Đề ôn tập ở nhà lớp 5 số 16 - Nghỉ dịch Corona (Có đáp án) (Ngày 27/3)

Đề ôn tập ở nhà lớp 5 số 16 - Nghỉ dịch Corona (Có đáp án) (Ngày 27/3) bao gồm môn Toán, Tiếng việt lớp 5 chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố lại các kiến thức đã học trong thời gian nghỉ dịch bệnh. Mời các em học sinh tham khảo.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề ôn tập lớp 5 môn Toán

Bài 1. Đặt tính rồi tính:

a. 658,3 + 96,28

b. 93,813 – 46,47

c. 37,14 × 82

d. 308 : 5,5

Bài 2. Viết các tỉ số phần trăm sau thành phân số tối giản:

a. 4%

b. 64%

Bài 3. Tìm x:

a. 4,75 + x = 2,4 x 5,6

b. x : 6,4 = 34,7 – 23,85.

Bài 4.

a. Tính tỉ số phần trăm của hai số 25 và 80.

b. Tìm 60% của 30.

c. Tìm một số biết 85% của nó là 1445.

Bài 5. Một người bỏ ra 650 000 đồng (tiền vốn) để mua bánh kẹo. Sau khi bán hết số bánh kẹo này thì thu được 728 000 đồng. Hỏi:

a) Số tiền bán hàng bằng bao nhiêu phần trăm số tiền vốn?

b) Người đó được lãi bao nhiêu phần trăm?

Bài 6. Lãi suất tiết kiệm là 0,58% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 6 000 000 đồng. Hỏi sau một tháng cả số tiền gửi và tiền lãi là bao nhiêu?

Bài 7. Một cửa hàng đã bán được 240kg gạo và số gạo đó bằng 12,5% tổng số gạo trước khi bán. Hỏi trước khi bán cửa hàng có mấy tấn gạo?

Đáp án Đề ôn tập môn Toán lớp 5

Bài 1. HS tự đặt tính:

Kết quả: a. 754,58

b. 47,343

c. 3045,48

d. 56

Bài 2. Viết các tỉ số phần trăm sau thành phân số tối giản:

a. 4% = \frac{4}{100}=\frac{1}{25}

b. 64% = \frac{64}{100}=\frac{16}{25}

Bài 3. Tìm x:

a) 4,75 + x = 2,4 x 5,6

4,75 + x = 13,44

x = 13,44 - 4,75

x = 8,69

b) x : 6,4 = 34,7 – 23,85

x : 6,4 = 10,85

x = 10,85 x 6,4

x = 69,44

Bài 4.

a. Tỉ số phần trăm của hai số 25 và 80 là:

25 : 80 = 0,3125 = 31,25%

b. 60% của 30 là:

30 : 100 x 60 = 18 (hay 30 x 60 : 100 = 18)

c. Số đó là:

1445 x 100 : 85 = 1700 (hay 1445 : 85 x 100 = 1700)

Đáp số: a. 31,25%;

b. 18;

c. 1700

Bài 5. Bài giải

a. Tỉ số phần trăm của tiền bán hàng và tiền vốn là:

728 000 : 650 000 = 1,12

1,12 = 112%.

a. Coi số tiền vốn là 100% thì người đó được lãi là:

112% – 100% = 12%

Đáp số: a) 112% b) 12%

Bài 6. Bài giải :

Số tiền lãi sau một tháng là :

6 000 000 : 100 x 0,58 = 34 800 (đồng)

Cả số tiền gửi và tiền lãi sau một tháng là:

6 000 000 + 34 800 = 6 034 800 (đồng)

Đáp số: 6 034 800 đổng.

Bài 7. Bài giải

Trước khi bán gạo, cửa hàng có khối lượng gạo là:

240 : 12,5 x 100 = 1920 (kg)

1920 kg = 1,92 tấn

Đáp số: 1,92 tấn

Đề ôn tập lớp 5 môn Tiếng Việt

I – CHÍNH TẢ:

1. Điền vào chỗ trống:

a) r, d hoặc gi: …ành quà cho bé, ….ành chiến thắng, đọc …ành mạch.

b) iêm hoặc im: lúa ch…., tổ ch……, t…… thuốc, quả t……

c) iêp hoặc ip: rau d...., buồn ngủ d….. mắt, chất d….. lục, d…… may

2. Chọn từ chỉ màu trắng (phau phau, trắng hồng, trắng bệch, trắng xóa) thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu thơ sau:

Tuyết rơi …………………….một màu

Vườn chim chiều xế ………………….cánh cò.

Da ………………….- người ốm o

Bé khỏe đôi má non tơ ………………………..

II – LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

1. Xếp 15 từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa và ghi vào từng cột trong bảng:

anh dũng, nhân từ, trung thực, nhân hậu, dũng cảm, nhân ái, thành thật, gan dạ, chân thật, nhân đức, thật thà, can đảm, phúc hậu, thẳng thắn, gan góc.

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

(1)

(1)

(1)

(2)

(2)

(2)

(3)

(3)

(3)

(4)

(4)

(4)

(5)

(5)

(5)

2. Xếp những từ sau vào ô thích hợp trong bảng:

nhỏ bé, nhỏ, bé, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhen, đẹp, tươi, tươi đẹp, đẹp đẽ, đẹp xinh, đèm đẹp, vui, mừng, vui chơi, vui thích, vui vẻ.

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

…………………………

………………………….

………………………….

………………………………..

………………………………..

………………………………..

………………………………

………………………………

……………………………….

3. Phân loại các kiểu câu kể trong đoạn sau và ghi số thứ tự câu phù hợp vào chỗ trống:

(1) Lê Duy là em trai của em. (2) Cu cậu vừa tròn một tuổi tuần trước. (3) Đúng hôm sinh nhật, Duy đứng dậy bước đi chập chững trong sự ngỡ ngàng của mọi người. (4) Cả nhà vỗ tay sung sướng. (5)Mặt cu cậu lúc ấy trông rất buồn cười. (6) Duy đúng là “cục cưng” của cả nhà.

+ Kiểu câu “ Ai làm gì?” là: câu……………………………………………………………

+ Kiểu câu “Ai thế nào?” là: câu…………………………………………………………..

+ Kiểu câu “Ai là gì?” là: câu…………………………………………………………….

III – TẬP LÀM VĂN:

Đề: Trong những ngày nghỉ tránh dịch bệnh, em không được đến trường để gặp thầy cô, bạn bè khiến em rất nhớ mọi người, nhất là người bạn thân nhất của em. Hãy viết bài văn tả lại người bạn thân đó.

Đáp án Đề ôn tập môn Tiếng việt lớp 5

I – CHÍNH TẢ:

1. Điền vào chỗ trống:

a) r, d hoặc gi: dành quà cho bé, giành chiến thắng, đọc rành mạch.

b) iêm hoặc im: lúa chiêm, tổ chim, tiêm thuốc, quả tim

c) iêp hoặc ip: rau diếp, buồn ngủ díp mắt, chất diệp lục, dịp may

2. Chọn từ chỉ màu trắng (phau phau, trắng hồng, trắng bệch, trắng xóa) thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu thơ sau:

Tuyết rơi trắng xóa một màu

Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò.

Da trắng bệch - người ốm o

Bé khỏe đôi má non tơ trắng hồng.

II – LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

1. Xếp 15 từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa và ghi vào từng cột trong bảng:

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

(1) anh dũng

(1) nhân từ

(1) trung thực

(2) dũng cảm

(2) nhân hậu

(2) thành thật

(3) gan dạ

(3) nhân ái

(3) chân thật

(4) can đảm

(4) nhân đức

(4) thật thà

(5) gan góc

(5) phúc hậu

(5) thẳng thắn

2. Xếp những từ sau vào ô thích hợp trong bảng:

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

Nhỏ, bé, đẹp, tươi, vui, mừng.

Nhỏ bé, nhỏ nhẹ, tươi đẹp, đẹp xinh, vui chơi, vui thích.

Nhỏ nhắn, nhỏ nhen, đẹp đẽ, đèm đẹp, vui vẻ.

3. Phân loại các kiểu câu kể trong đoạn sau và ghi số thứ tự câu phù hợp vào chỗ trống:

+ Kiểu câu “Ai làm gì?” là: câu 3, 4

+ Kiểu câu “Ai thế nào?” là: câu 2, 5

+ Kiểu câu “Ai là gì?” là: câu 1,6

III. Gợi ý Tập làm văn:

I. Mở bài: Giới thiệu người bạn mà em nhớ nhất sau nhiều ngày không gặp bạn trên lớp. (Nêu hoàn cảnh nghĩ về bạn, bạn ấy là ai, có quan hệ với em như thế nào,..)

II. Thân bài:

+ Tả ngoại hình: Có thể tìm ý dựa vào các câu hỏi gợi ý sau:

Những nét ngoại hình nào của bạn khiến em ấn tượng hay nhớ nhất? (mái tóc, ánh mắt, nụ cười, làn da, đôi bàn tay, trang phục,…) Hãy tả lại làm sao để những ai chưa gặp bạn ấy cũng có thể hình dung được.

+ Tả tính cách, hoạt động:

- Với em người bạn thân ấy là một người bạn có tính cách như thế nào? (Em ấn tượng điều gì trong tính cách của bạn?) Dựa vào nét ngoại hình hay hành động nào của bạn mà em nghĩ bạn có tính cách đó?

- Xa bạn mấy tuần, em nhớ nhất là thói quen hay việc làm, hành động nào thường ngày của bạn?

- Người bạn của em có sở thích hay năng khiếu đặc biệt nào không? Em và bạn có kỉ niệm nào đáng nhớ không?

III. Kết bài: Nêu tình cảm của em dành cho bạn và thể hiện mong muốn được sớm gặp lại bạn cũng như mọi người trên trường.

Lưu ý sử dụng chọn lọc ngôn từ văn chương phù hợp các em nhé. Thật tốt nếu em có sử dụng thêm các biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh) và sử dụng phong phú, linh hoạt các kiểu câu (câu kể, câu cảm, câu hỏi tu từ,…)

Đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 5

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 5

Đề ôn tập ở nhà lớp 5 số 16 - Nghỉ dịch Corona giúp các em học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức trong thời gian nghỉ ở nhà dịch bệnh do virus Corona, tránh mất kiến thức khi học lại. Các dạng bài tập, phiếu bài tập, đề ôn tập thường xuyên được cập nhật mới nhất theo các môn trên VnDoc.com

Đánh giá bài viết
73 12.824
Sắp xếp theo

    Đề kiểm tra cuối tuần Toán 5

    Xem thêm