ai đạt nhiều điểm tốt sẽ được khen thưởng.

+ Mỗi ngày tới sớm 15 phút để cùng kiểm tra lại bài tập về nhà của nhau.

c) Phân công công việc (trách nhiệm) của từng thành viên trong tổ.

- Bạn Ngọc - tổ phó chịu trách nhiệm phân chia các nhóm “đôi bạn cùng tiến”

- Long - tổ trưởng quan sát chung, đôn đốc các bạn trong học tập.

>> Bài tiếp theo: Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 6

------------------------------------------------

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 5 là một trong số những tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 3 có thể học tập và củng cố kiến thức môn văn, môn tiếng Việt 3 một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Với tài liệu tổng hợp này vừa giúp các thầy cô vừa giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập và củng cố kiến thức nhanh chóng dễ dàng hơn.

Xem chi tiết:

Ngoài Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 5, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi môn Toán lớp 3 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
17 33.621
Sắp xếp theo

    Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt - Kết nối

    Xem thêm