Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai là đề thi học kì I lớp 12 có đáp án dành cho các bạn tham khảo, hệ thống kiến thức môn Ngữ văn. Đề thi có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn ôn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa kì, cuối học kì 1 môn Văn sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Marie Curie, TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm học 2011 - 2012 tỉnh Bắc Giang

Đề kiểm tra học kỳ I lớp 12 năm học 2014-2015 tỉnh Vĩnh Phúc

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: NGỮ VĂN 12

Thời gian: 90 phút

Câu I: Đọc – hiểu văn bản (3 điểm)

Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì? Sáng tạo của Người thể hiện ở đoạn đầu này là điều gì?

Câu II: Tự luận (7 điểm)

Phát biểu cảm nhận của Anh/chị về đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12

Hướng dẫn chung:

  • Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh; tránh đếm ý cho điểm.
  • Do đặc trưng của bộ môn, nên khi chấm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và cho điểm.
  • Trong mỗi câu, mỗi ý, nội dung đáp án chỉ nêu những điểm chính; phần còn lại, GV tự cân nhắc để cho điểm nhưng không làm thay đổi tổng điểm của mỗi ý.
  • Chỉ cho điểm tối đa các ý khi bài viết của HS đạt yêu cầu về nội dung kiến thức, hình thức và kĩ năng.
  • Tinh thần chung: nên mạnh dạn sử dụng hết các mức điểm (từ điểm 0 đến điểm 10) một cách hợp lý. Không yêu cầu quá cao đối với điểm 9, điểm 10.
  • Cần mạnh dạn cho điểm những bài viết sáng tạo, có cảm xúc của HS.
  • HS có nhiều cách diễn đạt riêng nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu cơ bản, giám khảo vẫn cho đủ điểm.
  • Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 làm tròn 0,5; lẻ 0,75 làm tròn 1,0)

Câu I: Đọc – hiểu văn bản (3 điểm)

1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn:

  • Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
  • Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp (0,5)

2. Ý nghĩa của việc trích dẫn:

  • Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc. (0,5)
  • Tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới. (0,5)
  • Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn. (0,5)
  • Sáng tạo: Nâng quyền lợi của con người lên thành quyền lợi của dân tộc. Suy rộng ra... "tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng.....và quyền tự do". (1,0)

Câu II: Tự luận (7 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài NLVH – cảm nhận một tác phẩm thơ. Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Biết vận dụng tốt các thao tác lập luận. Ý sâu sắc, văn phong giàu hình ảnh, cảm xúc.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:

Cảm nhận về đoạn thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng

Mở bài: Vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác:

  • Quang Dũng (1921 – 1988) là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến, và cũng là một nghệ sĩ đa tài. Những bài thơ của ông đều mang một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. (0,5)
  • Tây Tiến được sáng tác tại Phù Lưu Chanh, 1948 được in trong tập thơ "Mây đầu ô". Là bài thơ xuất sắc viết về người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. (0,5)

Thân bài: Cảm nhận về đoạn thơ "Tây Tiến"

  • Về nội dung:
    • Chân dung người lính Tây Tiến được tác giả ghi lại rất cụ thể, chân thật: đó là cái vẻ bề ngoài rất khác thường, kì dị, tiều tụy do điều kiện sống và chiến đấu gian khổ, thiếu thốn... nhưng ẩn chứa từ trong sâu thẳm tâm hồn là ý chí, tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng mãnh, phi thường của người lính. (1,0)
    • Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến: một tình yêu say đắm, nồng nàn khi "đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm". (1,0)
    • Câu thơ tiếp tục ghi nhận cái chết của người lính với đầy vẻ bi thương nhưng cũng rất hào hùng: tinh thần sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn, vì Tổ Quốc, vì nhân dân. (1,0)
    • Đoạn thơ kết thúc bằng khúc ca bi tráng của dòng sông Mã. Dòng sông là chứng nhân của một thời kỳ hào hùng, chứng kiến cái chết của người tráng sĩ, nó gầm lên khúc độc hành bi phẫn, làm rung động cả một chốn núi rừng hoang sơ. (1,0)
  • Về nghệ thuật:
    • Hình ảnh chân thật, sinh động, cụ thể, tương phản, hào hoa, lãng mạn. Ngôn từ có sự chọn lọc, độc đáo, đặc sắc, đầy sáng tạo. (0,5)
    • Âm hưởng, giọng điệu: Bi tráng... Sử dụng phép tu từ: nói giảm. (0,5)

Kết bài:

  • Với bút pháp hiện thực, lãng mạn, Quang Dũng không chỉ đã xây dựng thành công chân dung người lính Tây Tiến mà còn xây dựng thành công một bức tượng đài đẹp đẽ, hấp dẫn, lưu truyền cho nhiều thế hệ mai sau. (0,5)
  • Học sinh nêu bài học bản thân về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (0,5)
Đánh giá bài viết
1 9.597
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 1 lớp 12

    Xem thêm