Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường TH&THCS Hương Nguyên, Thừa Thiên Huế

Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6

Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường TH&THCS Hương Nguyên, Thừa Thiên Huế có đáp án là tài liệu tham khảo hữu ích giúp quý thầy cô có cơ sở ra đề thi, đề ôn tập môn Vật lý cho học sinh. Các em học sinh có thể tự luyện tập nhằm kiểm tra lại kiến thức đã học, ôn tập học kỳ I lớp 6 môn Vật lý. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2015- 2016 trường PTDT nội trú Ninh Sơn, Ninh Thuận

Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Long Hòa, Bình Dương

PHÒNG GD&ĐT A LƯỚI
TRƯỜNG TH&THCS HƯƠNG NGUYÊN
ĐỀ ĐỀ XUẤT
KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: VẬT LÍ 6
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (2 điểm)

a) Khi dùng thước đo cần biết những yếu tố nào? Nêu rỏ từng yếu tố?

b) Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước sau:

Câu 2: (1,5 điểm)

Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: nhanh dần, chậm dần?

Câu 3: (1 điểm)

Trọng lực là gì? Đơn vị trọng lực?

Câu 4: (2 điểm)

Một vật có khối lượng 100g treo vào một sợi dây cố định.

a) Giải thích vì sao vật đứng yên?

b) Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao?

Câu 5: (2 điểm)

Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

Câu 6: (1,5 điểm)

Tính khối lượng và trọng lượng của một cột đồng có thể tích 80 dm3.

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6

Câu 1 (2 điểm)

a) Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và ĐCNN của thước

  • GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước
  • ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

b) GHĐ của thước là 15cm

ĐCNN của thước là 1cm 0,5 điểm

Câu 2 (1,5 điểm) (Nêu được mỗi trường hợp 01 ví dụ đúng cho 0,5 điểm)

Chẳng hạn như:

  • Khi ta đang đi xe đạp, nếu ta bóp phanh, tức là tác dụng lực cản vào xe đạp, thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần, rồi dừng lại.
  • Khi ta đang đi xe máy, nếu ta từ từ tăng ga, tức là ta đã tác dụng lực kéo vào xe máy, thì xe máy sẽ chuyển động nhanh dần.

Câu 3 (1 điểm)

  • Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật.
  • Đơn vị trọng lực là Niu tơn, kí hiệu là N.

Câu 4 (2 điểm)

a) Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng (trọng lực và lực kéo của dây)

b) Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống.

Câu 5 (2 điểm)

- Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất ấy.

- Công thức tính khối lượng riêng:

Trong đó:

  • D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật, đơn vị đo là kg/m3;
  • m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg;
  • V là thể tích của vật, đơn vị đo là m3.

Câu 6 (1,5 điểm) Tóm tắt:

V = 80 dm3 = 0,08 m3.

Tính m = ?, P = ?

Ta có: m = D.V = 0,08.8900 = 712 kg.

mà: P = 10.m = 10. 712 = 7120 N.

Vậy dầm sắt có khối lượng 712 kg và trọng lượng là 7120 N.

Đánh giá bài viết
8 4.567
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 6

    Xem thêm