Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lí lớp 6 - Đề luyện tập số 1

Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý lớp 6

Bài kiểm tra học kỳ II môn Vật lý lớp 6 bao gồm 2 phần: Trắc nghiệm và Tự luận với các kiến thức theo sát chương trình Vật lý lớp 6. Sau khi, các em hoàn thành các câu hỏi và bài tập, các em có thể tham khảo phần đáp án để đối chiếu với bài làm của mình, củng cố và rèn luyện các kỹ năng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài kiểm tra dưới đây.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 6

300 câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 6

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 6 trường THCS Xuân Hưng, Thọ Xuân năm 2015 - 2016

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 6
THỜI GIAN: 60 PHÚT

I. TRẮC NGHIỆM:

1. Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi:

A. Khoảng cách OO1= OO2.
B. Khoảng cách OO1 < OO2.
C. Khoảng cách OO1 > OO2.
D. Cả ba câu trên đều sai.

2. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng?

A. Đồng, thủy ngân, không khí.
B. Thủy ngân, đồng, không khí.
C. Không khí, thủy ngân, đồng.
D. Không khí, đồng, thủy ngân.

3. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A. Nhiệt kế dầu. B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Cả ba loại nhiệt kế trên.

4. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Để một cục nước đá ra ngoài nắng. B. Đốt một ngọn nến.
C. Đúc một bức tượng. D. Đốt một ngọn đèn dầu.

5. Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì:

A. Sơn trên bảng hút nước. B. Nước trên bảng chảy xuống đất.
C. Nước trên bảng bay hơi vào không khí. D. Gỗ làm bảng hút nước.

6. Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Sự tạo thành mưa. B. Sự tạo thành mây.
C. Sự tạo thành hơi nước. D. Sự tạo thành sương mù.

7. Khi đun nước, nếu nước đã sôi mà vẫn tiếp tục đun thì:

A. Nhiệt độ của nước tiếp tục tăng mãi.
B. Nhiệt độ của nước chỉ tăng thêm trong một thời gian ngắn rồi ngừng lại.
C. Nhiệt độ của nước không tăng.
D. Cả 3 câu trên đều không đúng.

8. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là:

A. 100°C B. 42°C
C. 37°C D. 20°C

9. Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày và mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao?

A. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn nên dãn nở nhanh.
B. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều.
C. Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn.
D. Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc.

10. Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là:

A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
B. Các chất lỏng khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
C. Các chất khí khác nhau nở, vì nhiệt khác nhau.
D. Các chất khí khác nhau nở, vì nhiệt giống nhau.

11. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để:

A. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây.
B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.
C. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.
D. Đỡ tốn diện tích đất trồng.

12. Câu nào sau đây mô tả đúng nhất cấu tạo của băng kép?

A. Băng kép được cấu tạo bằng hai thanh kim loại có bản chất khác nhau.
B. Băng kép được cấu tạo bằng một thanh thép và một thanh đồng.
C. Băng kép được cấu tạo bằng một thanh nhôm và một thanh đồng.
D. Băng kép được cấu tạo bằng một thanh thép và một thanh nhôm.

13. Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng phụ thuộc vào:

A. Nhiệt độ. B. Gió.
C. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng. D. Cả 3 phương án trên.

14. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải của sự sôi?

A. Xảy ra với mọi chất lỏng.
B. Xảy ra cả trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng.
C. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

15. Trong thực tế khi lắp đặt đường ray xe lửa ở chỗ nối các thanh ray người ta thường để một khe hở nhỏ để:

A. Dễ uốn cong đường ray.
B. Tiết kiệm thanh ray.
C. Dễ tháo lắp thanh ray khi sửa chữa hoặc thay thế.
D. Tránh hiện tượng các thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng.

16. Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì:

A. Khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn.
B. Khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
C. Khối lượng của không khí nóng lớn hơn.
D. Khối lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.

17. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng là:

A. Nhiệt độ nước đá đang tan là 00C.
B. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000C.
C. Nhiệt độ trong phòng thường lấy là 600C.
D. Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 370C.

18. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên hiện tượng:

A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
B. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
C. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.
D. Dãn nở vì nhiệt của các chất.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Khi các chất dãn nở vì nhiệt mà gặp vật cản sẽ gây ra hiện tượng gì? Hãy nêu ví dụ về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.

Câu 2: Nêu cấu tạo và ứng dụng của băng kép.

Câu 3: Nhiệt kế dùng để làm gì? Có mấy loại nhiệt kế? Nhiệt kế y tế có công dụng gì? Nhiệt độ người bình thường là bao nhiêu?

Câu 4: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của một chất như thế nào với nhau? Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến, của nước đá, của chì là bao nhiêu 0C?

Câu 5: Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc? Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng?

Câu 6: Thế nào là sự bay hơi? Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ nào của chất lỏng? Thế nào là sự ngưng tụ? Cho ví dụ.

Câu 7: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi bình thuỷ, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra?

Câu 8: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?

Câu 9: Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 MÔN VẬY LÝ LỚP 6

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

B

C

C

D

C

C

C

B

D

C

C

A

D

D

D

A

C

A


II. TỰ LUẬN

Câu 1: Khi các chất dãn nở vì nhiệt mà gặp vật cản sẽ gây ra hiện tượng gì? Hãy nêu ví dụ về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.

Trả lời:

- Sự co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản sẽ gây ra lực rất lớn.

- Ví dụ:

  • Chất rắn: Đường ray xe lửa khi bị đám cháy lớn sẽ nở dài ra làm cong các thanh thép của đường ray.
  • Chất lỏng: Nước đổ đầy ấm, khi đun nóng nước sẽ nở ra làm bật nắp ấm và tràn ra ngoài.
  • Chất khí: Không khí trong quả bom, nếu bị đốt nóng sẽ dãn nở rất mạnh và làm nổ bom.

Câu 2: Nêu cấu tạo và ứng dụng của băng kép.

Trả lời:

  • Băng kép gồm hai thanh kim loại khác nhau ghép lại và được tán chặt lại.
  • Khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh băng kép đều cong lại.
  • Ứng dụng: đóng – ngắt tự động mạch điện (rơle điện trong bàn ủi...).

Câu 3: Nhiệt kế dùng để làm gì? Có mấy loại nhiệt kế? Nhiệt kế y tế có công dụng gì? Nhiệt độ người bình thường là bao nhiêu?

Trả lời:

  • Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
  • Các loại nhiệt kế thường gặp: Nhiệt kế rượu, Nhiệt kế thuỷ ngân, Nhiệt kế dầu, Nhiệt kế y tế. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ người và động vật. Nhiệt độ người bình thường (vạch ghi màu đỏ) là 370C.

Câu 4: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của một chất như thế nào với nhau? Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến, của nước đá, của chì là bao nhiêu 0C?

Trả lời:

  • Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của một chất là bằng nhau.
  • Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
  • Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 800C, của nước đá là 00C, của chì là 3270C.

Câu 5: Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc? Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng?

Trả lời:

  • Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
  • Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
  • Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng rồi từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 6: Thế nào là sự bay hơi? Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ nào của chất lỏng? Thế nào là sự ngưng tụ? Cho ví dụ.

Trả lời:

  • Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí).
  • Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. Ví dụ: Phơi quần áo thì hơi nước bay lên nên quần áo khô.
  • Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. Ví dụ: Hơi nước xung quanh cốc nước đá ngưng tụ thành những giọt nước đọng bên ngoài cốc, mù sương.

Câu 7: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi bình thuỷ, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra?

Trả lời: Vì khi ta rót nước thì không khí bên ngoài lọt vào bình thuỷ gặp nóng nở ra nên đẩy nút bật lên, nếu ta để cho không khí nóng thoát bớt ra ngoài rồi đậy nút lại thì nút không bị bật ra.

Câu 8: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?

Trả lời: Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những giọt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.

Câu 9: Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn?

Trả lời: Nếu đậy nút kín thì hơi nước bay lên sẽ ngưng tụ lại trên thành chai và chảy xuống trở lại, còn nếu không đậy nút thì hơi nước sẽ bay ra ngoài nên cạn dần.

Đánh giá bài viết
24 3.874
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 6

    Xem thêm