Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2013 - 2014 huyện Việt Yên, Bắc Giang

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2013 - 2014 huyện Việt Yên, Bắc Giang là đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1 dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo. Đề thi môn Văn có kèm đáp án, giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức, ôn thi học kì 1 môn Văn lớp 9 hiệu quả.

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 huyện Bình Giang, Hải Dương

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý lớp 9 trường THCS Thuận Hưng năm 2015 - 2016

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

VIỆT YÊN

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN THI: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1. (1 điểm)

Giải thích ý nghĩa của thành ngữ sau và cho biết thành ngữ đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào?

Dây cà ra dây muống

Câu 2. (2 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

a. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Của ai?

b. Từ trái tim trong câu thơ cuối đoạn thơ trên được dùng với nghĩa nào? Nêu ý nghĩa của hình ảnh trái tim? (không cần phân tích)

Câu 3. (2 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) dùng câu văn sau làm lời dẫn trực tiếp:

Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, Người muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được và làm được.

(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).

Câu 4. (5 điểm)

Trong đời em, em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Em hãy kể lại lỗi lầm ấy?

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9

I. Hướng dẫn chung

  1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Tùy theo mức độ sai phạm mà trừ điểm từng phần cho hợp lí, tuyệt đối tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo.
  2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Làm tròn điểm số sau khi cộng điểm toàn bài (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0).

II. Đáp án và thang điểm

Câu 1. (1 điểm)

  • Giải thích ý nghĩa: nói dài dòng, rườm rà. (0.5đ)
  • Liên quan tới phương châm cách thức (0.5đ)

Câu 2. (2 điểm)

a. Nêu đúng tên tác giả, tác phẩm. (1đ)
b. Từ trái tim trong câu thơ cuối cùng được hiểu theo nghĩa chuyển (1đ)

  • Chỉ người lính lái xe
  • Chỉ sư nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 3. (2 điểm)

  • Học sinh có thể viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp ... nhưng cần nắm vững kĩ năng viết đoạn văn, biết viết đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Các câu có sự liên kết chặt chẽ, lôgic với ý câu được dẫn. Diễn đạt mạch lạc rõ ràng, văn viết có cảm xúc.
  • Đảm bảo dung lượng từ 6 – 8 câu.

Câu 4. (5 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Biết viết một bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
  • Bố cục rõ ràng, văn phong trong sáng, dùng từ đặt câu chính xác, chữ viết sạch sẽ, đúng chính tả.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có nhiều cách làm bài. Nhưng câu chuyện được kể phải là câu chuyện thật sự gây xúc động, ám ảnh người viết. Người viết phải có cảm xúc chân thực (buồn, đau khổ, hối hận ...). Bài viết có những suy ngẫm về lỗi lầm, về con người, về cuộc đời. Bài viết cần có những ý sau:

  • Hoàn cảnh xảy ra lỗi lầm.
  • Quá trình mắc lỗi.
  • Tâm trạng sau khi mắc lỗi.
  • Suy ngẫm của bản thân.
Đánh giá bài viết
2 3.009
Sắp xếp theo

Đề thi giữa kì 1 lớp 9

Xem thêm