Đề ôn tập ở nhà lớp 6 môn Ngữ văn có đáp án - Nghỉ dịch Corona (30/3 - 04/4)

Đề ôn tập ở nhà lớp 6 môn Ngữ văn có đáp án - Nghỉ dịch Corona (30/3 - 04/3) hệ thống lại các kiến thức môn Văn lớp 6 cho các em học sinh tham khảo, các thầy cô hướng dẫn các em ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ dịch bệnh Covid 19.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề ôn tập ở nhà Ngữ văn lớp 6

BÀI TẬP NGỮ VĂN - LỚP 6

Thời gian làm bài: Từ ngày (30/03/2020 – 04/04/2020)

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó- mũi Cà Mau.

Lạ thay tình đất với quê hương,

Chưa thấy, chưa thăm mà đã nhớ.

Ai hay mỏm đất mấy năm trường

Đêm ngủ hồn tôi bay tới đó.

(Mũi Cà Mau- Xuân Diệu)

a. Đoạn thơ trên nhắc đến tỉnh nào của đất nước ta? Nêu tên văn bản đã học cũng nhắc đến tỉnh này?

b. Trong văn bản mà em vừa tìm ở phần (a), người ta đặt tên đất, tên sông (Chà Là, Bọ Mắt, Năm Căn …) dựa vào đâu? Nêu ấn tượng của em về thiên nhiên, con người nơi đây ?

c. Tìm một phó từ trong đoạn thơ trên? Đặt câu có phó từ mà em vừa tìm? Cho biết ý nghĩa của phó từ đó?

Câu 2:

a. Viết đoạn văn khoảng 3-5 câu về cảnh sông nước ở vùng Cà Mau trong đó có sử dụng ít nhất một phép so sánh.

b. Chỉ ra tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong đoạn văn ở câu (a) và nêu tác dụng của phép so sánh đó.

Câu 3: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Ngẫm lại ngày xưa thuở thiếu thời

Dế Mèn – tên gọi ấy là tôi

Kiêu căng, hống hách không thương bạn

Tự mãn nghênh ngang chẳng ngán đời

Cậy sức thế nên ham chọc phá

Ỷ tài thành thử thích ham chơi

Bao lần gây chuyện rồi ân hận

Bài học đầu tiên vẫn nhớ lời

(Dế Mèn tâm sự - Dương Hoàng)

a. Nêu tên nhân vật chính được nhắc tới trong bài thơ. Bài thơ gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học?

b. Nêu nhận xét về hình dáng, hành động, tính cách của nhân vật mà em vừa tìm trong câu (a).

c. Tìm một phó từ trong đoạn thơ trên. Đặt câu có phó từ mà em vừa tìm. Cho biết ý nghĩa của phó từ đó.

Câu 4:

a. Viết đoạn văn khoảng 3-5 câu về bài học đầu tiên mà Dế Mèn nhận được trong đó có sử dụng phép so sánh.

b. Chỉ ra tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong đoạn văn ở câu (a) và nêu tác dụng của phép so sánh đó.

Câu 5: So sánh ở đây thực hiện nhờ những từ so sánh nào?

a. Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

b.

Cờ như mắt mở thức thâu canh

Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh.

c.

Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt

d. Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.

Câu 6: Xác định các phó từ trong đoạn trích sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua”.

Đáp án Đề ôn tập ở nhà Ngữ văn lớp 6

Câu 1:

a. Đoạn thơ nhắc tới tỉnh Cà Mau.

Văn bản có nhắc đến tỉnh Cà Mau là: “Sông nước Cà Mau”.

b. Người ta đặt tên đất, tên sông dựa vào đặc điểm riêng, mang tính gần gũi, giản dị.

Ấn tượng về thiên nhiên: vùng sông nước rộng lớn, hoang dã,…

Ấn tượng về con người: cởi mở, chất phác, văn hóa độc đáo,…

c.

- Phó từ : chưa/đã

- Đặt câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả, câu có nội dung phù hợp.

- Học sinh đặt câu có phó từ vừa tìm được và gạch chân phó từ.

Câu 2:

Học sinh nêu được các đặc điểm liên quan đến cảnh sông nước vùng Cà Mau:

- Là vùng sông nước với nhiều sông ngòi, kênh rạch.

- Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống,…

- Đoạn văn có phép so sánh.

Diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả, lỗi dùng từ, đúng số câu theo yêu cầu đề.

Chỉ ra tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh.

Câu 3:

a. Nhân vật: Dế Mèn

Văn bản: “Bài học đường đời dầu tiên”, tác giả Tô Hoài.

b. Học sinh nêu được nhận xét:

- Hình dáng: khỏe mạnh, cường tráng,…

- Hành động: kiểu cách, ngang ngược, xem thường người khác,…

- Tính cách: kiêu căng, xốc nổi,…

c.

- Phó từ: không/chẳng/ vẫn

- Đặt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, câu có nội dung phù hợp và phó từ vừa tìm, gạch dưới phó từ.

- Nêu được ý nghĩa của phó từ.

Câu 4: Học sinh nêu được những nội dung sau:

- Dế Mèn hối hận vì gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.

- Bài học: không kiêu ngạo, phải suy nghĩ kĩ trước khi làm,…

- Đoạn văn có phép so sánh.

Diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả, lỗi dùng từ, đúng số câu.

Chỉ ra tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh.

Câu 5:

a. Sử dụng từ so sánh “hơn”.

b. Sử dụng từ so sánh “ như”.

c. Sử dụng từ so sánh “như”.

c. Sử dụng từ so sánh “như” và “hơn”.

Câu 6:

Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian.

Phó từ “vào” bổ sung ý nghĩa về kết quả và hướng.

Phó từ “lắm” bổ sung ý nghĩa về mức độ.

Bài tập ôn ở nhà lớp 6 trong thời gian nghỉ Corona

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
44 9.727
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm