Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 9 tuần 3 tháng 4 - Nghỉ dịch nCoV

Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 9 tuần 3 tháng 4

Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 9 tuần 3 tháng 4 - Nghỉ dịch nCoV được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu dành cho các bạn học sinh ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid - 19. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ nắm chắc kiến thức, theo kịp được chương trình THCS. Mời các bạn tham khảo

TRƯỜNG THCS TT MADAGUOI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP (ĐỢT 2) TRONG KÌ NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID- 19

Môn: Ngữ Văn

Khối 9 Thời gian hoàn thành: 15/4/2020

Câu 1: Trình bày đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.

Gợi ý:

+ Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

+ Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ với, đối với,....

(Trích Định nghĩa Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 8)

Công dụng của khởi ngữ trong câu

Khởi ngữ có ý nghĩa quan trọng giúp câu nổi bật được ý muốn thể hiện tới người nghe và liên quan mật thiết với thành phần chính.

Nếu bạn thấy một bộ phần của câu mà được đặt lên đầu khác với so trật tự thông thường thì nó có thể là khởi ngữ. Với ý muốn nhấn mạnh bộ phận được đưa lên trước đó.

Ví dụ: Về việc trồng hoa trong chậu thì cần phải lưu ý tới chất lượng đất, kích cỡ chậu và cách chăm sóc loại cây đó.

Khởi nghĩa trong cây này chính là “về việc:, nó đứng đầu câu và đảm nhiệm giúp nổi bật ý chính được nêu trong câu.

Trường hợp khác, khởi ngữ còn đóng vai trò nêu chủ đề của sự việc, hiện tượng, bắt đầu một câu chuyện một cách hấp dẫn. Như vậy, khỏi ngữ mang nhiều ý nghĩa nên bạn cần hiểu rõ để vận dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể. Tiếng Việt quan trọng tới yếu tố câu trôi chảy, sắp xếp từ ngữ đúng vị trí. Mỗi một từ trong câu đảm nhiệm chức năng riêng và giữa chúng có liên kết chặt chẽ với nhau.

Tham khảo thêm: Khởi ngữ là gì, tác dụng và nêu ví dụ dễ hiểu

Câu 2: Cho biết mỗi từ ngữ in đậm sau đây là thành phần gì của câu: “- Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phụ hồ cho nó.”

Gợi ý: Xây cái lăng ấy - Thành phần Khởi ngữ

Phần Tập làm văn

Các em ôn lại lý thuyết TLV 2 bài Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. Cách làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống

Gợi ý:

Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa (trang 20) để trả lời các câu hỏi.

a. Trong văn bản trên tác giả bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?

- Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng coi thường giờ giấc. Biểu hiện của nó là:

+ Trễ giờ ở các cuộc họp, các cuộc hội thảo.

+ Quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của kẻ khác (đối lập: đi họp thì chậm, nhưng khi ra sân bay, lên tàu hoả, xem hát,... lại rất đúng giờ).

- Tác giả đã quan tâm tới bệnh lề mề ở rất nhiều góc độ khác nhau. Tác giả nêu sự kiện và có phát biểu suy nghĩ về sự việc đó.

b. Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?

Nguyên nhân chính gây nên bệnh lề mề là:

- Do thói quen lề mề trong các cơ quan, đoàn thể.

- Do ý thức thiếu tôn trọng người khác.

- Chỉ quý thời gian của mình, không biết quý trọng thời gian của người khác.

- Vô trách nhiệm đối với công việc chung.

c. Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?

Tác hại của bệnh lề mề:

- Thành thói quen, khó thay đổi.

- Không biết tự trọng, ích kỷ.

- Gây hại cho tập thể (đi họp chậm dẫn đến thiếu thời gian nên vấn đề đưa ra bàn bạc sẽ không được thấu đáo).

- Tạo ra tập quán xấu là giấy mời phải ghi sớm hơn thời gian khai mạc cuộc họp, hội thảo.

d. Bố cục của bài viết có mạch lạc, chặt chẽ không? Vì sao?

- Sự phân tích của tác giả về các tác hại của bệnh lề mề rất ngắn gọn, mạch lạc, chặt chẽ và có sức thuyết phục cao.

- Nêu khái quát: Bệnh lề mề do thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.

- Suy ra kết luận: Họ không có trách nhiệm với việc chung.

- Triển khai cụ thể hơn: Họ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác.

Đề 1: Trình bày suy nghĩ về mức độ nguy hiểm của đại dịch toàn cầu Covid-19, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng.

Gợi ý:

A. Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến

1. Vẻ đẹp của tinh thần nỗ lực, vượt lên những khó khăn gian khổ

Chặng đường hành quân gian khổ:

+ Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi sự hẻo lánh, xa xôi; các từ láy giàu tính tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, điệp từ “dốc” gợi địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh.

+ Nhịp thơ bẻ đôi “Ngàn thước ... xuống” gợi tả sự nguy hiểm tột cùng.

+ Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự hoang sơ, man dại; thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” những người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc.

+ Sử dụng phần lớn các thanh trắc nhấn mạnh sự trắc trở, ghập ghềnh của địa hình.

+ Hình ảnh “súng ngửi trời” thể hiện tầm cao của núi non mà người lính phải vượt qua nhưng cũng có cái hóm hỉnh của người lính trong hoàn cảnh gian khổ.

+ Khung cảnh thiên nhiên cũng có lúc êm dịu, đậm hương vị cuộc sống: “nhà ai Pha Luông ...”, “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em ...”, thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, yên bình. Là tiếng thở phào nhẹ nhõm sau chặng đường dài hành quân.

Tham khảo thêm: 9 Đề văn liên hệ với tình hình dịch bệnh Covid - 19

Thông báo: Để việc học tập của các em học sinh lớp 9 không bị gián đoạn do dịch Covid-19 và đáp ứng nhu cầu học online của các em trong thời gian này, VnDoc mời bạn đọc truy cập vào những đường link dưới đây để học online lớp 9, tải và làm bài tập ở nhà các môn lớp 9 khác:

Học trực tuyến lớp 9

Phiếu bài tập ở nhà lớp 9 được cập nhật từng ngày

Nhóm Facebook tài liệu học tập lớp 9

Lịch học trực tuyến lớp 9 trên các đài truyền hình

Trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch viêm phổi cấp gây nên, các bạn học sinh cũng cần ôn tập để không xao nhãng việc học. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 tự ôn luyện tại nhà để ghi nhớ kiến thức, VnDoc giới thiệu Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 9 tuần 3 tháng 4 - Nghỉ dịch nCoV. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn học tốt môn Văn lớp 9 đồng thời chuẩn bị bài tốt hơn để chuẩn bị cho những bài học sắp tới.

.........................................

Ngoài Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 9 tuần 3 tháng 4 - Nghỉ dịch nCoV. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2019 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 230
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm