Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Chu Văn An, Phú Yên năm 2013 - 2014

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2013 - 2014 trường THCS và THPT Chu Văn An có hướng dẫn làm bài đi kèm, giúp các bạn học sinh lớp 10 ôn tập kiến thức môn Ngữ văn hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi học kì sắp tới. Mời các bạn tham khảo.


Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 10 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THCS VÀ THPT CHU VĂN AN
KIỂM TRA HỌC KỲ 1
NĂM HỌC: 2013- 2014
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút

Đề chính thức

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Nêu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? (2 điểm)

Câu 2: Phân tích hoạt động giao tiếp (các nhân tố giao tiếp) được biểu hiện trong câu ca dao sau: (2 điểm)

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

Câu 3: Phân tích bài thơ "Đọc Tiểu Thanh kí" của Nguyễn Du (6 điểm)

Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năn lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiêu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hằng ngày.(0,5 điểm)

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có 3 đăc trưng:

  • Tính cụ thể: thể hiện cách thức trình bày ngôn ngữ sinh hoạt cụ thể về hoàn cảnh, về con người, về cách diễn đạt nhằm đạt tới tính sáng rõ, chính xác và cụ thể hóa vấn đề được nói đến. (0,5 điểm).
  • Tính cảm xúc: bộc lộ một cách tự nhiên thái độ, tình cảm của người viết, người nói đối với đối tượng được đề cập đến và đối với người nghe, người đọc trong những tình huống giao tiếp cụ thể. (0,5 điểm)
  • Tính cá thể: thể hiện tính khí, thói quen, nét riêng của mỗi cá nhân trong cách trao đổi, trò chuyện, tâm sự... với người khác.(0,5 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

Nhân vật giao tiếp: (0,5 điểm)

Gồm hai nhân vật

  • Chàng trai: xưng là "anh"
  • Cô gái: được gọi là "nàng"

→ Họ là những người trẻ tuổi, đang độ tuổi thanh xuân (mười tám đôi mươi)

Hoàn cảnh giao tiếp: (0,5 điểm)

Thời gian: Đêm trăng thanh (trong sáng và yên tĩnh). Hoàn cảnh này thích hợp với những câu chuyện tâm tình, những câu chuyện bày tỏ tình yêu

Nội dung giao tiếp: (0,5 điểm)

Nhân vật "anh" dùng cách nói hình tượng, bóng bẩy, nhưng ngụ ý nói đến chuyện kết duyên giữa hai người. Họ là những người trẻ tuổi (tre non), nhưng đã đủ trưởng thành (đủ lá), nên tính đến chuyện kết hôn? (đan sàng).

d) Cách thức giao tiếp: (0,5 điểm)

Cách nói của nhân vật "anh" rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp: vừa tế nhị vừa đủ rõ để nàng hiểu.

Câu 3: (6 điểm)

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể thơ...) (1điểm)

Thân bài: Đi vào phân tích bài thơ (4 điểm)

  • Hai câu đầu: Miêu tả số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh và nỗi lòng xót thương của nhà thơ (1 điểm)
  • Hai câu thực: Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ.Tiếng khóc xót xa cho nàng Tiểu Thanh và cũng là cho cái đẹp bị mệnh yểu. Trong xã hội phong kiến cái tài, cái đẹp bị chà đạp phũ phàng. (1 điểm)
  • Hai câu luận: Nhà thơ cảm nhận được quy luật nghiệt ngã của cuộc đời: Tài mệnh tương đố. (1 điểm)
  • Hai câu cuối: Dùng câu hỏi tu từ? Nỗi boăn khoăn, day dứt và cũng là tiếng nói tự thương đầy đau đớn của Nguyễn Du. (1 điểm)

Kết bài: Thấy được bài thơ là tiếng khóc dài của Nguyễn Du về số phận Tiểu Thanh cũng như những con người tài hoa mệnh bạc trong xã hội. Đó còn là khát vọng tìm kiếm tri âm của nhà thơ. Ngôn ngữ bài thơ cô đọng, đa nghĩa, kết cấu bài thơ chặt chẽ. (1 điểm)

Đánh giá bài viết
1 1.212
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm